SERIES TỰ HỌC CHỈNH NHA: MÔ HỌC DI CHUYỂN RĂNG

1. Mô học của di chuyển răng

Một điều quan trọng là bạn phải hiểu được răng đáp ứng như thế nào với lực mô học di chuyển răng. Để di chuyển hiệu quả nhất, một lực phải đáp ứng sinh học tốt cho từng bệnh nhân. Vì có nhiều hệ thống mạch máu ở vùng dây chằng quanh răng hơn, trẻ em thường chịu được lực lớn hơn người lớn. Răng di chuyển do tế bào đáp ứng với lực.

1.1.Mô học di chuyển răng: Đáp ứng sinh học mô nha chu:

Khi một lực tác động lên răng, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, đáp ứng sinh học của mô nha chu là như nhau. Khi thời gian tác động dưới 1 giây, lực được truyền toàn bộ qua xương ổ gây nên hiện tượng uốn cong xương ổ tùy theo cường độ lực, do gel lưỡng pha trong dây chằng không kịp chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Lúc này, dây chằng nha chu không đóng vai trò quan trọng và răng cùng với xương ổ xem như một cấu trúc. Khi thời gian tác động kéo dài đến 2 giây, gel lưỡng pha bắt đầu hóa lỏng và răng có thể di chuyển trong khoảng dây chằng nha chu. Nếu lực tác động kéo dài thêm thì đáp ứng sinh học sẽ khác nhau tùy theo cường độ lực nhẹ hay mạnh.

a. Đáp ứng sinh học với lực nhẹ

Khi lực nhẹ (< 50g) kéo dài quá 2 giây, mạch máu vùng đặt lực bị ép, nhưng không bị tắc và máu vẫn còn lưu thông qua mạch máu bị ép này. Phía bên đối diện vùng bị ép mạch máu sẽ giãn ra.

SERIES TỰ HỌC CHỈNH NHA: MÔ HỌC DI CHUYỂN RĂNG

Lực kéo dài sẽ làm giảm lưu lượng máu và nồng độ oxy cũng giảm thiểu dẫn đến phóng thích các chất trung gian hóa học như prostaglandin, interleukin-1, đồng thời các tế bào cũng bị biến dạng. Chuyển hóa chất bên trong các tế bào thay đổi dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học phóng thích ra như prostaglandin, interleukin-1 và tình trạng thiếu oxy. Ngoài ra còn có tác động của NO (oxid nitric) và nhiều chất điều hòa hoạt động tế bào khác. Khi lực kéo dài liên tục trên 4 giờ, AMP vòng bên trong tế bào bắt đầu gia tăng, chứng tỏ sự thay đổi hoạt động tế bào.

Tại vùng chịu lực ép, các hủy cốt bào bắt đầu hủy xương vào ngày thứ 2 (48 giờ) đồng thời với hoạt động của tạo cốt bào phía chịu lực căng. Huỷ xương trong trường hợp này là hủy xương trực tiếp và gọi là tiêu xương bề mặt (frontal resorption). Di chuyển răng sẽ bắt đầu khi có hiện tượng hủy xương. Tạo cốt bào đáp ứng hoạt động tạo xương có nguồn gốc tại chỗ, trong khi đó các hủy cốt bào lại có hai nguồn gốc khác nhau, trong đó một số ít là tại chỗ và phần lớn là từ nơi khác theo dòng máu đến vùng hoạt động này.

b. Đáp ứng sinh học với lực mạnh

Khi lực tác động lên răng là lực mạnh, mạch máu trong màng nha chu sẽ bị tắc hoàn toàn. Máu không đến được vùng chịu lực ép dẫn đến hoại tử vô mạch vùng này và còn gọi là vùng hóa kính. Do không có mạch máu đến vùng hóa kính này, hủy cốt bào không thể đến và như vậy xương ổ răng không thể bị tiêu từ phía màng nha chu như trong trường lợp lực nhẹ

đáp ứng sinh học  mạnh

Khi xảy ra hoại tử, tái cấu trúc xương vùng tiếp xúc với mô thoái hóa kính này chỉ có thể thực hiện nhờ các tế bào từ các vùng lành mạnh, chưa bị phá hủy. 3 – 5 ngày sau, các tế bào trong vùng xương tủy lân cận mới biệt hóa dẫn đến tình trạng tiêu xương bắt đầu từ phía xương tủy tiến về phiến cứng vùng hóa kính. Tiêu xương theo hình thái này được gọi là tiêu xương ngầm (undermining resorption).

Trong suốt quá trình hóa kính và tiêu xương ngầm, răng sẽ không di chuyển cho đến khi tiêu xương cả phiến cứng. Hiện tượng tiêu xương này mất thời gian 7 – 14 ngày mới đưa đến sự di chuyển của răng. Sau khi răng di chuyển, phải mất thời gian cho sự lành thương vùng hóa kính bao gồm sự tân tạo mạch, dọn dẹp mô hóa kính, tái cấu trúc dây chằng nha chu.

Sự khác biệt giữa đáp ứng sinh học với lực nhẹ và lực mạnh có thể tóm tắt trong bảng sau:

đáp ứng lực nhẹ và lực mạnh

1.2. Đáp ứng của mô nha chu với lực chỉnh nha:

Nếu lực quá mạnh, mạch máu sẽ ngưng hoạt động, như là garo tay để ngưng chảy máu, và các tế bào hoạt hóa trong dây chằng quanh răng sẽ di chuyển chậm lại hoặc thậm chí ngừng. Dây chằng quanh răng sẽ bị hyaline hóa, thoái hóa kính, gây đau cho bệnh nhân. Răng dừng di chuyển và cách duy nhất để hoạt hoá hệ thống này trở lại là để nguyên bào xương tái tạo xương từ tủy cốt bào vào dây chằng quanh răng để giải phóng áp lực. Đây gọi là “rear resorption”.

Có thời gian khoảng 3 tuần để bắt đầu di chuyển răng nếu cách di chuyển răng là “rear resorption”. Nếu BN có lịch hẹn mỗi 2-3 tuần, và khí cụ bị hoạt hoá quá mức ở mỗi lần hẹn, răng sẽ di chuyển rất chậm. Thường thì người mới làm hay mắc sai lầm là đặt lực quá mức, nên kết quả là rất đau, răng di chuyển chậm và không hiệu quả.

Khi đạt lực sinh học hiệu quả, răng sẽ di chuyển nhanh và không đau.

Với lực nhỏ, các tế bào tạo xương bám trên bề mặt xương, tiêu xương để kháng lại áp lực. Nguyên bào xương sẽ tạo ra các tế bào xương tiền thân ở vị trí đã định, ở đó sẽ canxi hóa thành xương mới trong 2-3 tháng. Các tế bào xương không cản quang trên phim tia X và dễ nhầm lẫn thành xương mất hoặc viêm vùng quanh chóp.

Lực sinh học hiệu quả đặt vào rằng đo được khoảng 150gr/cm2 bề mặt chân răng. Lượng lực này cho phép mạch máu vùng dây chằng quanh răng mở để tế bào hoạt động. Kết quả là răng di chuyển hiệu quả và không đau. Đó là khoảng lực tối ưu để đặt vào làm răng di chuyển (không đo được chính xác là bao nhiêu).

So với người trưởng thành, thanh niên có sinh lý khác biệt tại thời điềm đầu đặt khí cụ tạo lực. Kiểu tiêu xương và tái tạo xương sẽ như nhau khi răng mọc. Dây chằng quanh răng sẽ được mạch hóa cao độ và các tế bào sẽ xuất hiện khi răng di chuyển.

Dây chằng quanh răng của người lớn bị bất hoạt, giảm tối thiểu kích thước, mạch hóa và mật độ tế bào. Hệ thống di chuyển răng ở người trưởng thành có thể được bất hoạt suốt đời bởi việc đặt lực xuyên qua răng. Người trưởng thành không thể chịu được lực lớn như thanh niên. Thời gian bất hoạt hệ thống tái tạo sẽ chậm hơn 1 tuần. Do đó không nên hi vọng thấy được những thay đổi về răng rõ rệt ở tháng đầu tiên. Sẽ có răng dịch chuyển, nhưng khó thấy được bằng mắt thường.

2.Mô học di của chuyển răng: Tiêu chân răng khi chỉnh nha

Chiều dài của răng ngắn lại là một vấn đề của điều trị chỉnh nha. Tại một thời điểm, lực mạnh sẽ làm răng bị tiêu chân, nhưng sau đó lực nhẹ cũng làm cho chân răng bị tiêu với một lượng tương tự. Tiêu chân không phải là trường hợp đặc biệt của hệ thống dây cung nào, nhưng thường thì hay gặp ở người trưởng thành hơn là trẻ em.

SERIES TỰ HỌC CHỈNH NHA: MÔ HỌC DI CHUYỂN RĂNG TIÊU CHÂN RNƯG CHỈNH NHA

Người ta đã chỉ ra rằng tòan bộ răng chịu lực chỉnh nha đều có tiêu chân cùng với việc di chuyển răng. Nhưng chỉ có một vài trường hợp có chân răng ngắn hơn có thể nhận ra trên phim tia X.

Một vài răng đặc biệt được nghiên cứu để nhận biết xem có bị tiêu chân tương ứng hay không. Làm nhô răng cửa là hướng di chuyển duy nhất có chân răng luôn luôn bị tiêu. Răng đã điều trị nội nha sẽ tiêu ít hơn khi chỉnh nha, và không gặp vấn đề cứng khớp. Điều trị càng kéo dài thì càng dễ tiêu chân.

Vì không thể biết được bệnh nhân nào bị tiêu chân răng khi chỉnh nha, chúng ta phải có một hệ thống phân loại bệnh nhân khi điều trị. Ta chụp phim cận chóp 6 tháng 1 lần trong suốt quá trình điều trị để phát hiện xem có bị tiêu chân hay không. Phim XQ được so sánh với phim lần trước, do đó ngay từ đầu nên chụp phim cận chóp để lưu trong bệnh án. Rất hiếm khi gặp được sự tiêu xương rõ rệt trong năm đầu của quá trình điều trị nhưng có thể trở thành vấn đề khi ở năm thứ 2.

Nếu thấy có tiêu chân, phải thông báo với bệnh nhân về vấn đề này và độ nghiêm trọng của nó.

Phải đưa ra quyết định thay thế về mục tiêu điều trị và thời gian điều trị. Một nghiên cứu khuyên nên tạo dây cung thụ động, hoặc bất hoạt trong vòng 3 tháng, sau đó bắt đầu điều trị trở lại. Bằng cách này các hủy ngà bào sẽ bị loại khỏi hệ thống. Kinh nghiệm điều trị lại các trường hợp này với tình trạng tiêu chân trước đó (ngừng điều trị và sau đó điều trị lại) không ủng hộ nhận định này. Sự tiêu chân (rất may là) dừng lại khi ngừng dùng lực chỉnh nha, nhưng trong các ca điều trị lại vẫn thấy tiếp tục tiêu chân.

Phải tháo bỏ mắc cài hoặc band khỏi răng hoặc không tác động gì đến răng đã phát hiện tiêu chân. Các răng còn lại được xác định vị trí, thay đổi mắc cài để kết thúc điều trị, giảm tổng thời gian điều trị cho các răng đã bị tổn thương.

Điều quan trọng nhất là phải tìm ra các răng bị tiêu chân. Chỉ khi nào biết bệnh thì mới chữa được bệnh!

3. Mô học di chuyển răng: Xác định dây cung có lực phù hợp ở giai đoạn làm thẳng

Hệ thống dây cung và khí cụ hoạt động kết hợp với nhau nên bạn và cộng sự có thể dễ dàng hiểu được các bước điều trị. Bạn sẽ giảm thiểu việc suy nghĩ sáng tạo ra khí cụ điều trị.

Trong tất cả các trường hợp bước đầu tiên là làm thẳng. Dây cung đàn hồi được dùng để dựng các răng xoay mà không phải dùng lực quá mạnh. Cung sẽ không được biến dạng khi lắp vào răng không thẳng hàng, và lực phải tác động vào răng liên tục trong 1 khoảng thời gian dài. Những dây cung bị biến dạng vĩnh viễn thì phải thay thế, nên dây cung Ni-Ti, kháng lại sự biến dạng, được dùng để tránh phải thay dây thường xuyên. Các cách giữ dây cung trong mắc cài không được gẫy hỏng trước dây cung.

Do đó, ligature thép được buộc để giữ cung Ni-Ti bị uốn nằm trong mắc cài. Dây chun tại chỗ chỉ được dùng khi dây cung đã nằm thụ động trong khe mắc cài.

Cung thép đa sợi (Multi-strandedstainlesssteelwires) rất dễ bị biến dạng và phải thay hàng tháng, gây chấn thương cho BN và mất thời gian trên ghế. Do đó không nên dùng loại cung này làm thẳng trừ phi Bn bị dị ứng với Nickel.

Mục tiêu của giai đoạn làm thẳng là làm xếp toàn bộ mắc cài bằng dây cung.

Mọi sự xoay đều được giải quyết trong giai đoạn này và sau đó được duy trì đến khi kết thúc điều trị. Điều này sẽ làm tăng khả năng duy trì, vì các tế bào quanh răng có thời gian đáp ứng lâu hơn với vị trí mới. Để tiếp tục giai đoạn 2, gọi là giai đoạn dây cung cứng, toàn bộ sự xoay đã phải được sửa xong và dây sẽ nằm thụ động trong khe mắc cài. Nếu cung nằm thụ động trong khe mắc cài mà vẫn còn xoay, thì phải có một mắc cài nào đó không được gắn đúng trước khi sang giai đoạn 2. Gần giai đoạn 2, phải chụp phim Panorex để kiểm tra góc chân răng. Nếu có vấn đề nào đó của chân răng, thì phải gắn lại MC, và trước giai đoạn cuối cũng phải làm như vậy.

* Quy trình đặt dây cung trong giai đoạn làm thẳng:

– Dây 012N sơ khởi cho các trường hợp lệch lạc nặng. Dây cung này đảm bảo thời gian cho bệnh nhân làm quen với mắc cài trong miệng, áp dụng lực rất nhẹ nên tránh cho bệnh nhân khỏi đau đớn trong thời gian đầu của chỉnh nha.

– Dây 014N cho các trường hợp chen chúc lệch lạc ít hơn.

– Dây 016N: phải được chọn theo hình dạng cung răng.

– Dây 17X25N (hoặc HaNT) điều chỉnh độ torque tương ứng của răng trước khi bước vào giai đoạn dây cung cứng.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Người Share tài liệu: Nha Tài

By Công Ty Anh & Em.

Bài đăng lần đầu ngày: 23 Tháng Mười Hai, 2019 @ 9:21 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí