Những tình trạng nha khoa liên quan đến bệnh lý nha chu

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Những thay đổi khác nhau trong bộ răng và cấu trúc nâng đỡ của chúng có mối liên quan và có khả năng làm nặng thêm bệnh lý nha chu, điều này có thể thấy được khi kiểm tra trên X quang. Những tình trạng này, bao gồm chấn thương khớp cắn và lung lay răng, tiếp xúc mở, và những nhân tố kích thích tại chỗ như răng có miếng trám sai và vôi răng cũng cần được xác định như là một phần của đánh giá lâm sàng và X quang.

Chấn thương khớp cắn

Chấn thương khớp cắn dẫn đến những thay đổi mang tính thoái hoá do phản ứng với áp lực từ mặt nhai lớn hơn so với sức chịu đựng sinh lý của mô nâng đỡ xung quanh răng. Những thay đổi này xảy ra do kết quả của đáp ứng không thích hợp với lực nhai quá mạnh lên răng hoặc do lực nhai bình thường lên mô nha chu đã bị tổn thương mất xương. Cùng với những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng như lung lay răng, mòn răng, đáp ứng bất thường với thử nghiệm gõ và bệnh sử có những thói quen xấu, còn có thể tìm thấy trên X quang hình ảnh giãn rộng của khoảng dây chằng nha chu, tiêu xương, và tăng số lượng cũng như kích thước bè xương. Những di chứng khác của chấn thương khớp cắn bao gồm tăng sản xi măng răng và nứt chân răng. Một mình chấn thương khớp cắn không gây ra viêm nướu hoặc viêm nha chu, ảnh thưởng đến mô bám dính, hoặc không dẫn đến hình thành túi nha chu nhưng sẽ đẩy nhanh sự tiến triển của tình trạng tiêu xương do bệnh lý nha chu hiện tại. Chấn thương khớp cắn chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng thăm khám lâm sàng chứ không phải chỉ bằng kiểm tra trên X quang thôi.

Răng lung lay

Dấu hiệu giãn rộng dây chằng nha chu cho thấy răng lung lay, có thể là do chấn thương khớp cắn hoặc thiếu xương nâng đỡ do mất xương tiến tiển. Nếu như răng chịu ảnh hưởng có một chân, túi nha chu có thể có hình đồng hồ cát. Nếu răng nhiều chân thì có thể biểu hiện sự giãn rộng dây chằng nha chu tại vùng chóp và ở vùng chẽ.

Những thay đổi này xảy ra khi răng di chuyển xung quanh trục xoay tại điểm giữa chân răng. Ngoài ra, hình ảnh X quang của lamina dura có thể rộng và mờ, biểu thị việc tăng mật độ.

HỞ TIẾP XÚC

Khi mặt gần và mặt xa của các răng cạnh nhau không chạm nhau thì bệnh nhân có tiếp xúc hở. Tình trạng này có thể nguy hại cho mô nha chu vì tăng nguy cơ dắt thức ăn vào vùng này. Những mảnh thức ăn bị mắc kẹt lại có thể làm tổn thương mô mềm và gây viêm, dẫn đến phát sinh bệnh lý nha chu tại chỗ. Tiếp xúc hở có mối liên hệ với bệnh lý nha chu nhiều hơn tiếp xúc đóng. Những tình trạng tương tự xảy ra làm bất cân xứng chiều cao gờ xương ổ răng giữa hai răng cạnh nhau hoặc làm nghiêng răng. Răng sắp xếp bất thường không gây ra bệnh lý nha chu nhưng lại tạo môi trường để bệnh phát triển vì khó vệ sinh răng miệng tốt.

NHÂN TỐ KÍCH THÍCH TẠI CHỖ

Những nhân tố kích thích tại chỗ khác biểu hiện rõ ràng trên X quang có thể là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh lý nha chu hoặc làm nặng hơn bệnh lý nha chu hiện tại. Ví dụ, sự lắng đọng vôi răng có thể ngăn ngừa hiệu quả bằng cách làm sạch rãnh nướu và tăng cường việc kiểm soát sự hình thành mảng bám cũng như sự tiến triển của bệnh lý nha chu. Vôi răng hầu hết thường thấy ở răng cửa hàm dưới nhưng cũng có thể nằm ở bất cứ vùng nào trên bộ răng. Miếng trám sai với đường viền thừa hoặc lõm vào cũng có thể dẫn đến tích tụ mảng bám, vì vậy, tạo môi trường cho bệnh lý nha chu phát triển. Phim X quang có thể bộc lộ được những tình trạng này.

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ NHA CHU

Hình ảnh X quang có thể cho thấy việc điều trị nha chu thành công hay không. Trong một số trường hợp việc tái hình thành xương vỏ vùng kẽ răng và tạo góc rõ ràng giữa xương vỏ và lamina dura. Bờ xương tương đối thấu quang sau khi trải qua hoạt động tiêu xương trước khi được điều trị có thể tạo nên vùng xơ hoá (cản quang) nếu liệu pháp nha chu thành công. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện việc mất khoáng đáng kể vùng xương xốp (hình ảnh thấu quang) nên xương không thấy rõ trên X quang. Điều trị thành công có thể dẫn đến việc tái khoáng hoá, khiến hình ảnh của xương thấy rõ trên X quang. Trong nhiều trường hợp, không có sự thay đổi rõ ràng trên hình ảnh X quang sau khi điều trị thành công. Ngoài ra, X quang không cho biết được liệu điều trị có loại trừ được túi nha chu không; do đó quá trình lành thương đánh giá trên lâm sàng vẫn là tốt nhất.

Chụp X quang tuần tự với những góc chụp khác nhau có thể tạo một ấn tượng sai rằng xương phát triển từ những khiếm khuyết nha chu.Vì vậy, trong một nghiên cứu theo chiều dọc, người ta cố gắng thực hiện những bản sao hình ảnh hình học cũng như sử dụng những hình chụp lý tưởng và tiến hành những biến thể. Chẳng hạn như, chiếu tia X quang với cường độ cao hoặc trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng mật độ hình ảnh (thấu quang hơn) và xương mỏng như mào xương ổ răng có thể không thấy dược rõ ràng, tạo một ấn tượng sai rằng xương bị tiêu đi. Một trường hợp khác, nếu như chiếu tia kém hoặc thời gian ngắn sẽ tạo một ấn tượng sai rằng xương đang phát triển trở lại.

Tỉ lệ thân răng lâm sàng so với răng là một tiêu chí rất hữu ích không chỉ nhằm đánh giá hướng điều trị mà còn quyết định tiên lượng của răng. Đó là thước đo xương nâng đỡ răng, liên quan đến chiều dài răng nằm trên mức xương ổ (thân răng lâm sàng) và phần được nâng đỡ đến vị trí thấp nhất của mức xương ổ (xương nâng đỡ). Răng có tỉ thệ thân răng – răng không thuận lợi khi chiều cao răng nằm ngoài xương ổ lớn hơn chiều cao chân răng được nâng đỡ trong xương.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Đa số các trường hợp mất xương xung quanh răng là do bệnh lý nha chu. Thực tế này có thể khiến các bác sĩ lâm sàng ít chú ý hơn đến các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự, do đó các bác sĩ nên luôn luôn cân nhắc đến các chẩn đoán phân biệt. Đôi khi bỏ sót những bệnh lý nghiêm trọng hơn hoặc phát hiện muộn. Dấu hiệu lâm sàng cho thấy khả năng mắc một bệnh lý khác chứ không phải bệnh lý nha chu đó là có một hoặc một vài răng lung lay trong khi phần còn lại trong miệng không có biểu hiện gì của bệnh lý nha chu. Trên X quang, cần nghi ngờ nếu thấy phá huỷ xương không có hình dạng giống với bệnh lý nha chu thông thường. Ung thư biểu mô tế bào vảy ở xương ổ răng đôi khi được điều trị như là bệnh lý nha chu, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị muộn. Bệnh lý ác tính này có thể biểu hiện những đặc điểm giống với bản chất của nó, đó là phá huỷ xương rộng khu trú ở một vùng hoặc tính xâm lấn, hoặc cũng có thể bắt chước bệnh lý nha chu. Trong một vài trường hợp chỉ biểu hiện những đặc điểm trên lâm sàng của tổn thương và không đáp ứng với điều trị, điều này cũng gợi ý một tình trạng bệnh lý ác tính.

Bất kỳ tổn thương xương nào có bờ không rõ và thiếu đáp ứng xương ngoại biên (xơ hoá) đều nên cân nhắc. Có một bệnh lý khác cần được xem xét đó là hội chứng mô bào Langerhans. Thường bệnh lý này có thể biểu hiện như một vùng huỷ xương đơn độc hoặc đa vùng xung quanh chân răng, tương tự như bệnh lý nha chu. Tình trạng này có thể tương tự với bệnh lý nha chu tấn công ngoại trừ việc phá huỷ xương không tương quan với thời gian răng mọc như được thấy ở bệnh lý nha chu. Ngoài ra, hội chứng mô bào vùng giữa chân răng là tâm chấn của vùng phá huỷ xương, tạo hình ảnh “muỗng kem” ở tổn thương sớm. Mào xương ổ răng có thể còn nguyên vẹn.

Ảnh hưởng của những bệnh lý hệ thống lên bệnh lý nha chu

Mặc dù những bệnh lý hệ thống không gây nên bệnh lý nha chu nhưng cũng ảnh hưởng đến tình trạng nha chu thông qua những đáp ứng tự vệ của cơ thể đối với những kích thích hoặc giới hạn khả năng lành thương mô nha chu. Mặc dù bất kỳ bệnh lý hệ thống nào đều có thể ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể, nhưng chỉ một trong số đó có ảnh hưởng đến mô nha chu và quá trình điều trị bệnh nha chu mà thôi.

Những bệnh lý này bao gồm: đái tháo đường, rối loạn huyết học (ví dụ như tình trạng bạch cầu đơn nhân to, hoặc ít gặp hơn là bệnh bạch cầu tuỷ bào, giảm bạch cầu trung tính và chứng tăng hồng cầu nonhemophilic), những rối loạn di truyền (chẳng hạn như hội chứng Papillon-Lef èvre, hội chứng Down, chứng giảm photphat huyết, hội chứng Chédiak-Higashi), những thay đổi hormone (ví dụ như tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh) và căng thẳng.

HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI

Những bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có tỉ lệ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nha chu cao. Ở những cá nhân này, quá trình của bệnh lý được đặc trưng bởi sự tiến triển nhanh dẫn đến tiêu xương và mất một vài răng. Những bệnh nhân này có thể không đáp ứng với những điều trị nha chu cơ bản.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là một bệnh lý hệ thống và quan trọng ảnh hưởng đến sự khởi phát và diễn tiến của bệnh lý nha chu. Nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến sự phân huỷ protein, những thay đổi thoái hoá mạch máu, giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng và tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Do đó, bệnh nhân mắc đái tháo đường không kiểm soát được dễ phát triển bệnh lý nha chu hơn những bệnh nhân chuyển hoá glucose bình thường. Những bệnh nhân mắc đái tháo đường không kiểm soát cũng có thể biểu hiện tiêu xương ổ răng trầm trọng và nhanh hơn, dễ phát triển áp xe nha chu hơn. Ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường được kiểm soát, bệnh lý nha chu đáp ứng với những điều tri thông thường.

LIỆU PHÁP XẠ TRỊ

Mặc dù đây không phải là một bệnh lý hệ thống, việc chiếu xạ liều cao vào mô vùng miệng nhằm mục đích điều trị những tình trạng ác tính có thể ảnh hưởng bất lợi đến mô nha chu. Liệu pháp xạ trị vào hàm dẫn đến xương giảm cung cấp máu, giảm tế bào và giảm oxy. Quá trình tái tạo xương có thể giảm và xương sẽ nhạy cảm hơn với các nhiễm trùng, dẫn đến mất xương nhanh chóng và trên X quang không phân biệt được với những đặc điểm của bệnh lý nha chu. Răng tiếp xúc với liều phóng xạ cao sẽ mất xương và mất bám dính cao hơn, răng lung lay hơn so với những răng cùng loại trong miệng không nằm trong vùng chiếu xạ.

Bài đăng lần đầu ngày: 10 Tháng Một, 2018 @ 3:40 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí