Tiếng ồn nha khoa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bác sĩ?

Nha sĩ là một ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn nha khoa trong thời gian dài. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực và nhiều mặt khác của sức khỏe bác sĩ. Những ảnh hưởng đó là gì? Hãy cùng đọc bài dưới đây để biết rõ hơn những tác động của tiếng ồn đến sức khỏe nhé.

Xem thêm: Nguy cơ rối loạn cơ xương khớp trong nha khoa

Tiếng ồn nha khoa, mối nguy hại thầm lặng

Do đặc thù nghề nghiệp, các bác sĩ nha khoa phải tiếp xúc thường xuyên với các âm thanh có độ ồn lớn và có hại. Những tiếng ồn này có xu hướng bị bỏ qua do bác sĩ đã quen với nó. Nhưng tác hại của nó lên sức khỏe của nha sĩ đã được các nhà khoa học cảnh báo. 

Vậy những tiếng ồn đó là gì?

a. Nhóm tiếng ồn gây hại từ thiết bị nha khoa

– Tiếng cắt của tay khoan 

– Tiếng cạo của máy cao răng

– Tiếng máy siêu âm,… 

Các loại tiếng ồn này kéo dài trong suốt 8 giờ làm việc. Ngày qua ngày, tiếng ồn nha khoa trải dài cả cuộc đời thực hành nha khoa của bác sĩ.

b. Tiếng ồn từ môi trường xung quanh 

– Âm thanh từ điều hòa, loa đài, tiếng nói chuyện,… góp phần làm tăng áp lực lên thính giác của bác sĩ. 

Bác sĩ Đỗ Hồng Giang, Trưởng khoa Thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết âm thanh trên 70db sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe con người.

Theo nghiên cứu của JC Setcos và công sự, hầu hết các tiếng ồn tại phòng khám nha khoa đều dao động từ 70db đến 85db. Âm thanh phát ra từ tay khoan có thể lên đến 90dB.

Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Bệnh viện Oxford và Trường Nha khoa Oxford, Bangalore, Karnataka, mức độ tiếng ồn của các thiết bị nha khoa được đo bằng một micro đặt gần tai người, cách nguồn của tiếng ồn chính 6 inch để mô phỏng vị trí âm thanh. Cường độ tối thiểu và tối đa của tiếng ồn được đánh giá trong 30s dao động từ 64 đến 97 dB. [2] , [3] , [4]

Tác hại của tiếng ồn đến sức khoẻ của nha sĩ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe con người chỉ đứng thứ hai, sau bụi. 

Các tác hại đã được thống kê trong các nghiên cứu gần đây nhất gồm có:

– Suy giảm thính lực

Việc tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian kéo dài liên tục có thể gây suy giảm hoặc mất thính lực. Tiếng ồn gây nên những thương tổn ở thần kinh của cơ quan thính giác. Các tế bào Corti chịu tác động thường xuyên của áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng như các sợi lông khiến nó dày lên và dần dần mất cảm ứng về âm thanh, dẫn đến hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh, gây suy giảm thính lực.

– Tăng huyết áp

Tiếng ồn khiến tăng tiết catecholamin, cortisol. Hậu quả là nhịp tim và huyết áp tăng lên. 

– Mất ngủ

Tiếng ồn khiến tăng tình trạng căng thẳng và mất ngủ. Điều này càng làm trầm trọng thêm tính trạng tăng huyết áp và rối loạn hoạt động của tim.

Bên cạnh đó, tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bác sĩ. Theo nghiên cứu của Kuen Wai Ma và cộng sự, tiếng ồn là tác nhân trực tiếp gây đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tăng huyết áp, dễ bị kích thích, ù tai. 

Các ảnh hưởng gián tiếp tới nha sĩ còn bao gồm: giảm tinh thần, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, chất lượng giấc ngủ kém, tăng lo lắng. [5]

tieng-on-nha-khoa
Tiếng ồn nha khoa ảnh hưởng đến nhiều mặt của sức khỏe và đời sống của nha sĩ. [5]

Phòng ngừa tác hại của tiếng ồn trong thực hành nha khoa

Nha sĩ là một nghề đặc thù. Các nha sĩ phải tiếp xúc với tiếng ồn nha khoa hàng ngày là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, có nhiều giải pháp giúp giảm thiểu các tác động gây hại bởi tiếng ồn, bảo vệ sức khỏe nha sĩ trong thực hành nha khoa. Có thể điểm qua các giải pháp đơn giản, chi phí thấp như:

– Sử dụng những thiết bị bảo vệ tai cá nhân như nút bịt tai, tai nghe. 

– Lựa chọn những thiết bị nha khoa có độ ồn thấp. Tay khoan Morita không ồn với ngưỡng âm thanh dưới 70db đảm bảo ngưỡng nghe an toàn cho bác sĩ.

– Bảo dưỡng thiết bị nha khoa thường xuyên nhằm hạn chế hỏng hóc. Bởi một tay khoan hỏng có thể phát ra âm thanh cao gấp nhiều lần so với bình thường.

– Thiết kế phòng khám bằng những vật liệu cách âm như: đồ gỗ, nội thất dệt may, trần thạch cao, rèm cửa,… Những vật liệu này có tính xốp nhất định có khả năng hút âm tốt.

– Các bác sĩ cũng cần thực hiện biện pháp nhằm giải tỏa căng thẳng, thư giãn sau mỗi giờ làm việc như thiền, yoga.

tieng-on-nha-khoa
Lựa chọn thiết bị nha khoa có độ ồn thấp là giải pháp hữu hiệu.

Kết luận

Tiếng ồn trong môi trường nha khoa là một mối nguy hại nghề nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe và nhiều mặt trong cuộc sống của các bác sĩ. Bởi vậy, những biện pháp bảo vệ bản thân khỏi những tác động vô hình của tiếng ồn nha khoa là rất cần thiết cho mỗi nha sĩ.

Tổng hợp bởi Công ty Anh & Em

Bài đăng lần đầu ngày: 13 Tháng Bảy, 2021 @ 5:02 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí