Nguy cơ mắc các rối loạn cơ xương khớp trong nha khoa

Nhắc đến các bệnh lý cơ xương khớp, ngành nghề đầu tiên ta nghĩ đến là nhân viên văn phòng. Nhưng, nha khoa lại là ngành nghề có nguy cơ mắc cao nhất.

Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thì các bệnh lý cơ xương khớp cũng là một mối quan ngại to lớn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các bác sĩ nha khoa. Nếu nói các bệnh truyền nhiễm là những kẻ ngoại xâm thì các bệnh cơ xương khớp lại là những sát thủ nội tại thầm lặng.

nguy-co-roi-loan-co-xuong-khop-trong-nha-khoa
Nha khoa là ngành nghề có tỷ lệ mắc các rối loạn cơ xương khớp cao nhất – Nguồn ảnh: Matterson Rachael

Thực trạng

Theo nghiên cứu của Abdul Rahim Shaik và cộng sự cho thấy 6,6% bác sĩ phẫu thuật nha khoa luôn bị đau vai, trong khi 83,3% bác sĩ phẫu thuật nha khoa thỉnh thoảng bị đau lưng và 70% đôi khi bị đau cổ. Đa số bác sĩ phẫu thuật nha khoa (73,3%) bị cứng lưng và 23,3% bị đau dữ dội ở cổ. 

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị mỗi ngày có mối liên hệ đáng kể ( P = 0,024) với cơn đau mà họ phải trải qua ở vùng hông / đùi của họ. Tần suất đau của bác sĩ phẫu thuật nha khoa ở khớp háng / đùi và khớp gối cũng cho thấy mối liên hệ đáng kể ( P = 0,037) với chiều cao của bác sĩ phẫu thuật nha khoa [1].

Các nghiên cứu cắt ngang đã chỉ ra rằng có đến 21-85% bác sĩ nha khoa mắc các hội chứng:

– Hội chứng ống cổ tay

– Hội chứng cổ vai cánh tay

– Hội chứng đau thắt lưng

Trong đó, hội chứng đau thắt lưng chiếm đến 57%.

Nguyên nhân 

Nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp của bác sĩ nha khoa xuất phát từ chính thói quen và sai tư thế làm việc của bác sĩ

Sử dụng tay trong thời gian kéo dài

– Động tác uốn, gập, duỗi thường xuyên và liên tục đòi hỏi các cơ tay hoạt động với cường độ cao.

– Động tác giữ chặt: cầm nắm và cố định các dụng cụ như các thiết bị cạo vôi răng, tay khoan và thiết bị siêu âm,…

Ngồi sai tư thế

– Không điều chỉnh ghế bệnh nhân và ghế bác sĩ với khoảng cách phù hợp. Khi điều chỉnh ghế bệnh nhân quá thấp hoặc quá cao so với tầm với của bác sĩ dẫn đến mỏi và đau cơ.

– Không nhìn gián tiếp qua gương: cố gắng đưa người để nhìn trực tiếp vào răng hàm trong suốt quá trình điều trị. Điều này ảnh hưởng đến cơ vai, cổ, thắt lưng. Lâu ngày dẫn đến cột sống bị cong vẹo, thoát vị đĩa đệm.

nguy-co-mac-co-xuong-khop-trong-nha-khoa
Đa số nha sĩ ngồi sai tư thế khi điều trị

Các biện pháp điều trị và phòng ngừa

Các nguyên nhân sử dụng tay quá nhiều và sai tư thế gây áp lực lớn đến hệ thống cơ xương khớp và gây nhiều bất tiện cho cuộc sống của bác sĩ. Vậy các bác sĩ cần làm gì để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này.

Điều chỉnh tư thế hợp lý: 

– Góc cúi gập cổ và cánh tay nên là 20 độ. Với góc độ này, các nhóm cơ vẫn đảm bảo hoạt động tối đa, không phải gắng sức. Khi vượt qua giới hạn này, các cơ sẽ nhanh chóng căng và gây mỏi cho bác sĩ.

– Tư thế chuẩn cho nha sĩ bao gồm:

+ Vai thả lỏng

+ Thẳng lưng

+ Không dồn sức vào hông và cổ chân

+ Chân để chắc chắn trên sàn 

nguy-co-mac-cac-roi-loan-co-xuong-khop-trong-nha-khoa
Tư thế chuẩn trong nha khoa

 

Sử dụng các công cụ hỗ trợ

– Sử dụng gương nha khoa hoặc kính hiển vi để hỗ trợ mở rộng điểm nhìn nha khoa

– Lựa chọn ghế nha khoa phù hợp với bệnh nhân và tầm với của bác sĩ: sử dụng ghế nha khoa Soaric được thiết kế dựa trên nguyên tắc công thái học, có khả năng điều chỉnh độ cao tối ưu, không gian làm việc thuận lợi, tự do.

Vật lý trị liệu

Sử dụng các phương pháp trị liệu giúp điều trị các bệnh cơ xương khớp, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, phòng ngừa sự quay trở lại của rối loạn cơ xương khớp.

– Liệu pháp nhiệt: chườm nóng, hồng ngoại, laser

– Liệu pháp vật lý: massage, yoga, siêu âm

– Liệu pháp điện: kích thích điện

– Liệu pháp cổ truyền: châm cứu, bấm huyệt 

Kết luận

Rối loạn cơ xương khớp thường gặp nhất ở những đối tượng có tư thế tĩnh trong thời gian dài và thường xuyên tiếp xúc với rung chuyển, đặc biệt là các nha sĩ. Căn bệnh này ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống và công việc của các bác sĩ nha khoa. Nếu phát hiện sớm sẽ giúp cải thiện kết quả điều trị. 

Ngoài ra các bác sĩ nên xem xét lựa chọn ghế nha khoa tối ưu hóa vị trí làm việc của bác sĩ trên bệnh nhân và thiết kế không gian làm việc thoải mái, thuận lợi.

Tổng hợp bởi Công ty Anh & Em

Trích dẫn: 

– 1: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3276858/

Bài đăng lần đầu ngày: 30 Tháng sáu, 2021 @ 5:05 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí