Máy quét trong miệng của bạn có những đặc tính này?

Là bước khởi đầu cho nha khoa ứng dụng kỹ thuật số, chiếc máy quét trong miệng của bạn có sở hữu những đặc tính “vàng” này?

Lấy dấu kỹ thuật số tiện dụng
Lấy dấu kỹ thuật số tiện dụng

Công nghệ quét hiện đại

Sự nhanh chóng và tiện lợi khi dùng máy quét (scan) trong miệng là nhờ công nghệ AI hiện đại. Khi hoạt động, hình ảnh khoang miệng được chụp lại bằng cảm biến và xử lý trên phần mềm quét. Dữ liệu tự dựng thành mô hình 3D hiển thị trên màn hình cho thấy răng và hình dạng nướu của bệnh nhân chính xác tới 99%.

Hơn thế nữa, một số thiết bị thông minh sẽ sở hữu công nghệ quét chuỗi, quang học thích ứng, chống rung tự nhiên. Nhờ đó, hình ảnh hiện lên trực tiếp trong quá trình quét nên nha sĩ và bệnh nhân có thể quan sát được luôn.

Xem thêm: Máy quét trong miệng – sự vượt trội về công nghệ kỹ thuật số

Hàm dưới cắm trụ và bọc kim loại
Hàm dưới cắm trụ và bọc kim loại

Thiết kế thông minh

Kích thước máy quét

Chính bởi đầu quét sẽ được đưa vào khoang miệng bệnh nhân nên thiết kế phần cứng của máy cũng cần phải phù hợp. Những đầu quét có kích thước nhỏ bao giờ cũng dễ dàng di chuyển trong miệng bệnh nhân, đặc biệt thuận lợi với bệnh nhi. Để sử dụng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân, một số nhà sản xuất máy quét trong miệng đã thiết kế sẵn 2-3 đầu quét có kích thước hoặc chức năng khác nhau. Ví dụ:

  • Đầu quét thẳng: quan sát rõ mặt ngang, thường dùng cho hàm trám inlay/onlay
  • Đầu quét mặt xa: góc quét lớn hơn để thấy rõ được những răng ở bên trong, khu vực hẹp

Khối lượng máy quét

Khối lượng tay quét cũng ảnh hưởng tới trải nghiệm nha sĩ khi thực hiện thao tác quét. Những tay quét nặng sẽ khiến bạn nhanh chóng bị mỏi, trong khi việc điều trị cũng đủ làm bạn căng thẳng. Tay quét có khối lượng nhẹ sẽ dễ dàng hơn với những nha sĩ nữ. Ngoài ra, đây cũng là một “điểm cộng” cho chiếc máy quét trong miệng bạn chọn. Bởi bạn sẽ sử dụng nó nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm. Trước khi đầu tư một chiếc máy quét trong miệng, bạn nên lưu ý tới các thông số về kích thước, khối lượng để lựa được thiết bị phù hợp.

Kích thước, khối lượng và vùng quét của một vài máy quét trong miệng phổ biến:

Tiêu chí CS3600 Panda P3 Medit i600 Trios 3
Kích thước 220mm 216x40x36mm 248x44x47.4mm 260mm
Khối lượng 325g 228g 245g 340g
Vùng quét 13x13mm 18x16mm 15x13mm 15x10mm
Máy quét trong miệng nên có đủ những chức năng theo nhu cầu của bạn
Máy quét trong miệng nên có đủ những chức năng theo nhu cầu của bạn

Nhiệt độ máy quét

Thêm nữa, một yếu tố cũng không kém phần quan trọng: nhiệt độ của máy khi vận hành. Chiếc máy quét trong miệng nên có hệ thống tản nhiệt để khi quét liên tục không bị nóng máy. Điều này sẽ giúp trải nghiệm của nha sĩ và bệnh nhân tốt hơn trong quá trình quét.

Tốc độ quét nhanh chóng

Bạn đã thử bấm thời gian hoàn thành việc quét hai cung hàm của bệnh nhân hay chưa? Chi tiết này tưởng chừng như không có gì đáng lưu tâm, nhưng nó có thể quyết định cảm xúc của bệnh nhân khi sử dụng máy. Tốc độ scan trong miệng nhanh chóng không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp bệnh nhân không cảm thấy khó chịu.

Chất lượng hiển thị

Đây là điều cốt yếu của chiếc scan trong miệng bạn đang dùng. Bởi chất lượng hiển thị là yếu tố quyết định chất lượng điều trị của bạn. Dưới đây là những đặc điểm cần có về chất lượng hình ảnh hiển thị sau khi quét:

  • Độ ổn định tốt, bắt hình chính xác, đặc biệt tại các vùng lẹm
  • Quét được cả răng giả, mão răng, cầu răng, implant,…
  • Tự động loại bỏ hình ảnh của lưỡi
  • Màu sắc được tái tạo chân thật, hiển thị chi tiết 3D rõ nét

Chi phí hợp lý

Không chỉ là chi phí để sở hữu chiếc máy quét trong miệng, bởi những hạng mục sau:

  • Chi phí vận hành thiết bị
  • Chi phí duy trì phần mềm hàng năm
  • Chi phí đồng bộ với những thiết bị sẵn có tại phòng khám

Sau khi “tậu” chiếc máy về, bạn có cần mua thêm những vật tư hỗ trợ khác: nguồn điện, đường dây, cổng chuyển,… hay trả phí để đồng bộ hóa dữ liệu hoặc những thiết bị bạn đang dùng tại phòng khám?

Một thời gian sau khi sử dụng thiết bị, bạn có cần trả phí để “gia hạn” phần mềm? Khoản này cũng cần được lưu ý bởi có thể những chi phí cần sẽ tới cùng một lúc và điều này có thể khiến bạn “sốc” vì nó lớn hơn nhiều so với dự kiến.

Hệ sinh thái mở

Để có được mẫu hàm thực tế, dữ liệu sau khi quét cần được gửi đến lab. Ngoài ra còn một số “địa chỉ nhận” khác như: máy in, hệ thống quản lý nha khoa, thư viện implant, thư viện chỉnh nha,… Do đó thiết bị cần được kết nối để có hệ sinh thái mở.

Hệ phần mềm tích hợp sẵn mô phỏng kết quả sau điều trị sẽ giúp tăng trải nghiệm điều trị. Điều này giúp cho việc chụp hình và thiết kế nụ cười mới cho bệnh nhân chỉ trong vài phút ngay tại phòng khám. Từ đó khai thác tối đa các dịch vụ điều trị.

Xem thêm: Chắp cánh phòng nha bằng phương pháp lấy dấu kỹ thuật số

Dữ liệu quét hiển thị trực tiếp trên màn hình
Dữ liệu quét hiển thị trực tiếp trên màn hình

Dễ dàng vận hành

Tất nhiên ai cũng muốn sử dụng ngay thiết bị mới “tậu” về với hy vọng nhận được những trải nghiệm tốt. Hầu hết các dòng scan trong miệng tiên tiến đều được vận hành dễ dàng và kết nối trực tiếp với máy tính chỉ bằng 01 cáp . Nha sĩ điều chỉnh màn hình máy tính chỉ với thao tác xoay thiết bị quét, không cần trợ thủ hỗ trợ từ máy tính. 

Kết luận

Trên đây là những đặc tính cần có ở một chiếc scan trong miệng. Nếu thiết bị bạn chọn sở hữu tất cả những đặc tính trên, thì xin chúc mừng, bạn đang tiến xa hơn rất nhiều trên con đường gây dựng sự nghiệp nha khoa.

Thực tế chưa có “chuẩn mực” nào khi nói tới việc chọn máy quét trong miệng. Do đó, hãy chọn chiếc máy có nhiều đặc tính tốt nhất có thể để việc điều trị của bạn thuận lợi hơn.

Tổng hợp: Công ty ANH & EM

Bài đăng lần đầu ngày: 28 Tháng mười hai, 2022 @ 2:12 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí