Mòn cổ răng là bệnh lý răng miệng thường xuyên gặp phải gây mất thẩm mỹ và tổn thương các men răng. Trám răng là phương pháp phục hình hiệu quả thường được nha sĩ áp dụng với các trường hợp mòn cổ chân răng. Hãy cùng Anh & Em tìm hiểu quy trình trám mòn cổ chân răng thông qua bài viết sau đây.
Mòn cổ răng là gì?
Mòn cổ chân răng là tình trạng mất đi lớp men răng ở phần gần gốc, kết nối răng với xương hàm. Từ đó tạo ra một rãnh sâu và lõm hình chữ V ở bên ngoài răng, tiếp xúc gần với lợi. Mòn cổ chân răng thường xảy ra ở các răng nhỏ, bao gồm răng số 4, 5, 6 và răng cửa.
Mòn cổ chân răng sẽ gây nên sự mất thẩm mỹ và khó khăn trong vấn đề nói chuyện hoặc chức răng ăn nhai của các răng cửa. Không những vậy, bạn còn gặp những tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài.
Xem thêm: Tìm hiểu mòn cổ răng là gì?
Tại sao cần trám phục hồi mòn cổ răng
Mòn cổ răng là một vấn đề cần được xử lý ngay để bảo vệ sự khỏe mạnh của răng miệng. Với tình trạng mòn cổ răng không quá nặng, nha sĩ thường lựa chọn phương pháp trám răng để phục hình thẩm mỹ hiệu quả. Qua quá trình trám, các kẽ hở và rãnh sâu trên cổ răng được lấp đầy, giúp tạo ra một bề mặt mạnh mẽ và bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây hại.
Quy trình trám mòn cổ chân răng
Bước 1: Thăm khám nha sĩ
Khi bị mòn cổ răng, bệnh nhân sẽ thăm khám tại nha khoa để được đánh giá tình trạng và mức độ tổn hại răng ban đầu để có phương pháp điều trị phù hợp. Với trường hợp bệnh nhân có các vấn đề khác về tủy răng thì nha sĩ sẽ tiến hành điều trị trước khi trám.
Bước 2: Sát khuẩn
Nha sĩ tiến hành sát khuẩn vùng tổn thương trước khi trám phục hồi mòn cổ răng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Bước 3: Đặt chỉ co lợi
Tiếp theo, nha sĩ sẽ tiến hành đặt chỉ để làm co lợi giúp toàn bộ vùng tổn thương ở cổ răng được lộ ra ngoài. Khi tiến hành đặt chỉ, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức quanh vùng lợi, đây là hiện tượng rất bình thường nên mọi người không cần quá lo lắng.
Bước 4: Chuẩn bị bề mặt trám
Nha sĩ sẽ dùng các mũi khoan để làm sạch vùng tổn thương và chuẩn bị bề mặt cho quy trình trám phục hồi mòn cổ răng.
Bước 5: Đặt miếng trám composite
Nha sĩ sẽ áp dụng lớp composite trên bề mặt răng sau khi đã được chuẩn bị. Composite là một chất liệu màu sắc tương tự như men răng và có khả năng gắn kết chặt chẽ với cấu trúc răng.
Nha sĩ sử dụng chất keo dính và chiếu đèn khoảng 10 – 15 giây, sau đó đặt vật liệu trám tạo hình trên bề mặt răng. Cuối cùng là chiếu đèn trám quang trùng hợp để vật liệu đủ độ đông cứng và tạo độ nhẵn cho miếng trám.
Xem thêm: Nguyên nhân miếng trám hay bị bong
Bước 6: Kiểm tra định kỳ
Thăm khám định kỳ tại nha sĩ sau thời gian trám để được đánh giá và kiểm tra hiệu quả sau khi điều trị mòn cổ răng.
Tăng hiệu quả điều trị mòn cổ răng bằng đèn trám chất lượng
Đèn trám chất lượng sẽ giúp tăng hiệu quả trong quá trình điều trị mòn cổ răng bằng composite. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn trám quang trùng hợp hiệu quả giúp tăng cường độ cứng, độ bền của composite và tiết kiệm thời gian điều trị.
PinkWave là một sản phẩm đến từ thương hiệu nổi tiếng Vista Apex của Mỹ được nha sĩ tin dùng trong quá trình trám răng. Với thiết kế không dây nhỏ gọn và sử dụng công nghệ QuadWave độc quyền giúp quá trình trùng hợp đạt hiệu quả cao hơn.
Không những vậy, PinkWave giúp tăng độ cứng miếng trám thêm 37% so với các loại đèn khác, nhờ vậy miếng trám được bền và chắc hơn. Với nguồn ánh sáng hồng độc quyền trên thị trường, sản phẩm còn giúp giảm sự co ngót của composite và tăng độ kết dính với vật liệu trám để duy trì độ bền.
Sản phẩm hiện được phân phối tại công ty Anh & Em, nha sĩ có thể liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin chi tiết.
Bài viết trên, chúng tôi đã giúp bài tìm hiểu về quy trình trám mòn cổ chân răng. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho các nha sĩ.
Xem thêm: Cách điều trị mòn cổ răng tại nha khoa