RADIO 4 DENTAL – CHUYÊN MỤC CHỈNH NHA SỐ 1 ( PHẦN 1)

Chỉnh nha sai khớp cắn chủ đề đầu tiên dược nhắc tới trong phần này là về bệnh sử của bệnh nhân các trường hợp về sai khớp cắn của trẻ em và mẹ mang thai.

Radio chỉnh nha số đầu tiên của cuốn sách CHỈNH NHA NỔI TIẾNG Textbook of Orthodontics

Bệnh sử bao gồm những

Chẩn đoán bệnh sử và lâm sàng.

Bệnh sử bao gồm những thông tin về bệnh nhân, bố mẹ, hoặc người bảo trợ nhằm hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán bệnh.

Thông tin cá nhân, than phiền chính, bệnh sử y khoa, nha khoa hiện tại, trong quá khứ của bệnh nhân, cũng như người thân có liên quan.

Gợi ý: Radio 4 dental – chuyên mục chỉnh nha số 1 (phần 2)

Mục đích: Nhằm thiết lập mối liên hệ với bệnh nhân, thu thập những than phiền cá nhân, nhờ đó biết được những thủ thuật cần kiểm tra tiếp theo đó, từ đây mới đưa ra được chuẩn đoán.

  1. Thông tin cá nhân.

Tên: Ghi lại tên bệnh nhân không chỉ nhằm mục đích giao tiếp và nhận diện mà còn tạo mối quan hệ với bệnh nhân, bệnh nhân sẽ tạo thấy thoải mải tạo tâm lý tốt hơn khi được gọi bằng tên của mình.

Tuổi, ngày sinh: tuổi của bệnh nhân giúp cho quá trình chẩn đoán lên kế hoạch điều trị và dư đoán sự tăng trưởng của bệnh nhân, tuổi của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến việc điều trị

VD: phẫu thuật chỉnh sửa sai khớp cắn, có thể được thực hiện sau quá trình tăng trưởng chấm dứt, cũng có thể điều trị bằng khí cụ chức năng nếu bệnh nhân có khả năng phát triển nữa.

Giới tính: giúp việc lên kế hoạch điều trị, nữ trưởng thành sớm hơn nam, chẳng hạn thời gian đến thời kì phát triển liên quan đến việc mọc răng và khởi đầu của quá trình dậy thì nam và nữ khác nhau, tâm lý của nam và nữ cũng khác nhau, nữ thường quan tâm đến thẩm mỹ khuôn mặt hơn.

Địa chỉ và nghề nghiệp: một điều quan trọng trong giao tiếp là đánh giá tình trạng kinh tế xã hội của bệnh nhân, tình trạng kinh tế xã hội có thể ảnh hưởng đến chọn loại khí cụ, ngoài ra bệnh nhân ở xa có thể cần 1 khí cụ khác nếu họ không thể thăm khám bác sỹ thường xuyên hơn,

2. Than phiền chính.

Cần được ghi lại bằng chính lười mô tả của bệnh nhân, bệnh nhân nói về cảm nhận và nói về những đặc điểm mình không hài lòng, điều này ta nhận biết được vấn đề ưu tiên hơn và các mong muốn của bệnh nhân.

Cũng cần ghi lại ý kiến của gia đình bệnh nhân về sai khớp cắn, điều này  giúp thiết lập những nhu cầu khách quan của gia đình nói chung.

3. Bảng câu hỏi.

Đầu tiên cần thu thập những thông tin về tình trạng của bệnh nhân, bằng bảng câu hỏi, điều được thực hiện trong quá trình chỉnh nha, phòng ngừa trong các trường hợp nhổ răng nếu cần.

Kháng sinh nếu cần bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp dị tật tim bẩm sinh, điều này cần thiết có thể nhận biết các vùng cạnh có tháo khâu hay có dấu hiệu dễ chảy máu, bệnh nhân tâm thần hoặc khuyết tật sẽ cần được chăm sóc đặc biệt.

4.Tiền sử nha khoa.

Bao gồm những thông tin về tuổi mọc răng, mất răng sữa, mất răng vĩnh viễn, lý do mất răng cũng do tình trạng vệ sinh răng miệng của bẹnh nhân, khai thác bệnh nhân về tiền sử nha khoa, thái độ của họ về sức khỏe răng miệng.

5. Tiền sửa trước sinh.

Nên tập trung vào người mẹ trong quá trình mang thai hoặc cách sinh, tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể phát triển răng của trẻ, sử dụng loại thuốc nào đó hoặc sử dụng vitamin quá liều cũng ảnh hưởng đến việc mọc răng của trẻ hoặc dị tật bẩm sinh của trẻ.

6. Tiền sử sau sinh.

Cách cho ăn hay mút tay liên quan đến quá trình ảnh hưởng phát triển của trẻ, đẩy lưỡi hay mút ngón tay ảnh hưởng đến sai khớp cắn.

7. Tiền sửa GĐ

Sai khớp cắn do xương, đặc biệt khớp cắn hạng 3, dều có tính di truyền, thu thập thông tin về sai khớp căn sau này.

Tài liệu được biên dịch bởi Bác sĩ Lương Thị Quỳnh Tâm

Chịu trách nhiệm bởi: Công ty ANH & EM

Bài đăng lần đầu ngày: 27 Tháng Tư, 2020 @ 2:51 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí