Phim Cephalometric là một phương pháp tiêu chuẩn để tái tạo lại hình ảnh sọ mặt, rất hữu ích trong việc đo đạt sọ và phức hợp vùng mặt. Vì vậy hình ảnh phim thu được gọi là cephalogram.
Phim Cephalometric xuất phát ban đầu từ việc đo sọ não. Trong nhiều năm, các chuyên gia giải phẫu học và các nhà nhân chủng học chỉ giới hạn trong phạm vi đo kích thước sọ mặt của những người đã chết. Điều này không thể làm được ở những cơ thể sống vì độ dày mô mềm khác nhau làm cho việc đo đạt không được chính xác. Với sự xuất hiện của phim X quang, phương pháp thay thế này đã giúp các nhà nghiên cứu đạt được sự đo đạt chính xác một cách gián tiếp, và giúp việc đo đạt xương người trở nên thuận tiện hơn. Khả năng chụp lại các phim X quang cũng cho phép những nghiên cứu tăng trưởng trong một thời gian dài ở trên các cơ thể sống.
Phim Cephalometric có thể hữu ích trong việc chẩn đoán và là công cụ đánh giá cho các bác sĩ nha nhi khoa, phục hình, phẫu thuật miệng cũng như các nha sĩ tổng quát. Tuy nhiên, nó chủ yếu phục vụ trong chỉnh nha và vẫn còn là một bí ẩn đối với những bác sĩ ở những lĩnh vực nha khoa khác. Chương này sẽ tình bày những nguyên tắc cơ bản của phim Cephalometric và tóm tắt các phân tích phim thường dùng.
A- LỊCH SỬ PHIM CEPHALOMETRIC
Vào thế kỷ 16, các hoạ sĩ Durer và DaVinci đã phát hoạ một loạt khuôn mặt người với những đường nét nối nhau tương đồng với cấu trúc giải phẫu. Sự khác biệt giữa các đường nét này làm nổi bật lên những sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa các khuôn mặt. Các hoạ sĩ cố gắng vẽ đúng tỉ lệ cơ bản với vẻ đẹp và sự hài hoà như những nguyên tắc hướng dẫn nhằm định lượng cấu trúc cơ bản trên mặt người.
Nhiều năm sau đó, các nhà nhân chủng học đã phát mình ra một dụng cụ – gọi là craniostat giúp định hướng và thực hiện các phép đo chuẩn trên sọ khô. Điều này cải thiện nghệ thuật so sánh do dụng cụ giúp việc đo đạt tốt hơn. Nhưng điều này không cho phép thực hiện nghiên cứu trên cơ thể sống. Việc phát mình ra X quang vào năm 1895 nhờ William Conrad Roentgen đã mở ra một giai đoạn mới với hướng nghiên cứu trên người thật.
Bài báo đầu tiên viết về những gì chúng ta ngày hôm nay gọi là cephalometric là của tác giả Pacini vào năm 1922. Ông trình bày khái niệm về tiêu chuẩn hình ảnh X quang vùng đầu.
Vào năm 1931, Hofrath ở Đức và Broadbent ở Mỹ đồng thời xuất bản những bài báo trong đó họ đã chọn lọc lại kỹ thuật và ứng dụng nguyên tắc này trong chỉnh nha. Trong khoảng thời gian này, hệ thống tĩnh học về hàm răng của Simon – một phương pháp định hướng mẫu hàm chỉnh nha theo mặt phẳng ngang Frankfort được đưa vào sử dụng. Những ý tưởng này xuất phát một cách tự nhiên từ nhân trắc học và tĩnh học về hàm răng, hợp nhất với kỹ thuật mới và phát triển như là khoa học của X quang Cephalometric.
B- ỨNG DỤNG CỦA PHIM CEPHALOMETRIC
Nghiên cứu sự phát triển của sọ mặt: thông qua việc nghiên cứu một loạt các hình chụp cephalogram chúng ta sẽ có những thông tin liên quan đến:
-
Những mô hình tăng trưởng khác nhau
-
Hình thành các tiêu chuẩn và so sánh với cách tiêu chuẩn khác của cephalogram
-
Dự đoán sự tăng trưởng trong tương lai
-
Dự đoán kết quả của một kế hoạch điều trị cụ thể
-
Chẩn đoán những bất thường vùng sọ mặt: cephalogram giúp nhận biết, xác định và định hướng bản chất của vấn đề, kết quả quan trọng nhất là sự khác biệt trong tương quan xương và răng.
-
Lập kế hoạch điều trị: Nhờ vào việc hỗ trợ quá trình chẩn đoán và dự đoán hình thái của phức hợp sọ mặt và sự tăng trưởng trong tương lai mà phim cephalometric giúp phát triển kế hoạch điều trị rõ ràng. Ngay cả trước khi bắt đầu điều trị chỉnh nha, một bác sĩ chỉnh nha có thể dự đoán được vị trí cuối cùng của các răng trong xương để đạt được sự thẩm mỹ và kết quả ổn định. Nó giúp phân biệt những trường hợp có thể điều trị bằng các khí cụ thay đổi sự tăng trưởng hay cần điều trị phẫu thuật trong tương lai.
-
Đánh giá những ca đã điều trị: một loạt cephalogram cho phép bác sĩ chình nha ước lượng và đánh giá tiến trình của điều trị cũng như giúp hướng dẫn những thay đổi theo mong muốn.
-
Nghiên cứu sự tái phát trong chỉnh nha cũng giúp nhận diện nguyên nhân tái phát và sự ổn định của việc điều trị sai khớp cắn. Nó giúp xác định vị trí mỗi răng trong xương hàm trên hoặc hàm dưới, qua đó xem xét sự ổn định tương đối này.
Theo quy ước, khoảng cách từ nguồn tia X đến vật thể trên mặt phẳng đứng dọc là 5 bước. Khoảng cách từ mặt phẳng dọc giữa đến cassette có thể khác nhau tuỳ vào máy nhưng phải luôn giống nhau cho từng bệnh nhân.
C- CHỤP CEPHALOGRAM
1. Thiết bị chụp phim Cephalometric
Bộ bộ thiết bị chụp phim cephalometric bao gồm bộ phận giữ đầu, nguồn tia X và bộ phận giữ cassette. Bộ phận giữ đầu có hai loại.
a. Phương pháp của Broadbent-Bolton sử dụng hai nguồn tia và hai bộ phận giữ phim, vật thể được chụp sẽ không di chuyển giữa hai lần chụp phim nghiêng và phim thẳng. Điều này giúp việc nguyên cứu theo ba chiều không gian chính xác hơn và tránh việc chụp phim bị lệch góc.
b. Phương pháp Higley sử dụng bộ phận giữ đầu hiện đại với một nguồn tia X và một cây giữ phim trong đó bộ phận giữ đầu có thể xoay được. Bệnh nhân sẽ thay đổi vị trí nếu như muốn chụp theo nhiều hướng khác nhau.
2. Chụp phim mặt bên
Mặt phẳng đứng dọc giữa của đầu theo quy ước được đặt cách tiêu điểm của ống chụp phim 60 inches về phía bên trái (quy ước của châu Âu là phía bên phải) vật thể so với phim. Tia X trung tâm trùng với trục transmeatal (chẳng hạn như thanh giữ tai của cephalostat). Trong hầu hết trường hợp, khoảng cách từ mặt phẳng dọc giữa đến phim được giữ hằng định, thường là 7 inches (18cm). Khoảng cách này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào máy, nhưng được giữ giống nhau trên mỗi bệnh nhân ở mỗi lần chụp phim. Theo phương pháp chụp của Brodbent-Bolton thì khoảng cách này khác nhau tuỳ thuộc vào vật thể chụp. Đầu của bệnh nhân được đặt sao cho mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà và răng nằm ở vị trí cắn khớp bình thường và thả lỏng môi.
Chụp theo chiều trước sau
Đầu được quay 90 độ sao cho tia trung tâm vuông góc với trục transmeatal (thanh giữ tai của cephalostat). Điều quan trọng là mặt phẳng Frankfort phải chính xác nằm ngang vì nếu đầu bị nghiêng thì tất cả các số đo theo chiều dọc đều thay đổi.
Chụp nghiêng
Phim cephalogram bên phải và trái được chụp một góc 45 độ so với mặt bên, tia trung tâm sẽ đi vào phía sau cành đứng xương hàm dưới để tránh chồng với cấu trúc nửa bên kia của xương hàm dưới. Mặt phẳng Frankfort phải nằm ngang; nếu nó bị nghiêng sẽ làm thay đổi các số đo. Phim cephalogram nghiêng đặc biệt hữu ích với những bệnh nhân có bộ răng hỗn hợp nhưng hiếm khi đươc các bác sĩ chỉ định.
KỸ THUẬT TRACING
Thực hiện tracing cần theo một hệ thống. Đầu tiên nên bắt đầu bằng việc kiểm tra phim cephalogram nói chung và sau đó xác định vị và xác định các điểm mốc chuẩn. Tiếp theo là tìm các cấu trúc giải phẫu theo một trình tự hợp lý, và cuối cùng là xây dựng các điểm mốc và các đường thẳng.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KỸ THUẬT TRACING
Bước 1: Vẽ ít nhất hai dấu cộng chữ thập ở góc bên phải và trái của phim. Chúng không trùng với bất kỳ điểm mốc giải phẫu nào, và được dùng để định hướng khi tracing trên phim.
Bước 2: Tìm đường chỉ nét mặt nhìn nghiêng mô mềm, bờ ngoài sọ và đốt sống cổ
Bước 3: Tìm nền sọ, bờ trong xương sọ, xoang trán và thanh thai. (Moorrees kiến nghị rằng nên bỏ vị trí porion và thay bằng bờ trên của chỏm lồi cầu để xác định mặt phẳng FH)
Bước 4: Tiếp theo tìm xương hàm trên và các cấu trúc liên quan bao gồm các gờ chính (tiêu biểu là mỏm xương gò má) và rãnh chân bướm – hàm trên. Sàn mũi cũng được vẽ dọc theo gai mũi trước và gai mũi sau. Răng cối lớn thứ nhất hàm trên và răng cửa hàm trên nằm trước nhất (gồm cả chân răng của nó) cũng được vẽ ra.
Bước 5: Cuối cùng là xương hàm dưới, bao gồm vị trí ráp nối giữa, bờ dưới xương, lồi cầu và mõm vẹt. Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới và răng cửa nằm phía trước nhất bao gồm cả chân răng cũng được vẽ ra. Ống thần kinh răng dưới cũng có thể được vẽ và đôi khi có thể dùng nó để làm vị trí chồng phim cho các phim kế tiếp.
NHỮNG CẤU TRÚC GIẢI PHẪU TRÊN CEPHALOGRAM
Những cấu trúc xương chính thấy được khi tracing như sau:
-
Xương bướm, hình 9.5 A và B cho thấy đường viền bên ngoài của những cấu trúc của xương bướm lần lượt trên phim cephalogram mặt bên và chiều trước sau.
-
Xương gò má, hình 9.6 A và B mô tả cấu trúc xương gò má lần lượt trên phim cephalogram mặt bên và chiều trước sau.
-
Xương hàm trên, hình 9.7 A và B cho thấy cấu trúc xương hàm trên lần lượt ở phim cephalogram mặt bên và chiều trước sau.
-
Xương hàm dưới, hình 9.8 A và B minh hoạ hình ảnh cấu trúc xương hàm dưới thấy được lần lượt trên phim cephalogram mặt bên và chiều trước sau
ĐIỂM VÀ MỐC – ĐỊNH NGHĨA VÀ YÊU CẦU
Mốc là một điểm hỗ trợ cho việc đo lường. Một mốc lý tưởng được xác định chắc chắn ở trên sọ và vận hành ổn định trong suốt quá trình tăng trưởng. Không nên cho rằng tất cả các điểm mốc đều đáng tin cậy và vững ổn.
Độ tin cậy (khả năng tái xác định, khả năng tin cậy) của một mốc bị ảnh hưởng bởi:
-
Chất lượng cephalogram
-
Kinh nghiệm của người vẽ phim
-
Nhẫm lẫn do bóng của những cấu trúc giải phẫu khác
Hiệu quả (tính chính xác hoặc có thể sử dụng làm bằng chứng) của mốc được xác định chủ yếu bằng cách mốc đó được sử dụng.
Các điểm mốc và điểm trên cephalometric cần có những thuộc tính sau (theo Hội thảo nghiên cứu về Cephalometric được tổ chức bởi Hiệp hội Chỉnh nha Mỹ ở Washington DC vào năm 1960):
-
Các mốc cần thấy được dễ dàng trên phim, chúng nên có đường viền ngoài đều.
-
Đường thẳng và mặt phẳng nên có mối liên hệ quan trọng đến vector tăng trưởng của một vùng sọ cụ thể nào đó.
-
Mốc cần cho phép việc định lượng và đo đạt của các đường và góc chiếu từ chúng.
-
Các số đo nên phù hợp với phân tích thống kê.
PHÂN LOẠI ĐIỂM VÀ MỐC
Điểm và mốc trên phim Cephalometric bao gồm những loại sau:
-
Mốc giải phẫu hay điểm giải phẫu thật sự
-
Implant
-
Mốc được tạo ra. Kiểu này gồm ba loại:
– Điểm nằm ở đường viền ngoài
– Điểm giao nhanh của các bờ (cạnh)
– Điểm giao nhau của các bờ (cạnh) nối dài
ĐIỂM GIẢI PHẪU THẬT SỰ
“Điểm” giải phẫu là một vùng thật sự nhỏ có thể nằm trên hộp sọ cứng thậm chí còn thấy rõ hơn trên phim Cephalogram. Mỗi điểm có phạm vi riêng của nó và có tính bất định theo một hoặc hai chiều. Chẳng hạn như gai mũi trước (ANS), Infradentale (ID), đỉnh múi hoặc rìa cắn (Is), và Nasion (Na).
-
Implant là một vật đánh dấu nhân tạo có tính cản quang được chèn vào, thường làm bằng kim loại trơ. Chúng là “những điểm cá nhân” và vị trí của chúng có thể khác nhau tuỳ từng cá thể làm cho nghiên cứu cắt ngang rất khó. Chúng có thể nằm chính xác hơn những điểm truyền thống và cung cấp một vị trí đặc biệt chính xác, lý tưởng trong nghiên cứu theo chiều dọc trên cùng một cá thể.
ĐIỂM ĐƯỢC TẠO RA
Những điểm được tạo ra giống như tên gọi của chúng, được tạo ra nhằm mục đích so sánh hoặc đo lường trong phim cephalometric. Chúng gồm có ba loại sau:
Điểm nằm ở đường viền ngoài
Điểm nằm ở đường viền ngoài là những điểm đặc trưng bởi thuộc tính liên quan đến một đường viền ngoài liên lục:
-
Những điểm ở vị trí cực kỳ cong chẳng hạn như điểm Incision Superius (Is)
-
Những điểm có toạ độ lớn nhất hoặc nhỏ nhất trong tất cả các điểm ở đường viền ngoài, chẳng hạn như điểm A, điểm B, điển Gnathion (Gn) hoặc Condylion (Co). Những điểm này có độ chính xác ít hơn so với những điểm giải phẫu thật sự.
-
Những điểm đi theo cặp chẳng hạn như hai điểm gonion được dùng để đo chiều rộng xương hàm dưới trên phim X quang chụp theo chiều trước sau.
Điểm là giao của các cạnh “Điểm” được xác định như là giao của các hình ảnh đường thẳng. Chẳng hạn như điểm Articulare (Ar) và Pterygomaxillary fissure (Ptm), chúng vốn dĩ không phải là điểm và cũng không phải là một phần của xương sọ cứng. Những “điểm” loại này chỉ tồn tại chỉ trên phim X quang và phụ thuộc vào vị trí của vật thể được chụp.
Điểm là giao của các cạnh kéo dài
Giao điểm của các cạnh kéo dài cũng được xem như “điểm”. Chẳng hạn như “Gonion” đôi khi lại được xác định bằng giao điểm các đường ở cành đứng và cành ngang xương hàm dưới.
Bài đăng lần đầu ngày: 24 Tháng ba, 2020 @ 3:49 chiều