Lấy cao răng là một thủ tục nha khoa phổ biến, mang lại cho mọi người nụ cười tự tin và hạn chế các bệnh lý về răng miệng. Bài viết sau, hãy cùng Anh & Em tìm hiểu lấy cao răng là gì? Quy trình lấy cao răng tại nha khoa như thế nào?
Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng còn được gọi là cạo vôi răng, là một quy trình nha khoa để loại bỏ cao răng hoặc mảng vi khuẩn tích tụ và cứng trên bề mặt răng. Cao răng được hình thành từ vi khuẩn và tạp chất trong nước bọt miệng và thức ăn. Khi cao răng tích tụ và không được loại bỏ, nó có thể gây viêm nhiễm nướu, sâu răng và các vấn đề khác về răng miệng.
Quá trình lấy cao răng thường được thực hiện bởi nha sĩ hoặc nhân viên nha khoa. Nha sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như: máy cạo vôi răng, tay siêu âm, máy thổi cát,… Quá trình lấy cao răng thường không gây đau đớn nhưng trong một số trường hợp khi cao răng tích tụ nhiều hoặc nằm sâu sẽ hơi có cảm giác nhức chân răng.
Lợi ích của việc lấy cao răng
Một số lợi ích của việc lấy cao răng như sau:
- Loại bỏ cao răng và tạp chất: Quá trình lấy cao răng giúp loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên bề mặt răng.
- Ngăn chặn viêm nhiễm nướu: Một trong những lợi ích quan trọng của lấy cao răng là ngăn chặn viêm nhiễm nướu. Khi cao răng tích tụ quá nhiều, nó có thể gây kích ứng và viêm nhiễm nướu.
- Cải thiện hơi thở: Cao răng có thể gây mùi hôi miệng do vi khuẩn phân giải thức ăn và tạo ra các chất gây mùi. Vậy nên hãy lấy cao răng định kỳ cải thiện hơn thở.
- Ngăn ngừa sâu răng: Cao răng tích tụ trên bề mặt răng tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hình thành sâu răng. Bằng cách lấy cao răng, bạn giúp loại bỏ chất cản trở cho vi khuẩn gây sâu răng và giảm nguy cơ mắc bệnh này.
- Tăng cường tác dụng của chăm sóc răng miệng: Khi bề mặt răng được làm sạch sạch sẽ sau quá trình lấy cao răng, các biện pháp chăm sóc răng miệng hằng ngày sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Quy trình lấy cao răng tại nha khoa hiện nay
Bước 1: Tư vấn và thăm khám
Khách hàng đến nha khoa sẽ được nghe tư vấn và thăm khám về tình trạng răng ban đầu và lựa chọn phương pháp lấy cao răng phù hợp. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng cần kiểm tra xem khách hàng có đang gặp những vấn đề răng miệng khác không để kịp thời xử lý.
Các mức độ đánh giá tình trạng cao răng ban đầu là:
- Mức 1: Tình trạng cao răng ít
- Mức 2: Tình trạng cao răng nhiều, tích tụ tại kẽ răng và nướu
- Mức 3: Tình trạng cao răng nhiều và có thêm cách bệnh lý về răng miệng khác.
Bước 2: Lấy cao răng
Nha sĩ tiến hành lấy cao răng cho khách hàng. Việc lấy cao răng hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị công cụ nha khoa hỗ trợ. Trước đây, với công cụ thô sơ, kỹ thuật truyền thống, việc lấy cao răng thường gây nên tình trạng ê buốt và chảy máu chân răng. Tuy nhiên, tại hầu hết các nha khoa hiện nay, các nha sĩ đã sử dụng các thiết bị công nghệ mới, loại bỏ hoàn toàn các nhược điểm trước đây, mang lại cho khách hàng trải nghiệm thoải mái và dễ chịu nhất.
Bước 3: Vệ sinh/đánh bóng lại răng miệng
Đối với nha khoa sử dụng thiết bị tay siêu âm để lấy cao răng, nha sĩ sẽ đánh bóng lại bề mặt răng cho khách hàng giúp vệ sinh lại răng miệng sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn sót lại. Với các sản phẩm máy thổi cát tiên tiến hiện nay, nha khoa sẽ rút gọn được thời gian đánh bóng do sử dụng các hạt cát đánh bóng răng nhanh và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng
Nha sĩ cung cấp các kiến thức cần thiết để khách hàng tự vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà, hạn chế tối đa tình trạng tích tụ các mảng bám lâu ngày. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần lưu ý thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để mang lại nụ cười tự tin.
Bài viết trên, chúng tôi đã gợi ý cho bạn về quy trình lấy cao răng tại nha khoa hiện nay. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Bài đăng lần đầu ngày: 7 Tháng mười hai, 2023 @ 3:00 chiều