Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở nha sĩ

Theo Business Insider, Nha sĩ đứng đầu trong danh sách 47 nghề nghiệp có rủi ro sức khỏe cao nhất. Các mối nguy hiểm trong quá trình làm việc của Nha sĩ và phụ tá nha khoa bao gồm: truyền nhiễm, biến chứng cơ xương khớp, phản ứng dị ứng cao su, bức xạ ion hoá, bệnh về mắt, các bệnh tâm lý (stress)… và đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

Nha sĩ có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cực kỳ cao! 

Số liệu trong bài viết của Business Insider được trích dẫn từ O*NET Online – Cơ sở dữ liệu của Bộ lao động Mỹ. Thang đo của O*NET bao gồm 968 nghề nghiệp trên các tiêu chí đánh giá:

  • Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm;
  • Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm;
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại;
  • Tiếp xúc với chất phóng xạ;
  • Nguy cơ bị vết cắt, vết đốt, vết cắn, bỏng;
  • Dành thời gian ngồi làm việc nhiều.

Thang điểm đánh giá mức độ là từ 0 đến 100 điểm. Điểm càng cao tương đương mức độ rủi ro càng lớn.

nguy-co-mac-benh-ve-duong-ho-hap-o-nha-si
Nha sĩ và phụ tá Nha khoa đối mặt với rủi ro sức khỏe cao nhất trong các nhóm nghề nghiệp (Nguồn: Business Insider)

Nha sĩ đứng đầu với thang điểm tổng là 72,8.

Ba rủi ro hàng đầu đối với nha sĩ, có mức điểm tương ứng là:

  • Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 100;
  • Tiếp xúc với phóng xạ: 91;
  • Thời gian ngồi: 85. 

Trợ lý nha khoa, phụ tá nha khoa và kỹ thuật viên labo là các nghề nghiệp có mức độ rủi ro sức khỏe xếp ngay sau Nha sĩ. Cao hơn rất nhiều với các nghề tiếp viên hàng không hay thợ mỏ, lính cứu hỏa… Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh đường hô hấp khi thực hành nha khoa rất đáng báo động! 

Ngoài ra, theo cuốn Statistics of Dentistry Handbook Edition 7, Nha sĩ và phụ tá nha khoa có tỷ lệ tử vong do mắc bệnh đường hô hấp cao gấp 02 lần so với bình thường. 

 

nguy-co-mac-benh-ve-duong-ho-hap-o-nha-si-1
So sánh tỷ lệ tử vong do mắc bệnh đường hô hấp của Nha sĩ với các ngành nghề khác

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở Nha sĩ? 

Báo cáo lâm sàng (công bố 9/3/2018) của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Nha sĩ chiếm khoảng 0,038% cư dân Hoa Kỳ, nhưng có đến 0,89% bệnh nhân là Nha sĩ đang điều trị IPF (xơ phổi vô căn) tại một trung tâm chăm sóc Đại học – chênh lệch gần 23 lần. 

Tất cả bệnh nhân có nghề nghiệp Nha sĩ đều là nam giới. Các nha sĩ này được điều trị trong suốt thời gian từ 2000 – 2015. Bảy trong số 9 bệnh nhân này đã tử vong. Một trong số bệnh nhân sống sót đã được báo cáo phơi nhiễm nghề nghiệp với silica, và vật liệu Nha khoa. Báo cáo cũng nêu việc phơi nhiễm môi trường và liên quan đến bụi. 

Tác dụng của máy hút

Như vậy chỉ sử dụng các loại mặt nạ, khẩu trang, kính nha khoa thông thường không thể bảo vệ Nha sĩ và bệnh nhân khỏi vi khuẩn, virus, bụi mịn hay nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Việc sử dụng máy hút trong miệng hay các thiết bị thông gió phổ thông không thể giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp khi thực hành nha khoa. 

Đó là lý do rất nhiều các Nha sĩ trên thế giới lựa chọn sử dụng các thiết bị hút vô khuẩn chuyên dụng cho phòng Nha. 

nguy-co-mac-benh-ho-hap-o-nha-si-2
So sánh sự khác biệt khi sử dụng máy hút vô khuẩn Free Arm Forte trong phòng Nha 

Nhắc đến thiết bị hút vô khuẩn nha khoa không thể bỏ qua Free Arm Forte được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu Tokyo Giken. Đây là thương hiệu sản xuất thiết bị hút nha khoa số 1 Nhật Bản. Có lịch sử hình thành từ năm 1968 và có 35 năm trong lĩnh vực máy hút vô khuẩn. Hiện tại, thiết bị này đang được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Anh và Em. 

Điều khách biệt về công nghệ

Điều đặc biệt ở thiết bị này là tích hợp công nghệ 3 màng lọc tiên tiến, cho phép lọc sạch không khí đến 99,97%. Cực kỳ mạnh mẽ với áp lực hút 8.82 kPa, tốc độ hút 3000L/phút, tốc độ xử lý của thiết bị là ngay tức khắc. Giúp cho toàn bộ quá trình làm việc của Nha sĩ đảm bảo vô khuẩn và không bị gián đoạn.

Màng lọc HEPA có thể lọc sạch ngay cả các loại bụi mịn đến siêu mịn kích thước PM 2.5 hay PM 1.0 (các hạt bụi có đường kính lần lượt nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm và 1.0 µm – nhỏ hơn 20-50 lần kích thước sợi tóc). Các aerosol, khói, nước bọt, dịch tiết, mảnh vụn dư thừa… hay thậm chí là cả mùi khét khi sử dụng thiết bị, mùi hoá chất hay mùi ẩm mốc trong không khí. 

nguy-co-mac-benh-ve-duong-ho-hap-o-nha-si-3
Hiện nay, một số Nha khoa hàng đầu ở Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng Free Arm Forte trong mọi ca điều trị 

Ngoài ra, tên gọi “Free Arm Forte” cũng xuất phát từ sự linh hoạt của phần cánh tay khi sử dụng. Với các khớp quay cơ động, cho phép xoay 360°, dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với từng vị trí, cả các vị trí góc. Cảm biến hồng ngoại thay cho nút khởi động, cấu hình di động là những đặc điểm khiến thiết bị được đánh giá cao. 

 

Bài đăng lần đầu ngày: 28 Tháng Bảy, 2020 @ 9:32 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí