Xử lý rắc rối giai đoạn chỉnh nha, thời gian đầu tiên khi mới gắn mắc cài là bệnh nhân rất nhạy cảm. Họ sẽ nảy sinh nhiều thắc mắc, nghi ngờ. Điều quan trọng trong thời gian này là bạn cần phải giải quyết tốt những rắc rối và thắc mắc của bệnh nhân, khiến họ yên tâm điều trị.
Xử lý tình huống rắc rối ở giai đoạn 1 bao gồm:
1. Đau sau khi gắn mắc cài.
Đây là phản ứng thường thấy ở bệnh nhân sau khi bạn gắn mắc cài cho họ. Hãy để bệnh nhân làm quen dần với trải nghiệm này. Bệnh nhân làm quen càng nhanh thì bạn càng dễ dàng ở giai đoạn sau.
Hãy dặn dò bệnh nhân về việc mắc cài và dây cung có thể làm xước niêm mạc môi má. Nếu cần hay tặng cho bệnh nhân sáp chỉnh nha để bịt tạm thời những cạnh sắc nhọn của mắc cài trong miệng.
Hãy khuyến khích bệnh nhân ăn uống lành mạnh và nhiều sinh tố. Dặn bệnh nhân những thức ăn cần tránh khi chỉnh nha: đồ ăn quá cứng, đồ ăn quá dẻo quánh. Tránh nghiến chặt để làm bong mắc cài.
2. Bong mắc cài, bong khâu
Xử lý rắc rối giai đoạn chỉnh nha, hãy luôn nhớ phải buộc mắc cài vào dây cung để lỡ mắc cài có bong thì nó cũng không bị bệnh nhân nuốt mất. Việc bong mắc cài trong giai đoạn đầu tiên là bình thường, nếu cách ly nước bọt không tốt trong khi gắn, hoặc do bệnh nhân ăn đồ quá cứng.
Khi mắc cài bị bong khỏi răng, thì hãy chuẩn bị gắn mắc cài như khi gắn lần đầu tiên. Đế mắc cài bị bong cần được chuẩn bị tốt, bao gồm việc làm sạch và thổi cát đế mắc cài. Tiến hành làm sạch bề mặt răng, etching, bond và gắn bình thường. Đối với trường hợp mắc cài sứ thì có thể mắc cài đã bị vỡ đế. Lúc này ta phải gắn lại bằng một mắc cài mới hoàn toàn. Hãy tính tiền cho bệnh nhân trong trường hợp lỗi là do họ, vì chúng ta sẽ phải mua một mắc cài đơn mới.
Với khâu bị bong ta cũng tiến hành làm sạch và gắn lại như bình thường.
Chú ý là nếu đang giai đoạn dây cung cứng (19X25) mà mắc cài bị bong, ta phải gắn lại mắc cài, thì có thể sẽ phải thay lại dây dẻo Niti để làm thẳng và làm phẳng lại cung răng.
3. Đứt dây cung.
Việc Xử lý rắc rối giai đoạn chỉnh nha, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao dây cung bị đứt. Thường thì dây Niti mới rất khó đứt, do đó nếu dây Niti bị đứt, đặc biệt là các dây mảnh thì cần kiểm tra nguyên nhân tại sao. Có một số trường hợp là do bệnh nhân (thường là trẻ em) bất hợp tác và tự cắt dây. Bạn cần khéo léo xử lý trường hợp này để bệnh nhân nhí hợp tác hơn trong khi tiếp tục điều trị.
4. Có nên sử dụng thuốc giảm đau khi điều trị chỉnh nha không?
Những nghiên cứu về tình trạng đau khi chỉnh nha cho thấy bệnh nhân không nên dùng giảm đau khi chỉnh nha vì điều này có thể làm giảm tốc độ chạy của răng, hơn nữa việc đau ban đầu sẽ dần dần hết hẳn khi bệnh nhân thích nghi được với khí cụ mới trong miệng.
Nguồn: Tổng hợp Internet
Người Share tài liệu: Nha Tài
Bài đăng lần đầu ngày: 2 Tháng Một, 2020 @ 9:33 sáng