Phim X-quang toàn cảnh (còn được gọi là pantomography) là một kỹ thuật tạo một hình ảnh một lớp của các cấu trúc mặt bao gồm xương hàm trên và cung răng hàm dưới và những cấu trúc nâng đỡ chúng.
Đây là một đường cong biến thể của hình ảnh một lớp truyền thống và cũng dựa trên nguyên tắc chuyển động thuận nghịch của một nguồn tia X và một receptor nhận ảnh xung quanh một điểm trung tâm hoặc mặt phẳng, được gọi là lớp nhận ảnh, trong đó đặt vật thể quan tâm. Vật thể đặt trước hoặc sau lớp nhận ảnh này không được chụp rõ vì sự chuyển động của nó tương đối với tâm xoay của receptor và nguồn tia X.
Những ưu điểm chính của phim X-quang toàn cảnh
- Phim x-quang toàn cảnh Độ che phủ rộng lên các xương mặt và các răng
- Liều phóng xạ lên bệnh nhân thấp
- Tiện lợi khi thăm khám cho bệnh nhân
- Sử dụng ở những bệnh nhân không thể mở miệng
- Thời gian chụp phim ngắn, thường khoảng 3 đến 4 phút (bao gồm cả thời gian cần thiết để chuẩn bị bệnh nhân và chụp phim)
- Bệnh nhân dễ dàng hiểu phim toàn cảnh; vì vậy, nó cũng hữu ích trong việc hỗ trợ giáo dục bệnh nhân và trình bày trường hợp lâm sàng
Phim toàn cảnh luôn là công cụ hữu ích trên lâm sàng
Phim x-quang toàn cảnh hầu hết là hữu ích trên lâm sàng để chẩn đoán những vấn đề cần sự quan sát tổng thể xương hàm. Những dẫn chứng thông thường bao gồm chấn thương, vị trí răng cối lớn thứ ba, bệnh lý xương và răng lan rộng, nghi ngờ những tổn thương lớn, sự phát triển của răng (đặc biệt là ở bộ răng hỗn hợp), những răng còn lại hoặc chóp chân răng (ở những bệnh nhân bất răng), đau khớp thái dương hàm và những bất thường do phát triển. Những chức năng này không đòi hỏi độ những hình ảnh có phân giải cao và sắc nét trong miệng.
Phim x-quang toàn cảnh thường được sử dụng để đánh giá hình ảnh ban đầu nhằm cung cấp thông tin cần thiết hoặc hỗ trợ để xác định nhu cầu chụp những hình ảnh khác. Phim toàn cảnh cũng hữu ích đối với những bệnh nhân không thực hiện chụp những phim trong miệng tốt được. Tuy nhiên, khi một loạt các phim chụp trong miệng có thể thực hiện được cho một bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe răng miệng tổng quát thì nhìn chung nếu chụp đồng thời thêm một phim toàn cảnh nữa sẽ có ít hoặc không có thông tin thêm nào từ nó.
Phim toàn cảnh chưa đáp ứng được nhu cầu gì?
Nhược điểm chính của phim x-quang toàn cảnh là hình ảnh không hiển thị những chi thiết giải phẫu nhỏ như ở him quanh chóp. Vì vậy, nó không hữu ích bằng phim x-quang quanh chóp khi muốn phát hiện những tổn thương sâu răng nhỏ, cấu trúc nhỏ của bờ mô nha chu, hoặc bệnh lý quanh chóp. Những bề mặt tiếp xúc của các răng cối nhỏ cũng thường bị chồng lên nhau. Do đó, việc thực hiện phim x-quang toàn cảnh ở một bệnh nhân trưởng thành thường không loại trừ nhu cầu chụp phim trong miệng để chẩn đoán những bệnh lý về răng thường gặp.
Những vấn đề khác liên quan đến phim x-quang toàn cảnh bao gồm sự phóng đại không bằng nhau và biến dạng hình học dọc theo hình ảnh. Đôi khi sự hiện diện của những cấu trúc chồng lên nhau có thể che lấp đi những tổn thương có nguồn gốc do răng, đặc biệt là vùng răng cửa. Hơn nữa, những điểm lâm sàng quan trọng có thể nằm ngoài mặt phẳng lấy nét (lớp ảnh) và có thể bị biến dạng hoặc hoàn toàn không hiển thị.
Những nguyên tắc tạo hình ảnh của phim X-quang toàn cảnh
Paatero và Numata lần đầu tiên mô tả những nguyên tắc của phim x-quang toàn cảnh. Những minh họa tiếp đây giải thích hoạt động của máy chụp x-quang toàn cảnh.
Tạo hình ảnh phim toàn hàm như thế nào?
Hai đĩa cạnh nhau xoay cùng một tốc độ với hướng ngược nhau khi một chùm tia X đi ngang qua tâm xoay của chúng. Một ống chuẩn trực chì dạng khe nằm giữa nguồn tia X và thụ thể nhận ảnh (receptor) giới hạn tia trung tâm thành một tia dọc hẹp. Vật thể cản quang A, B, C và D đứng thẳng trên đĩa 1 và xoay. Hình ảnh được ghi lại trên thụ thể, cũng di chuyển qua khe cùng lúc đó.
Các vật thể được hiển thị sắc nét trên thu thể vì chúng di chuyển qua khe cùng tốc độ và cùng hướng với thụ thể. Điều này dẫn đến bóng chuyển động của chúng xuất hiện một chỗ so với chuyển động của thụ thể. Những vật thể khác giữa các chữ cái và tâm xoay của đĩa 1 xoay với một tốc độ chậm hơn và bị mờ trên thụ thể. Bất cứ vật thể nào giữa nguồn tia X và tâm xoay của đĩa 1 di chuyển theo hướng ngược lại với thụ thể, và bóng của chúng cũng bị mờ trên thụ thể.
Hình 3 cho thấy cùng một tương quan của việc di chuyển phim so với hình ảnh nếu đĩa 1 được giữ cố định và nguồn tia X xoay sao cho tia trung tâm đi qua tâm đĩa 1 một cách hằng định, đồng thời cả đĩa 2 và ống chuẩn trực chì xoay xung quanh tâm của đĩa 1. Lưu ý rằng mặc dù đĩa 2 di chuyển, thụ thể trên đĩa cũng xoay qua khe. Trong tình huống này, như trước, các vật thể A và D di chuyển qua chùm tia X cùng hướng và cùng tỉ lệ như thụ thể. Để đạt được hình ảnh tối ưu, điều quan trọng là tốc độ của thụ thể đi qua khe ống chuẩn trực chì được duy trì bằng với tốc độ tại đó tia X quét qua vật thể quan tâm.
Trong trường hợp thụ thể là một thiết ghép đôi kết nối mạng (CCD) thì hình ảnh được truyền điện tử vào máy tính điều khiển khi tia X chiếu vào, và sự dẫn truyền này tiếp tục khi nguồn tia X và thụ thể di chuyển xung quanh bệnh nhân. Những kết quả đặc tính hình học cũng giống như khi dùng đĩa phosphor (PSP). Điều này cũng đúng đối với sự biến dạng hình học như là phóng đại và kéo dài hình, sự hiện diện của hình ảnh ma, chồng cấu trúc đốt sống cổ với những cấu trúc trên đường giữa, chồng hình ảnh răng, và sự khác biệt kích thước phải trái do vị trí bệnh nhân không đúng trên mặt phẳng đứng dọc của thiết bị.
Hình 4 cho thấy một bệnh nhân có thể thay đĩa 1 và vật thể từ A đến D đại diện cho răng và cấu trúc xương xung quanh. Trên thực tế, tâm xoay được đặt sang một bên, xa khỏi vật thể được chụp. Trong chu kỳ phơi sáng, máy tự động thay đổi một hoặc nhiều tâm xoay. Tỉ lệ di chuyển của thụ thể bên dưới khe hở được điều chỉnh giống với tia trung tâm quét qua cấu trúc răng ở phía bệnh nhân gần với thụ thể nhất. Những cấu trúc trên phía đối diện với bệnh nhân (gần ống tia X) bị biến dạng và nằm ngoài vùng tập trung vì tia X quét qua chúng theo hướng đối diện phía thụ thể hình ảnh di chuyển.
Ngoài ra, những cấu trúc gần nguồn tia X cũng bị phóng đại (và biên giới của chúng bị mờ) và chúng không thấy được vì hình ảnh rời rạc. Những cấu trúc này xuất hiện chỉ phân kỳ hoặc như hình ảnh ma. Vì cả hai trường hợp này, chỉ những cấu trúc gần thụ thể thường được chụp lại trên hình ảnh kết quả. Những cấu trúc nằm gần trung tâm cơ thể hơn so với xương hàm chẳng hạn như xương móng và nắp thanh quản xuất hiện bên phải, trái và đôi khi cả vùng trung tâm trên hình ảnh cuối cùng. Hầu hết máy chụp x-quang toàn cảnh bây giờ sử dụng một tâm xoay di chuyển liên tục hơn là sử dụng nhiều vị trí cố định.
Hình 5 cho thấy một tâm xoay di chuyển liên tục. Đặc điểm này tối ưu hóa hình dạng của lớp hình ảnh để bộc lộ răng và cấu trúc nâng đỡ. Tâm xoay này ban đầu gần mặt trong của thân bên phải xương hàm dưới khi khớp thái dương hàm bên trái được chụp. Tâm xoay di chuyển ra trước dọc theo một vòng cung kết thúc ngay trước mặt trong cành ngang xương hàm dưới khi chụp đường giữa. Vòng cung bị đảo ngược vì phía đối diện mặt được chụp.
Trong một số máy chụp phim x-quang toàn cảnh hiện nay, hình dạng lớp hình ảnh có thể được điều chỉnh để phù hợp tốt hơn với hình ảnh giải phẫu xương hàm dưới – mặt của bệnh nhân hoặc để hiển thị tốt hơn những vùng giải phẫu như khớp thái dương hàm hoặc xoang hàm trên. Điều này được thực hiện thông qua việc thay đổi hình dạng di chuyển của tâm xoay, và cho phép chụp trẻ em, những bệnh nhân có đặc điểm giải phẫu không bình thường, và những vị trí giải phẫu cụ thể nào đó quan tâm.
Lớp ảnh
Vùng cong theo 3 chiều không gian
Lớp ảnh là một vùng cong theo ba chiều không gian, hoặc “máng tiêu điểm”, nơi những cấu trúc nằm bên trong lớp này thấy được trên phim x-quang toàn cảnh cuối cùng. Những cấu trúc được thấy trên phim toàn cảnh chủ yếu nằm bên trong lớp ảnh. Những vật thể nằm bên ngoài lớp ảnh bị mờ, bị phóng đại hoặc giảm kích thước và đôi khi biến dạng đến mức không nhận diện được. Hình dạng của lớp ảnh khác nhau tùy thuộc vào các thương hiệu thiết bị được sử dụng.
Mô tả các lớp ảnh
Hình 6 mô tả hình dạng thông thường của lớp ảnh sử dụng trong máy chụp x-quang toàn cảnh. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước, độ sắc nét của hình ảnh: đường vòng cung, tốc độ thụ thể và ống chiếu tia X, và độ rộng của ống chuẩn mực. Vị trí của lớp ảnh có thể thay đổi bằng cách dùng máy mở rộng hơn, do đó có thể cần hiệu chỉnh nếu tạo ra hình ảnh dưới điểm cực thuận hằng định.
Hình 7, từ A đến F, minh họa ảnh hưởng của vị trí bệnh nhân đến kích thước và hình dạng của hình ảnh. Hình 7, A đến B cho thấy một xương hàm dưới và một vòng làm bằng đồng nằm ngay chính giữa lớp ảnh. Lưu ý là sự phóng đại bằng nhau giữa vòng kim loại và hình ảnh các răng trước theo cùng một tỉ lệ. Hình 7 từ C đến D của cùng xương hàm dưới đó được đặt về phía trước 5mm so với trọng tâm của lớp ảnh. Vị trí này gây ra sự biến dạng vòng theo chiều ngang, vòng mảnh hơn và tương ứng với sự giảm chiều rộng hình ảnh răng.
Hình 7 từ E đến F của cùng xương hàm dưới đó nhưng được đặt về phía sau 5 mm so với giữa máng tiêu cự. Bây giờ biến dạng theo chiều ngang với kết quả vòng rộng hơn và tương ứng với sự tăng độ rộng của răng được chụp. Trên những hình ảnh này kích thước theo chiều dọc, ngược với kích thước theo chiều ngang bị thay đổi một ít, mặc dù nhìn có vẻ như vậy. Những biến dạng này là kết quả từ chuyển động thuận nghịch theo chiều ngang của thụ thể và nguồn tia X.
Vì vậy, như quy luật chung, khi cấu trúc quan tâm, chẳng hạn như trong trường hợp này là xương hàm dưới, bị thay đổi đến mặt trong so với vị trí tối ưu của lớp ảnh, hướng về phía nguồn tia X, tia xuyên chậm qua nó hơn tốc độ mà thụ thể di chuyển.
.
Do đó, những hình ảnh cấu trúc trong vùng này bị kéo dài theo chiều ngang và trên ảnh chúng xuất hiện rộng hơn. Ngoài ra, khi xương hàm dưới bị thay đổi vị trí hướng về phía mặt ngoài của lớp ảnh, tia đi ngang qua với tỉ lệ nhanh hơn so với khi xuyên qua cấu trúc. Trong dẫn chứng đưa ra, vì thụ thể di chuyển với một tốc độ chính xác, hình dạng của các răng trước bị nén theo chiều ngang trên ảnh, và chúng xuất hiện mảnh hơn.
Chú ý đặc biệt cho phần này khi có sự tiến triển của tổn thương ở xương, đặc biệt là vùng răng trước. Vì vị trí của bệnh nhân không đúng, tổn thương có thể xuất hiện lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với hình ảnh đúng. Do đó, tầm quan trọng của việc chuẩn bị vị trí cung răng bệnh nhân trong vùng ảnh là điều hết sức rõ ràng.
Tương tự với mặt phẳng đứng
Nguyên tắc giống vậy áp dụng đối với mặt phẳng đứng ngang của bệnh nhân theo bị xoay trong lớp ảnh. Cấu trúc phía sau ở phía đầu bệnh nhân bị xoay sẽ bị phóng đại theo chiều ngang bởi vì các cấu trúc phía sau sẽ di chuyển xa thụ thể ảnh, trong khi các cấu trúc phía sau ở phía đối diện sẽ di chuyển gần với thụ thể ảnh hơn và sẽ giảm kích thước theo chiều ngang.
Hình ảnh kết quả sẽ có phần răng cối lớn và cành đứng xương hàm dưới rộng hơn theo chiều ngang và các răng cối nhỏ chồng lên nhau nhiều trên một bên và bên phía đối diện thì răng cối lớn và cành đứng xương hàm dưới nhỏ hơn. Điều này phải tránh gây nhầm lẫn với sự phát triển bất đối xứng hoặc bẩm sinh.
—
Nguồn: STUART C. WHITE, MICHAEL J. PHAROAH. “Oral Radiology: Principles and Interpretation”
Biên dịch: BS Lương Thị Quỳnh Tâm
Tổng hợp: Công ty ANH & EM
Bài đăng lần đầu ngày: 4 Tháng sáu, 2019 @ 2:44 chiều