Hiện tại việc sử dụng máy định vị chóp được giới thiệu như một phương pháp hiệu quả dùng để xác định chiều dài làm việc trong quá trình điều trị nội nha.
Những thiết bị định vị chóp điện tử dựa trên nguyên tắc rằng có 1 điện trở (electrical resistance) giữa một điện cực đặt trong OT và một trên niêm mạc miệng với những trị số phù hợp. Điều này đã được chứng minh trong những nghiên cứu của Suzuki năm 1942 về những vấn đề đã được Custer đề xuất năm 1918.
Sunada đã là người đầu tiên vận dụng những nguyên tắc của phương pháp này để đo chiều dài của ống tủy (OT). Ông đã tạo nên một mạch điện giữa niêm màng miệng và dây chằng nha chu, và với sự giúp đỡ của Ohm kế, ông thấy rằng điện trở kháng của các mạch này giống nhau, ông biện luận rằng khi một dụng cụ nội nha được đưa vào bên trong OT và khi Ohm kế ghi nhận một trị số 40mA, đầu của dụng cụ đã chạm vào một cách chính xác mới dây chằng nha chu tại lỗ chóp của OT.
Sau đó đã có một loạt máy định vị chóp xuất hiện trên thị trường với mục đích đo lường các ống tủy bằng cách áp dụng những phát hiện của Suzuki và Sunada.
Cash đã báo cáo những kết quả thuận lợi với việc sử dụng Endomoter. Inoue đã thu được những kết quả tương tự với Sono-Explorer. Trước hết phải cô lập răng với đê cao su, và cả các dụng cụ phải được hiệu chuẩn bằng cách đặt dây file đã được kết nối vào rãnh nướu của răng bệnh nhân. Ở các máy thế hệ hai, không yêu cầu phải hiệu chỉnh trước khi sử dụng.
Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên cơ sở rằng trở kháng của màng nha chu bao quanh răng là một hằng số và do đó trị số này là giống nhau giữa rãnh nướu và lỗ chóp.
Những máy định vị chóp dựa trên nguyên tắc đo trở kháng thuộc thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai, chúng nhạy cảm với các thành phần chứa trong ống tủy và các chất bơm rửa.
Thế hệ máy thứ ba được thiết kế dựa trên một nguyên tắc gọi là phương pháp đo lường tỷ lệ (ratio measurement method). Theo phương pháp này, trở kháng của ống tủy được đo bằng 2 nguồn điện với 2 tần số khác nhau. Có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất điện giải không có một tác động đáng kể nào đến tính chính xác của máy. Một số máy định vị chóp thế hệ thứ 3 là ROOT ZX (J.Morita, Kyoto, Nhật Bản), Endex Plus hoặc Apit (Osada, Los Angeles, CA) và Neosono Ultima EZ.
Máy định vị chóp thế hệ thứ tư đã được giới thiệu, chúng dựa trên 1 thuật toán gọi là đơn vị chuẩn đoán các phần tử (Elements Diagnositc Unit), Apex Locator (Sybron Endo), và Bingo 1020/Ray-X4 (Rishon Lezion, Israel). Bingo chỉ sử dụng 1 trong 2 tần số của nó tại một thời điểm (8 Hz hoặc 400 Hz). Theo các nhà sản xuất, những đơn vị phần tử (Elements Unit) (hoạt động ở tần số 0,5 và 4 kHz) so sánh những thông tin về trở kháng và điện dụng vào một cơ sở dữ liệu để xác định khoảng cách giữa các file và chóp. khi đầu file đến khu vực của lỗ chóp, máy sẽ phát ra tín hiệu.
Ưu điểm:
Đây là những công cụ duy nhất dùng để định vị lỗ chóp mà không sử dụng phim tia X vì thế hơn tất cả, nó hữu ích trong những trường hợp mà X-quang không thể hỗ trợ cho chúng ta như trường hợp chóp bị che khuất bởi những vật thể và cấu trúc giải phẫu khác ( ví dụ: răng ngầm, chân răng lân cận, răng cối trên bị che khuất bởi khung gò má…), phụ nữ có thai, bệnh nhân không hợp tác, bệnh nhân bị Parkinson hay người khuyết tật nói chung, bệnh nhân có phản xạ khi đưa sensor hay phim vào miệng… và tất các các tình huống không thể thực hiện bằng tia X.
Định vị chóp cũng hữu ích trong việc chẩn đoán thủng chân răng. Khi các dụng cũ đã được kết nối với định vị chóp tiếp xúc với mô nha chu tại lỗ thủng, nó sẽ cho ta một trị số trở kháng như khi đi qua lỗ tủy. Điều này đặc biệt hữu ích khi lỗ thủng nằm ở phía má hoặc lưỡi, trong những tình huống này thì không thể xác định bằng tia X.
Nhược điểm:
Cần nhớ là độ chính xác của các dụng cụ định vị chóp chỉ khoảng từ 80-90% và tất nhiên vẫn còn % tỷ lệ lỗi.
Các phép đo đặc biệt không đáng tin cậy với các răng mà phần chóp còn chưa hoàn thiện với tủy sống hoặc bị hoại tử, hoặc có thấu quang quanh chóp, trong những trường hợp có nang lớn quanh chóp.
Với những thế hệ máy cũ( 1 và 2), OT phái lấy sạch mô tủy, dịch tiết, mủ, máu, chất điện giải và sodium hypochlorite. Nói cách khác là không còn lại bất kỳ chất nào có khả năng dẫn điện trong OT.
Từ những việc này, chúng ta có thể hiểu rằng để có thể sử dụng một cách thành công , nếu OT chưa khô và chống thì chúng vẫn chưa sẵn sàng để tiếp cận cây file để đo.
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, thiết bị này có thể hữu ích trong việc xác định lại những dữ liệu nhận được từ phim X-quang, nhưng chỉ sau khi OT đã được mở rộng đến một kích thước nhất định, bơm rửa, được làm khô, những mảnh tủy vụn được hoàn toàn loại bỏ, không bị chảy máu và cũng không có sự hiện diện của dịch rỉ tiết, sodium hypochloride phải được hút sạch và có thể thay thế bởi 1 dung dịch không có tính điện giải như hdrogen peroxide hoặc thậm chí tốt hơn là các OT đã được làm khô nếu không thì kết quả sẽ không chính xác.
Nguồn tại liệu: Bác sĩ Nguyễn Văn Tý
Bài đăng lần đầu ngày: 4 Tháng sáu, 2019 @ 2:51 chiều