Theo dữ liệu thống kê của Bộ lao động Hoa Kỳ, đã công bố Top 10 ngành nghề có nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm cao nhất. Trong đó Nha sĩ là nghề nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm xếp vị trí số 1.
Top 10 nghề nguy hiểm.
Để xác thực được mức độ về nguy cơ lây nhiễm trong các nghề nghiệp O*NET đã nghiên cứu với mẫu khoảng 1000 nghề dựa trên các tiêu chí đánh giá, bao gồm:
+ Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm.
+ Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm.
+ Tiếp xúc với môi trường độc hại.
+ Tiếp xúc với chất phóng xạ.
+ Nguy cơ bị vết cắt, vết đốt, vết cắn, bỏng.
+ Thời gian ngồi làm việc kéo dài nhiều giờ liên tục.
Theo đó, O*NET đo lường các tiêu chí đánh giá này trên thang điểm từ 0 đến 100, với số điểm cao nhất biểu thị cho rủi ro sức khỏe cao nhất.
1. Nhóm nghề nha sĩ, trợ lý, phụ tá nha khoa.
Đứng TOP 1 trong các nghề nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất với điểm tổng thể chỉ nguy hại: 65.4
Công việc của họ: Kiểm tra, chẩn đoán và điều trị chấn thương và dị tật về răng và nướu, các bệnh về thần kinh, tủy răng, các vấn đề ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng và duy trì, hồi phục răng hay thẩm mỹ. Họ phải tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với bệnh nhân trong khoảng cách gần, tiếp xúc với tia X, hóa chất, dịch tiết nước bọt từ miệng bệnh nhân. Con đường dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Ebola, dịch hạch, MERS, lao, Covid-19…, đặc biệt trong không gian hẹp và kín như tại các phòng khám và bệnh viện nha khoa.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 84
2. Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm: 75
3. Thời gian ngồi làm việc: 67
Xem thêm: Nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở nha sĩ
2. Tiếp viên hàng không
Điểm tổng thể về sự nguy hại: 62.3
Nghề tiếp viên hàng không với ngưỡng điểm về sự nguy hại là 62.3 điểm đứng thứ 2 trong những nghề nguy hiểm nhất.
Bởi công việc của họ sẽ phải đảm bảo an toàn, an ninh, và sự thoải mái của các hành khách trong suốt chuyến bay. Đón khách, soát vé, hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn và phục vụ đồ ăn hoặc nước uống. Họ sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người từ rất nhiều nơi khác nhau.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 88
2. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 77
3. Nguy cơ bị bỏng nhẹ, vết cắt, vết cắn, và đốt: 69
3. Nhóm nghề bác sĩ gây mê, y tá và trợ lý gây mê.
Điểm tổng thể về sự nguy hại: 61.8 điểm. Công việc của các Bác sĩ và trợ tá gây mê cũng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lây truyền khi thực hiện các thủ tục tiêm thuốc mê và thuốc an thần và giúp bệnh nhân trong việc hồi phục sau khi gây mê. Và điểm đáng nói đến là đây là những bệnh nhân thường mắc các bệnh nặng, nguy hiểm và thậm chí bệnh truyền nhiễm gây tử vong.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 94
2. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 80
3. Tiếp xúc với chất phóng xạ: 74
4. Bác sĩ thú y, trợ lý và kỹ thuật viên về thú y
Xếp vị trí thứ 4 trong TOP 10 nghề nguy hiểm là Bác sĩ thú ý với điểm tổng về sự nguy hại: 60.3
Hằng ngày họ sẽ phải chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu các bệnh hoặc chấn thương của động vật và tiến hành các kiểm tra y tế trong phạm vi phòng thí nghiệm để sử dụng trong điều trị và chẩn đoán cho các dịch bệnh của động vật. Đặc biệt, chúng mang trong mình nhiều loại vi khuẩn, virus đe dọa đến sức khỏe của người tiếp xúc gần.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 81
2. Nguy cơ bị bỏng nhẹ, vết cắt, vết cắn, và đốt: 75
3. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 74
5. Bác sĩ chuyên khoa xương khớp
Điểm tổng thể về sự nguy hại: 60.2
Đặc điểm của Bác sĩ chuyên khoa xương là cần hình ảnh chụp X-quang để đưa ra chẩn đoán và điều trị các bệnh, dị tật của xương khớp. Vì vậy, họ phải tiếp xúc nhiều với các tia phóng xạ trong quá trình chụp X-quang cho bệnh nhân.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 87
2. Tiếp xúc với chất phóng xạ: 69
3. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 67
6. Thanh tra xuất nhập cảnh và hải quan
Nhóm nghề thanh tra và hải quan xuất nhập cảnh cũng thuộc nghề có nguy cơ lây nhiễm cao với tổng số điểm nguy hại là 59.3. Công việc của họ là kiểm tra và kiểm soát rất nhiều người qua loại và hàng hóa đến từ nhiều nơi.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 78
2. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 63
3. Tiếp xúc với chất phóng xạ: 62
7. Chuyên viên mô sinh học và kỹ thuật viên mô học
Điểm tổng về sự nguy hại của nghề chuyên viên mô sinh học là: 59.0. Công việc thường xuyên của họ là chuẩn bị mô bệnh phẩm của tất cả bệnh nhân để các nhà nghiên cứu bệnh lý kiểm tra và chẩn đoán dưới kính hiển vi. Chính vì vậy, nguy cơ phơi nhiễm bệnh và lây bệnh do nghề nghiệp khá cao
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc với điều kiện độc hại: 88
2. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 76
3. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 75
8. Nhân viên điều hành hệ thống và nhà máy xử lý nước và nước thải
Điểm tổng thể về sự nguy hại: 58.2
Các nhân viên điều hành và kiểm soát một quá trình hoàn chỉnh hoặc hệ thống máy móc, thường thông qua việc sử dụng bảng điều khiển, để chuyển hoặc xử lý nước hoặc nước thải. Họ sẽ phải tiếp xúc với nhiều nguồn nước và nước thải độc lại khác nhau. Trong quá trình làm việc, họ sẽ hít phải rất nhiều chất độc, chất ô nhiễm, phóng xạ,… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đường hô hấp.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 97
2. Tiếp xúc với điều kiện độc hại: 80
3. Nguy cơ bị bỏng nhẹ, vết cắt, vết cắn, và đốt: 74
9. Kỹ sư nhà máy và nhân viên điều khiển lò hơi
Điểm tổng thể về sự nguy hại: 57.7
Các ký sư sẽ thực hiện điều khiển và duy trì động cơ nhà máy, lò hơi hoặc các thiết bị kỹ thuật khác để cung cấp tiện ích cho các tòa nhà hoặc quy trình công nghiệp. Việc này khiến họ phải làm việc liên tục và tiếp xúc với nhiều chất độc hại trong môi trường kín.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 99
2. Tiếp xúc với điều kiện độc hại: 89
3. Nguy cơ bị bỏng nhẹ, vết cắt, vết cắn, và đốt: 84
10. Bác sĩ phẫu thuật, trợ lý
Điểm tổng thể về sự nguy hại: 57.3
Bác sĩ phẫu thuật, y tá sẽ tiếp xúc trực tiếp với các mô, tế bào bệnh của bệnh nhân. Nguy cơ lây nhiễm qua các dịch tiết từ quá trình phẫu thuật là khá cao.
Ba rủi ro sức khỏe hàng đầu:
1. Tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm: 88
2. Tiếp xúc các chất ô nhiễm: 80
3. Tiếp xúc với điều kiện độc hại: 69
Nha sĩ cần làm gì để bảo về mình trước nguy cơ lây nhiễm số 1 – Nha sĩ là nghề nguy hiểm
Vì lây truyền nhiễm trùng trong không khí được coi là con đường lây lan chính, đặc biệt là tại các phòng khám và bệnh viện nha khoa, thiết bị bảo hộ bao gồm kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, tấm che mặt và quần áo bảo hộ, được khuyến khích sử dụng cho tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trong phòng khám/bệnh viện trong giai đoạn dịch bệnh 2019-nCoV đang bùng nổ.
Biện pháp bảo vệ ba cấp độ của các chuyên gia nha khoa được khuyến nghị cho các trường hợp cụ thể:
(1) Bảo vệ chính (bảo vệ tiêu chuẩn cho nhân viên trong môi trường lâm sàng). Đội mũ dùng một lần, khẩu trang phẫu thuật dùng một lần và quần áo bảo hộ, sử dụng kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt, và găng tay cao su dùng một lần hoặc găng tay nitrile nếu cần thiết.
(2) Bảo vệ thứ cấp (bảo vệ nâng cao cho các chuyên gia nha khoa). Đội mũ bác sĩ dùng một lần, khẩu trang phẫu thuật dùng một lần, kính bảo hộ, tấm chắn mặt và quần áo bảo hộ, với quần áo cách ly dùng một lần hoặc quần áo phẫu thuật bên ngoài và găng tay cao su dùng một lần.
(3) Bảo vệ cấp ba (tăng cường bảo vệ khi tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm 2019-nCoV). Mặc dù một bệnh nhân bị nhiễm trùng 2019-nCoV dự kiến sẽ không được điều trị tại phòng khám nha khoa, trong trường hợp xảy ra, và chuyên gia nha khoa không thể tránh tiếp xúc gần, cần có áo bảo vệ đặc biệt.
Các bước kiểm tra nha khoa
– Kiểm tra miệng trước khi làm thủ tục nha khoa: Dùng nước kháng khuẩn trước khi phẫu thuật làm giảm số lượng vi khuẩn đường hô hấp. Nên dùng nước súc miệng có chứa chất oxy hóa như hydro peroxide 1% hoặc Pididone 0.2% .
– Tay khoan chống hút ngược: Tay khoan nhanh không có van chống hút ngược có thể hút và các mảnh vụn, chất lỏng trong quá trình nha khoa. Tay khoan nha khoa tốc độ cao chống hút ngược có thể làm giảm đáng kể lây lan của vi khuẩn trong miệng và virus HBV vào các đường dẫn của tay khoan và thiết bị nha khoa như ghế nha so với tay khoan không có chức năng chống hút ngược.
Nhìn vào các số liệu và tác nhân gây nguy hiểm có thể thấy nghề nha sĩ có mức độ nguy hiểm như thế nào. Và nhiều Nha sĩ cùng như trợ tá họ chưa biết hoặc chưa hiểu rõ mức độ phơi nhiễm của nghề nghiệp của mình cao ra sao. Đặc biệt hơn, các biện pháp để đảm bảo sự an toàn cho họ chưa thật sự hữu hiệu.
Nguồn: Business Insider
Xem thêm: Nha sĩ là Nghề nguy hiểm số 1
Tổng hợp: Công ty Anh & Em
Bài đăng lần đầu ngày: 29 Tháng năm, 2020 @ 2:36 chiều