CÁC KỸ THUẬT GÂY TÊ TRONG ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG

Trong điều trị tủy răng cũng như nhiều thủ thuật điều trị nha khoa khác, việc gây tê để khống chế cảm giác đau đóng vai trò vô cùng quan trọng. Về mặt giải phẫu sinh lý, răng và xương hàm do giây thần kinh số V2 và V3 chi phối cảm giác, các nhánh dây thần kinh này đa phần đi trong hệ thống xương mặt, gây khó khăn trong quá trình gây tê. Sau đây là tổng hợp một số phương pháp gây tê trong điều trị tủy răng không gây đau, được sử dụng trong mài cùi bọc răng sứ, nhổ răng – tiểu phẫu ….

I. GÂY TÊ CẬN CHÓP ĐỂ ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG.

Phương pháp gây tê trong điều trị tủy răng này thường áp dụng trong trường hợp điều trị tủy răng trên từng răng riêng lẻ. Khi can thiệp các răng hàm trên thường áp dụng kỹ thuật gây tê cận chóp để lấy tủy răng.

1. Cơ sở giải phẫu:

Mạch máu và thần kinh chạy trong xương hàm chia thành các nhánh nhỏ, chui vào răng qua các lỗ chóp chân răng để tạo thành mô tủy.

Gây tê cận chóp là đưa thuốc tê vào vùng tổ chức mô liên kết dưới niêm mạc tương ứng với vùng chóp răng, thuốc tê từ đây sẽ ngấm qua màng xương, xương vỏ vào vùng xương tủy quanh chóp răng và phong bế các sợi thần kinh tạo thành tủy răng, do vậy trong kỹ thuật gây tê để lấy tủy răng này cần phải tưởng tượng được vị trí chóp răng tương ứng.

CÁC KỸ THUẬT GÂY TÊ TRONG ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG ky-thuat-gay-te-trong-dieu-tri-tuy-2

Tuần hoàn và thần kinh vùng chóp chân răng.

2. Kỹ thuật gây tê cận chóp để lấy tủy răng.

Kỹ thuật gây tê trong điều trị tủy răng này được thực hiện như sau:

+ Vén môi má, bộc lộ ngách tiền đình (hành lang). Vị trí chóp chân răng thường tương ứng khoảng đáy hành lang.

+ Sát khuẩn, lau khô, tê bề mặt (bôi, xịt)

+ Đâm kim vào đáy hành lang tương ứng chóp chân răng cần gây tê để lấy tủy. Góc kim hợp với xương 1 góc khoảng 45o, mặt vát kim hướng về phía xương. Đâm sâu khoảng 1cm (thay đổi tùy theo chân răng dài hay ngắn). Bơm 1, 2 giọt trên đường đâm kim. Khi đạt đủ độ sâu ước đoán, bơm hết ống thuốc tê.

CÁC KỸ THUẬT GÂY TÊ TRONG ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG ky-thuat-gay-te-trong-dieu-tri-tuy-3

Vị trí đâm kim khi gây tê để lấy tủy răng bằng phương pháp cận chóp.

3. Nhận xét hiệu quả của phương pháp gây tê trong điều trị tủy răng này.

Với phương pháp gây tê trong điều trị tủy răng này hầu hết các trường hợp, chỉ cần 1 ống vào đáy hành lang như vậy là có thể mài cùi và chữa tủy răng tốt. Các răng cửa hàm trên nhiều khi chỉ cần ½ ống. Các răng cửa hàm dưới, nên tiêm 1/2 ống phía ngoài và 1/2 ống phía trong. Đối với răng nhiều chân hàm trên, 1 số trường hợp chưa đủ tê do thuốc không ngấm được tới chóp chân trong; khi đó cần tiêm thêm ½ ống vào mô liên kết dưới niêm mạc khẩu cái, tương ứng vị trí chóp chân trong.

+ Nếu vẫn chưa đủ tê (hiếm): Bổ sung bằng kỹ thuật gây tê ống tủy trực tiếp.

+ Vùng răng sau hàm dưới, vỏ xương rất dày, mật độ xương rất đặc, thuốc tê không thể ngấm được qua lớp xương vỏ để vào xương tủy; ở vùng này gây tê cận chóp ít có hiệu quả.

II. KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY CHẰNG TRONG ĐIỀU TRỊ TỦY


1. Cơ sở giải phẫu của phương pháp gây tê dây chằng để điều trị tủy.

Giữa răng và xương ổ răng có 1 khe hẹp chứa dây chằng quanh răng, mạch máu và thần kinh …, Phương pháp gây tê trong điều trị tủy răng này sẽ đưa 1 lượng thuốc tê vào vùng dây chằng quanh răng, thuốc tê theo những lổ rỗng trên bờ xương ổ răng ,đi vào vùng tủy xương và đi tiếp vào hệ thống mạch máu xung quanh răng rồi ngấm vào tủy răng.

CÁC KỸ THUẬT GÂY TÊ TRONG ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG ky-thuat-gay-te-trong-dieu-tri-tuy-4

Hình ảnh cho thấy có nhiều lỗ nhỏ vùng cổ răng trên xương ổ, thuốc tê có thể ngấm qua đây để vào vùng xương tủy.

2. Kỹ thuật gây tê dây chằng để điều trị tủy răng.

Dùng kim 30, 27 hoặc 25 áp sát chân răng đâm vào rãnh lợi phía gần, đối với răng nhiều chân có thể đâm vào vùng chẽ chân răng, mặt vát kim hướng về phía chân răng và hợp với trục răng 1 góc 30 độ, sao cho đầu kim lách được vào giữa khoảng dây chằng, ấn kim đến lúc không thể xuống sâu hơn được nữa thì bơm chậm khoảng 0,2 ml thuốc tê, khi bơm sẽ có cảm giác rất nặng tay và cảm giác dội ngược trở lại, nếu không có cảm giác này thì điểm đâm kim chưa đúng và cần đâm lại. Sau đó làm tương tự với phía xa.

ky-thuat-gay-te-trong-dieu-tri-tuy-5

Cần lưu ý rằng tiêm vào vùng này là rất cứng chắc, do đó có thể dùng ngón tay để ấn kim vào hoặc dùng kẹp để ấn kim vào

Gây tê dây chằng cho hiệu quả gây tê nhanh nhưng thời gian tê ngắn nên thường chỉ áp dụng để gây tê bổ sung cho các phương pháp khác

Xem thêm: ,Làm thế nào để việc gây tê cho bệnh nhân nha khoa nhẹ nhàng hơn.

Xem thêm: ,Nghệ thuật và khoa học chẩn đoan trong ngành nha

III. GÂY TÊ TRỰC TIẾP VÀO TỦY ĐỂ CHỮA TỦY (TÊ ÉP BUỒNG):

Phương pháp gây tê để chữa tủy này đưa thuốc tê trực tiếp vào tủy buồng hoặc tủy chân. Cần lưu ý rằng, phương pháp gây tê để chữa tủy răng này gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân và có thể đẩy mô nhiễm khuẩn ra vùng quanh chóp, vị vậy chỉ áp dụng khi các phương pháp gây tê lấy tủy răng khác không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Kỹ thuật gây tê ép buồng để chữa tủy răng.

Kỹ thuật gây tê trong điều trị tủy răng này được thực hiện như sau:

Sau khi đã mở thông vào buồng tủy, lau khô buồng tủy rồi nhỏ vài giọt thuốc tê, chờ vài phút.

Đưa kim vào miệng ống tủy, cần lưu ý không đưa quá sâu, sao cho kim nằm trong ống tủy phải lỏng, bơm rất chậm vài giọt thuốc tê, nếu đầu kim chặt thì cần rút ra 1 khoảng rồi mới bơm thuốc, có thể bẻ kim cong 1 góc 45 độ để dễ đưa kim vào.

buồng tủy răng

IV. GÂY TÊ GAI SPIX ĐỂ ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG (GÂY TÊ THẦN KINH HUYỆT RĂNG DƯỚI)

1. Cơ sở giải phẫu của gây tê gai spix để lấy tủy răng

Giây thấn kinh huyết răng dưới (1 nhánh tận của thần kinh V3) chui vào ống hàm dưới qua lỗ ống hàm dưới (tại đây có gai spix), trong ống hàm dưới thần kinh tách ra các nhánh nhỏ để đi vào tủy răng các răng cối hàm dưới, cuối cùng nó tận cùng tại lỗ cằm (tương ứng chóp răng 5 hàm dưới) bằng cách chia thành 2 nhánh tận là: thần kinh cằm thoát ra mô mềm qua lỗ cằm, cảm giác cho da và mô mền vùng cằm. Một nhánh nữa là thần kinh răng cửa dưới tiếp tục chạy trong xương để chi phối cho tủy răng từ răng 1 đến răng 4 dưới cùng bên.

gay-te-gai SPix

Phân bố hệ thống thần kinh cảm giác cho răng.

Như vậy dây thần kinh huyệt răng dưới và các nhánh tận của nó chi phối cảm giác cho tủy răng của toàn bộ 1 nửa cung răng hàm dưới, 1 nửa môi dưới cùng bên

Phương pháp gây tê để điều trị tủy răng này sẽ đưa thuốc tê vào vùng gai spix, nơi dây thần kinh huyệt răng dưới bắt đầu chui vào lỗ ống răng dưới để vào ống răng dưới.

Muốn đưa thuốc đước vùng gai spix, cần hình dung được vùng này.

Nếu chia ngành hàm thành 9 phần như trên thì vùng gai spix là vùng nằm chính giữa.

2. Kỹ thuật gây tê gai spix.

Có nhiều kỹ thuật đã được trình bày, tuy nhiên khá phức tạp và khó hiểu, nay xin trình bày 1 phương pháp đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả cao.

Xác định đường đan bướm, sau đó đâm kim theo hướng từ răng 4,5 bên đối diện, điểm đâm kim ở giữa đường đan bướm, đâm kim sâu khoảng 2cm thì chạm xương, bơm 1 ống thuốc tê.

kỹ thuật gây tê

Vị trí đâm kim tại đường đan bướm.

Nếu kim chạm xương sớm, chuyển hướng ống tiêm về phía gây tê sao cho đầu kim men theo mặt trong ngành hàm, kim sâu 2cm thì bơm thuốc.

Nếu kim chạm xương muộn, cần rút kim ra để đâm lại, vị trí đâm kim di chuyển về phía trước hơn.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Công ty Anh & Em

Bài đăng lần đầu ngày: 14 Tháng sáu, 2019 @ 10:31 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí