Nguyên tắc mài cùi răng: Ostlund cũng giải thích thuyết phục rằng, sự hiện diện của cement sẽ thay đổi hoàn toàn hiện tượng trên.
Nguyên tắc mài cùi răng chiều dày lớp cement sẽ cản trở sự khít hoàn toàn của phục hồi đúc được mài vát gần song song với hướng lắp phục hồi, cũng như Jorgensen, Kaufman và cộng sự, và Eames và cộng sự chỉ ra rằng chụp răng không khít hoàn toàn trên khuôn với độ thuôn tối thiểu.
Gợi ý: CÁC NGUYÊN TẮC MÀI CÙI RĂNG
Độ dày của cement làm hạn chế việc giảm thiểu khoảng cách từ rìa phục hồi tới răng, d. Do đó khoảng cách này trở thành một hằng số, và công thức ở phần trước là nhằm tính D thay vì d:D = d/sin μ hoặc D = d/cos ϕ
Khi góc vát của rìa phục hồi càng nhọn, sin sẽ càng nhỏ, và khi góc của đường hoàn tất càng tù, cos sẽ càng nhỏ, và D càng lớn. Diện vát càng song song với hướng lắp thì khoảng cách làm phục hình không kín khít càng lớn (Hình 9-28).
Nếu mài vát bờ vai 45 độ, chụp sẽ bị cản trở khít sát với hệ số 1.4.
Tuy nhiên, khi giảm góc rìa phục hồi xuống còn 30 độ, chụp răng bị di lệch gấp đôi so với khi chỉ để bờ vai. Góc rìa phục hồi 15 và 5 độ sẽ cản trở kín khít tương ứng với hệ số 3.9 và 11.5. Nếu khe hở rìa khi chỉ có bờ vai là 25 μm, số liệu độ dày cement từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, việc mài vát thêm 5 độ có thể cản trở phục hồi đúc khít sát gần 0.3 mm. Tất cả các khoảng hở trong hình minh họa được vẽ đúng tỉ lệ.
McLean và Wilson
Đã phản đối việc mài vát đường hoàn tất cho chụp sứ-kim loại bởi vì rìa vát phải từ 10 đến 20 độ thì mới cải thiện đáng kể sự khít sát. Đường hoàn tất còn phải đặt xuống dưới lợi sâu hơn để giấu vành kim loại. Pascoe chứng minh rằng phục hồi đúc hơi quá kích thước với bờ vai sẽ có độ sai lệch rìa ít nhất. Gavelis và cộng sự cho thấy rìa vát nhọn sẽ kín khít tốt hơn, nhưng họ chỉ ra rằng bờ vai cho phép chụp răng lắp vào vừa vặn nhất. Panno và cộng sự báo cáo rằng chụp răng không vừa khít hơn khi mài vát nhọn nhiều 80 độ so với mài vát nhọn ít 45 độ.
Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy rằng nên tiếp tục sử dụng rìa phục hồi góc nhọn với các phục hồi kim loại nhưng góc này nên dao động từ 30 đến 45 độ. Rìa thuôn trên mẫu sáp tạo ra bằng cách mài vát sẽ dễ vừa khít với khuôn hơn so với rìa kiểu vuông góc (đường hoàn tất bờ vai), và có thể đánh bóng rìa phục hồi vàng để cải thiện nhẹ độ vừa khít của nó sau khi đúc.
Nguyên tắc mài cùi răng: Hình dạng đường hoàn tất
Nên tránh các đường hoàn tất kiểu vát nông, rộng gần như song song với bề mặt răng. Chúng rất dễ dẫn đến bờ phục hồi nhô ra. Ngay cả khi các bề mặt song song với trục răng của chụp không bị nhô ra, phần sáp mỏng, không được nâng đỡ ở rìa sẽ có nguy cơ vỡ hoặc biến dạng khi lấy mẫu sáp ra khỏi khuôn và khi đúc. Rìa phục hình tối ưu cho một phục hồi đúc hợp kim vàng đó là rìa sắc với một lượng kim loại kế cận.
Đường hoàn tất thích hợp cho các phục hồi kim loại đó là bờ cong (Hình 9-29).
Đường hoàn tất này đã được chứng minh trên thực ngiệm là gây ít sức ép nhất, nhờ đó cement nằm bên dưới sẽ có ít khả năng thất bại hơn.32,33 Nó có thể được mài nhờ đầu của một mũi khoan kim cương đầu tròn trong khi việc mài vát các thành trục được thực hiện với diện hình trụ của mũi khoan đó. Tuy nhiên, một mũi khoan kim cương hình ngư lôi sẽ có ít khả năng tạo ra đường hoàn tất kiểu vuông góc hơn. Rìa của phục hồi đúc vừa khít với loại đường hoàn tất này có bờ nhọn với một lượng kim loại kế cận.
Bờ cong sâu (deep/heavy chamfer) được sử dụng để tạo ra góc xoang-bề mặt 90 độ với góc bên trong hình tròn có bán kính lớn (Hình 9-30).
Bán kính của đường cong bằng với độ sâu của phần thành trục bị mài. Nó được tạo ra nhờ mũi khoan kim cương thuôn đầu tròn, trong đó, nếu thực hiện bởi một nha sĩ kỹ năng chưa tốt, có thể để lại một lưỡi men mỏng không mong muốn ở góc xoang-bề mặt (Hình 9-31). Lưỡi men giòn, không nâng đỡ này rất dễ vỡ trong hoặc sau khi gắn phục hồi. Bờ cong sâu sẽ mang lại nâng đỡ tốt hơn cho chụp sứ so với bờ cong thông thường, nhưng không tốt bằng bờ vai. Có thể mài vát rìa bờ cong sâu khi sử dụng với phục hồi kim loại.
Bờ vai cổ điển đã từng là đường hoàn tất được lựa chọn cho chụp toàn sứ trong thời gian dài (Hình 9-32). Bậc thang rộng sẽ mang lại sức chống đỡ với lực nhai và giảm thiểu sức nén có thể gây vỡ sớ. Nó tạo ra đủ khoảng cho hình thể phục hồi lành mạnh và thẩm mỹ tối đa. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải phá hủy nhiều cấu trúc răng hơn tất cả các loại đường hoàn tất khác. Góc của đường bên trong chính xác 90 độ cùng với các cải tiến cổ điển của loại đường hoàn tất này tập trung sức ép lên răng dẫn đến vỡ thân răng. Bờ vai nói chung không được sử dụng làm đường hoàn tất cho phục hồi kim loại đúc.
Bờ vai cong là một dạng cải tiến của đường hoàn tất bờ vai (Hình 9-33a).
Bước đầu tiên để tạo ra bậc thang được thực hiện bằng mũi khoan kim cương thuôn đầu bằng, thô. Góc bên trong hình tròn bán kính nhỏ được tạo ra nhờ mũi khoan kim cương thuôn đầu bằng, mịn và hoàn tất bằng cây đục men khuỷu cải tiến đặc biệt (specially modified binangle chisel). Góc xoang-bề mặt là 90 độ, và chiều rộng vai chỉ bị giảm đi một ít bởi góc trong hình tròn. Đường kính của cung tròn bằng một phần tư tới một phần năm chiều dày của phần thành trục bị mài (Hình 9-33b).
Sự tập trung sức nén lên cấu trúc răng là ít hơn so với bờ vai cổ điển, và nâng đỡ cho các thành phục hồi sứ là tốt. Tuy nhiên, mức độ phá hủy cấu trúc răng cần thiết cho kiểu bờ vai cải tiến này không ít hơn đáng kể so với bờ vai cổ điển. Trong khi bờ cong sâu sẽ tạo ra lực nén ít hơn một chút so với bờ vai cong, nó chỉ giảm 7%34 (Bảng 9-3).
Bảng 9-3 Phân tích phần tử hữu hạn các loại đường hoàn tất*
Bờ vai vát được sử dụng làm đường hoàn tất trong nhiều trường hợp (Hình 9-34). Nó có thể là đường hoàn tất phía lợi trên hộp lưu mặt bên của inlay và onlay hoặc vai mặt nhai của onlay và chụp ba phần tư hàm dưới. Kiểu đường hoàn tất này còn được dùng làm đường hoàn tất phía má của các phục hồi sứ-kim loại nơi mà thẩm mỹ lợi là không quan trọng. Nó có thể được sử dụng ở các trường hợp đã có sẵn bờ vai mà bị phá hủy bởi sâu răng hoặc hiện diện phục hồi trước đó. Nó cũng là một đường hoàn tất tốt cho các cùi với thành quá ngắn bởi vì nó tạo thuận lợi cho các thành trục vốn gần song song với nhau.
Bằng cách mài vát một bờ vai có sẵn, có thể tạo ra một gờ kim loại sắc ở rìa phục hồi. Bờ vai vát không nên thường xuyên sử dụng cho các phục hồi toàn phần bởi vì việc mài thành trục sẽ cần phá hủy nhiều cấu trúc răng quá mức cần thiết. Một số cải tiến của bờ vai, có hoặc không mài vát, có thể đáp ứng phần nào khả năng đề kháng với biến dạng trong khi nung sứ.
Nguyên tắc mài cùi răng: Loại đường hoàn tất cuối cùng cho phép tạo ra một gờ kim loại sắc nhọn đó là bờ lưỡi dao (Hình 9-35).
Không may là việc sử dụng nó có thể dẫn đến một số vấn đề. Nếu không thận trọng, mài thành trục có thể bị trượt thay vì kết thúc ở một đường hoàn tất xác định. Rìa phục hồi mỏng vừa khít với loại đường hoàn tất này có thể khó khăn để làm sáp và đúc chính xác. Nó còn dễ bị biến dạng trong miệng khi phục hồi đúc phải chịu lực nhai.
Sử dụng đường hoàn tất bờ lưỡi dao có thể dẫn đến phục hồi có bờ nhô ra khi cố gắng thêm đủ lượng vật liệu lên thành trục của phục hồi. Trừ các trường hợp bất lợi, đôi khi cần phải dùng đường hoàn tất bờ lưỡi dao. Có thể phải sử dụng loại đường hoàn tất này trên mặt lưỡi của các răng sau hàm dưới, trên các răng với bề mặt trục quá lồi, và trên bề mặt mà răng nghiêng theo hướng đó. Các ưu điểm và nhược điểm của các loại đường hoàn tất kể trên được tổng hợp trong Bảng 9-4.
Cần phải lưu ý đường hoàn tất dùng cho rìa nhai-ngoài của chụp từng phần hàm trên và onlay MOD.
Nó cũng phải đáp ứng yêu cầu tạo ra một gờ nhọn với một lượng kim loại kế cận. Men răng cũng phải được bảo vệ bởi một bờ vát hoàn tất mà giữ lại đủ cấu trúc răng ở góc xoang-bề mặt để chống lại vỡ và mẻ. Dạng hay dùng nhất là một bờ vát hoàn tất hẹp (0.3 đến 0.5 mm) vuông góc với hướng lắp phục hồi (A trong Hình 9-36).
Bờ vát khuỷu cũng có thể được sử dụng khi lực nhai mạnh và ít yêu cầu thẩm mỹ (B trong Hình 9-36). Một ít trường hợp không cần phải tạo bờ vát (C trong Hình 9-36), nhưng việc này chỉ được thực hiện trên múi răng đủ lớn để cho phép tạo ra gờ kim loại nhọn và vẫn hoàn tất mài men răng tại góc xoang-bề mặt. Bờ vát là bắt buộc trong trường hợp mà nếu không mài vát thì sẽ tạo ra một gờ men không nâng đỡ (D trong Hình 9-36).
Hình 9-36 Đường hoàn tất nhai-ngoài trên một chụp ba phần tư hàm trên. Kiểu vát phẳng (A), vát khuỷu (contrabevel) (B), và, khi múi răng to, bờ lưỡi dao (C), là các kiểu đường hoàn tất chấp nhận được. Đường hoàn tất bờ lưỡi dao không dùng được trên các núm nhỏ, nhọn (D). (Theo Ingraham và cộng sự và Richter và Ueno.)
Nguyên tắc mài cùi răng Bảo tồn mô nha chu
Vị trí của đường hoàn tất ảnh hưởng trực tiếp lên độ phức tạp khi chế tạo phục hồi ở xưởng và lên thành công cuối cùng của phục hồi. Kết quả tốt nhất có thể được mong đợi khi các rìa nhẵn nhất có thể và được bộc lộ hoàn toàn để làm sạch. Chừng nào có thể, đường hoàn tất nên được đặt lên một vị trí mà rìa phục hồi có thể được mài chỉnh hoàn tất bởi nha sĩ và làm sạch bởi bệnh nhân. Ngoài ra, đường hoàn tất phải được đặt sao cho chúng có thể được sao lại bởi dấu, mà không làm rách hoặc biến dạng giấu khi lấy dấu ra khỏi chúng.
Đường hoàn tất nên được đặt lên men răng khi có thể làm việc đó.
Trong quá khứ, quan điểm truyền thống đó là đặt đường hoàn tất càng sâu xuống dưới lợi càng tốt, dựa trên quan điểm sai lầm rằng rãnh lợi không bị sâu răng. Việc thường xuyên đặt rìa phục hồi xuống dưới lợi không còn được chấp nhận. Các phục hồi có rìa dưới lợi đã được chứng minh là một yếu tố căn nguyên lớn trong bệnh viêm quanh răng. Rìa phục hồi nằm càng sâu trong rãnh lợi thì đáp ứng viêm càng mạnh.
Mặc dù Richter và Ueno báo cáo không có sự khác biệt giữa đường hoàn tất trên lợi và dưới lợi trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm, họ vẫn khuyến cáo rằng nên đặt đường hoàn tất lên trên lợi bất cứ khi nào có thể. Eissmann và cộng sự cũng đưa ra khuyến cáo tương tự. Nguyên tắc mài cùi răng Koth cũng thất bại trong việc tìm kiếm mối liên hệ giữa vị trí rìa phục hồi và sức khỏe của lợi trong một nhóm bệnh nhân chặn lọc với chế độ vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt.
Các nghiên cứu này không bác bỏ bằng chứng rằng các rìa phục hồi dưới lợi có thể gây ra viêm lợi.
Chúng chỉ chứng minh được rằng vị trí rìa phục hình không quá quan trọng khi được thực hiện bởi một nha sĩ kỹ năng tốt trong miệng của một bệnh nhân hợp tác, giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Cái tôi cá nhân có thể xúi giục nha sĩ tin rằng anh ta hoặc cô ta có đủ kỹ năng để làm được rìa phục hình dưới lợi vừa khít. Tuy nhiên, rìa phục hồi dưới lợi có thể rất khó để đánh giá.
Christensen chứng minh rằng các nha sĩ phục hồi kinh nghiệm có thể tạo ra các khiếm khuyết rìa phục hồi lên tới 120 μm khi rìa phục hồi nằm dưới lợi. Trong một nghiên cứu trên phim X quang, Bjorn và cộng sự chỉ ra rằng nhiều hơn một nửa số rìa phục hồi mặt bên của chụp vàng có khiếm khuyết lớn hơn 0.2 mm và nhiều hơn 40% số rìa phục hồi mặt bên của chụp sứ có khiếm khuyết vượt quá 0.3 mm.
Dù sao thì cũng sẽ có nhiều trường hợp không tránh được phải làm rìa phục hồi dưới lợi.
Bởi vì chiều dài của cùi là một yếu tố quan trọng trong kháng lực và lưu giữ, cùi răng thường được mài xuống dưới lợi để tăng lưu giữ. Việc đặt vị trí đường hòn tất còn có thể bị thay đổi khỏi vị trí lý tưởng khi có sâu răng, vị trí rìa phục hồi trước đó, chấn thương, hoặc thẩm mỹ.
Cần phải hết sức thận trọng nếu các điều kiện đòi hỏi phải đặt đường hoàn tất sát mào xương ổ răng ít hơn 2.0 mm, đây là tổng kích thước của bám dính biểu mô và mô liên kết. Đặt rìa phục hồi vào khu vực này sẽ dẫn đến viêm lợi, mất chiều cao mào xương ổ răng, và hình thành túi quanh răng. Phẫu thuật kéo dài thân răng có thể được thực hiện để di chuyển mào xương 3.0 mm về phía chóp so với vị trí đường hoàn tất dự kiến để đảm bảo khoảng sinh học và phòng bệnh lý nha chu.
Việc này sẽ mang lại đủ khoảng cho bám dính biểu mô và mô liên kết và một rãnh lợi lành mạnh. Nếu đường hoàn tất sâu nằm ở mặt tiếp giáp và sẽ đòi hỏi phải loại bỏ rất nhiều xương giữa răng cần phục hồi và răng kế cận, có thể phải cân nhắc nhổ răng cần phục hồi hơn là làm tổn thương mô nha chu của răng kế cận vốn đang lành mạnh.
Nguyên tắc mài cùi răng: Dụng cụ
Mài cùi răng để làm các phục hồi sứ hoặc kim loại đúc không đòi hỏi quá nhiều trang thiết bị (Bảng 9-5).
Nguyên tắc mài cùi răng: MCR, phục hồi sứ kim loại.R, phục hồi sứ kim loại.
Bảng 9-5 Dụng cụ quay để mài cùi
Loại bỏ mô răng sâu bằng cây nạo ngà sắc và mũi khoan tròn (số 4 hoặc số 6) lắp trên tay khoan khuỷu. Cây đục men có thể được sử dụng để làm rõ thành má và thành lưỡi của các hộp mặt bên. Tất cả các thủ thuật khác thường được thực hiện với tay khoan tuốc bin hơi.
Các mũi khoan kim cương tròn nhỏ, sử dụng với ống phun hơi-nước trên tay khoan nhanh, sẽ loại bỏ một cách chính xác lượng mô răng có kiểm soát. Bề mặt còn lại có thể được làm nhẵn dễ dàng. Không nên dùng các đĩa mài kim cương lớn trên tay khoan chậm khuỷu hay thẳng. Chúng thường mài quá mức, và nguy cơ gây chấn thương cho bệnh nhân là cao.
Một điều quan trọng là đường hoàn tất xoang-bề mặt phải nhẵn và liên tục để làm cho việc chế tạo phục hồi ở xưởng thuân lợi hơn với rìa phục hồi vừa khít hơn.
Khi mài nhiều mô răng thì hiệu quả nhất là dùng các mũi khoan kim cương ráp. Tuy nhiên, chúng sẽ để lại đường hoàn tất xoang-bề mặt không đều và không nên dùng chúng khi muốn tạo đường hoàn tất nhẵn. Khi sử dụng các mũi khoan kim cương mịn với kích thước và hình dạng tương tự, có thể duy trì hình thái đường hoàn tất tạo ra bởi mũi khoan kim cương ráp. Đường hoàn tất khi mài theo chiều đứng có thể thực hiện bằng cách sử dụng các đĩa mài mỏng,64 nhưng nên dùng chúng với đê cao su để bảo vệ mô mềm.
Các mũi khoan thuôn không răng (169L, 170L, and 171L) được sử dụng để tạo rãnh, hộp, eo và khuỷu khi cần. Chúng còn được dùng để làm nhẵn các bề mặt mà sẽ không kết thúc theo một đường hoàn tất cong, khi đó chúng sẽ tạo bậc thang, và để tạo bờ vát mặt nhai và rìa cắn. Các mũi khoan đan chéo hoặc có răng được dùng để loại bỏ phục hồi cũ, tuy nhiên các gờ ngang mà chúng để lại trên cấu trúc răng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc làm nhẵn bề mặt răng.
Nguồn: Tổng hợp Internet
Tổng hợp: Công ty Anh & Em.
Bài đăng lần đầu ngày: 2 Tháng mười, 2019 @ 5:44 chiều