Chỉnh nha ( Phần 7): Giai đoạn răng hỗn hợp

Giai đoạn răng hỗn hợp

Giai đoạn răng hỗn hợp là giai đoạn thấy được cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Nó nằm trong độ tuổi từ 6 – 12. Hầu hết sai khớp cắn định hình trong suốt giai đoạn này. Giai đoạn này có thể được chia thành hai giai đoạn chuyển tiếp – thứ nhất và thứ hai.

Giai đoạn răng hỗn hợp thứ nhất

Mọc răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất và quá trình thay các răng cửa.

Mọc các răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất

Răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc lúc 6 tuổi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, tạo khớp cắn chức năng ở hàm răng vĩnh viễn.

Vị trí trước sau của răng cối lớn vĩnh viễn chịu ảnh hưởng bởi:

  1. Tương quan mặt phẳng tận.
Tương quan mặt phẳng tận.
  • Khi răng cối sữa thứ hai ở tương quan mặt phẳng tận thẳng đứng. Thì răng cối lớn thứ nhất mọc lên ban đầu sẽ có tương quan đối đỉnh múi – múi. Sau này sẽ chuyển thành tương quan hạng I răng cối nhờ sử dụng khoảng linh trưởng.
Khi răng cối sữa thứ hai ở tương quan mặt phẳng tận thẳng đứng

Sau đó, tương quan đối đỉnh múi – múi của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất có thể chuyển thành tương quan hạng I. Bằng cách di chuyển về phía gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất theo sau việc thay răng cối sữa và sử dụng khoảng Leeway (di gần muộn).

  • Khi răng cối sữa thứ hai có tương quan mặt phẳng tận là bước xa thì răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất sẽ mọc lên ở tương quan hạng II. Cấu hình răng cối dạng này sẽ không tự sửa chữa và sẽ gây ra sai khớp cắn hạng II dù cho có khoảng Leeway và sự tăng trưởng khác.
  • Răng cối sữa thứ hai có tương quan mặt phẳng tận bước gần dẫn đến răng cối lớn vĩnh viễn có tương quan hạng I ở bộ răng hỗn hợp. Tương quan này có thể duy trì hoặc tiến triển thành tương quan hạng III một nửa hoặc một múi cùng với sự tăng trưởng tiếp tục của xương hàm dưới.
Khi răng cối sữa thứ hai

2. Trượt về phía gần vào khoảng sinh lý:

Ở cung hàm còn khoảng trống, lực mọc răng cối lớn vĩnh viễn dẫn đến việc đóng bất kỳ khoảng trống nào giữa các răng cối sữa hoặc khoảng linh trưởng, dẫn đến việc các răng cối di gần.

3. Sự chênh lệch giữa tăng trưởng hàm trên và hàm dưới

Khoảng Leeway của Nance: tổng kích thước gần xa của răng nanh, răng cối thứ nhất và thứ hai ở bộ răng sữa lớn hơn tổng kích thước gần xa của răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai ở bộ răng vĩnh viễn. Khoảng lệch này được gọi là khoảng Leeway.

Giá trị khoảng Leeway:

Ở hàm trên 0.9mm/một phần hàm – tổng cộng 1.8 mm

Ở hàm dưới 1.7mm/một phần hàm – tổng cộng 3.4 mm

Giai đoạn răng hỗn hợp, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Máy nội nha Morita

Mọc răng cửa

Răng cửa vĩnh viễn phát triển về phía trong so với răng cửa sữa. Để răng cửa mọc đều đặn thì cần phải có khoảng trống bắt buộc ở phần trước trên cả hai cung hàm, khoảng này là “nghĩa vụ răng cửa”, chẳng hạn tổng chiều rộng gần xa của bốn răng cửa vĩnh viễn lớn hơn tổng chiều rộng gần xa của bốn răng cửa sữa, độ chênh lệch này ở hàm trên là 7.6mm và ở hàm dưới là 6mm (theo Wayne). Khoảng trống bắt buộc này có được nhờ:

  • Khoảng cách sinh lý giữa các răng cửa sữa: 4 mm ở cung hàm trên, 3 mm ở cung hàm dưới.
  • Tăng độ rộng khoảng liên răng nanh: việc tăng trưởng đáng kể xảy ra cùng với việc mọc các răng cửa và răng nanh.
  • Tăng chiều dài phía trước của cung răng: răng cửa vĩnh viễn mọc về phía ngoài răng cửa sữa giúp tăng khoảng thêm 2-3mm.
  • Thay đổi độ nghiêng của răng cửa vĩnh viễn: răng sữa mọc thẳng nhưng răng vĩnh viễn móc nghiêng về phía ngoài, vì vậy giảm góc liên răng cửa từ 150 độ ở bộ răng sữa xuống còn 123 độ ở bộ răng vĩnh viễn. Điều này làm tăng đường kính cung răng.
Mọc răng cửa

Hiện tượng Broadbent – giai đoạn vịt con xấu xí (7-14 năm)

Vào khoảng 8 tuổi, cung hàm trên thường thấy khoảng hở ở đường giữa, bố mẹ trẻ thường hiểu nhầm đây là một tình trạng sai khớp cắn. Thân các răng nanh ở hàm răng trong giai đoạn sớm chạm vào chân các răng cửa bên, dẫn đến đẩy các chân này về phía gần và làm cho thân răng bị loe về phía bên. Chân các răng cửa giữa cũng bị đẩy lại gần nhau dẫn đến tạo kẽ hở ở đường giữa. Giai đoạn từ khi mọc răng cửa bên bến khi mọc răng nanh được gọi là giai đoạn “vịt con xấu xí”. Hình dạng răng lúc này không thẩm mỹ nhưng cuối cùng mang lại một kết quả thẩm mỹ. Với quá trình mọc răng nanh, việc ấn vào chân răng dẫn đến thay đổi vị trí rìa cắn, đưa các thân răng cửa về vị trí giữa và đóng khoảng trống.

Giai đoạn chuyển đổi trung gian (1.5 năm)

Đây là một giai đoạn ổn định và chỉ có những thay đổi nhỏ xảy ra ở bộ răng. Các răng hiện diện đó là các răng cửa vĩnh viễn, răng cối lớn thứ nhất và cùng với những răng nanh, răng cối sữa. Một số đặc điểm của giai đoạn này:

  1. Bất kỳ sự bất cân xứng nào trong việc mọc răng và tương ứng với những khác biệt về chiều dài thân răng giữa bên phải và bên trái răng sẽ được tạo thành.
  2. Mòn mặt nhai và mòn mặt bên răng sữa dẫn đến thay đổi hình dạng mặt nhai và tiếp xúc bên dạng mặt phẳng.
  3. Giai đoạn vịt con xấu xí.
  4. Sự hình thành chân răng ở những răng cửa đã mọc, răng nanh và các răng cối lớn tiếp tục hình thành chân răng, kèm theo đó là sự gia tăng đồng thời của chiều cao xương ổ răng.
  5. Tiêu chân răng cối lớn sữa.

Giai đoạn này chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi thứ hai.

Giai đoạn này chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi thứ hai.

Giai đoạn chuyển tiếp thứ hai

Giai đoạn này xảy ra những sự kiện sau:

1. Mất răng cối và răng nanh sữa.

Khoảng vào năm 10 tuổi, răng sữa đầu tiên ở vùng răng sau, thường là răng nanh hàm dưới bắt đầu rụng đánh dấu quá trình bước vào giai đoạn chuyển đổi thứ hai. Thường không thấy chen chúc trước khi mọc răng ngoại trừ vùng giữa răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất.

2. Mọc răng nanh và răng cối nhỏ vĩnh viễn.

Những răng này mọc sau khi răng cửa mọc khoảng 1 – 2 năm. Răng ở phía sau đầu tiên mọc là răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới (9 – 10 tuổi), tiếp đến là răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên (11-12 tuổi). Trình tự mọc răng phổ biến là 4-5-3 ở hàm trên và 3-4-5 ở hàm dưới. Khớp cắn thuận lợi ở vùng răng này phụ thuộc phần lớn vào:

  • Trình tự mọc răng thuận lợi
  • Thoả mãn tỉ lệ giữa kích thước răng – khoảng trống
  • Đạt được tương quan răng cối bình thường với việc giảm tối thiểu khoảng trống hữu dụng cho các răng cối nhỏ.

3. Mọc răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai

Trước khi mọc, răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai định hướng về phía gần và phía trong. Những răng này được hình thành ở phía khẩu cái và được hướng dẫn vào khớp cắn bằng cơ chế “Hình nón – Phễu” (múi trong phía trên/ “hình nón” khớp vào rãnh mặt nhai bên dưới dưới / “phễu”). Chiều dài cung hàm bị giảm trước khi răng cối lớn thứ hai mọc do lực mọc răng hướng về phía gần. Do đó, nếu có chen chúc thì sẽ càng nặng hơn.

Tìm hiểu luôn bài viết liên quan

Bài đăng lần đầu ngày: 23 Tháng mười một, 2017 @ 11:28 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí