Kỹ thuật gây tê vùng : là làm tê các trục dây thần kinh hay chặn đoạn các dây thần kinh chi phối cảm giác trong khu vực tương đối lớn.
Có tác dụng tê cả một vùng do dây thần kinh chi phối
Thuận tiện của phương pháp là chỉ tiêm một lần với lượng thuốc tê vừa phải nhưng tê rộng và lâu. Thường dùng để nhổ răng khó, nhổ một lúc nhiều răng hoặc khi tại chỗ răng nhổ có viêm nhiễm.
Dụng cụ: tương tự gây tê tại chỗ và dùng kim dài 17-42mm
1. Kỹ thuật gây tê vùng ở hàm trên
Gây tê dây thần kinh răng trên sau (H.4): được thực hiện ở mặt sau của răng hàm trên
* Giải phẫu: Dây thần kinh răng trên sau có 2 hoặc 3 đôi tách từ dây thần kinh hàm trên lúc dây này chui vào ống dưới ổ mắt, chúng tiếp tục chạy dài xuống theo lồi hàm, hướng về mé trước và chui vào xương bằng những lỗ nhỏ cách bờ ổ răng khôn 20-30mm phía ngoài – xa.
* Kỹ thuật:
– Bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế 45ᵒ, miệng há nhỏ, người điều trị dùng ngón tay trỏ dò trong miệng lồi xương hàm trên, mé sau.
– Đâm kim dài 42mm vào điểm chóp chân răng khôn phía ngoài, giữ kim sát xương và luồn kim lên và ra sau độ 45ᵒ luôn luôn giữ kim sát xương, đẩy kim sâu chừng 2cm (u xương là một vòng cong).
– Vừa luồn kim vừa bơm thuốc tê và cuối đoạn bơm phần còn lại, tất cả chừng 2ml.
Hình 4. Gây tê dây thần kinh răng trên sau.
* Vùng tê:
– Tủy răng số 6 , 7 , 8 hàm trên trừ chân ngoài gần răng số 6.
– Xương ổ răng và tổ chức liên kết, niêm mạc phía má.
Gây tê dây thần kinh khẩu cái trước (H.5) (ở lỗ khẩu cái sau).
* Kỹ thuật:
– Lỗ khẩu cái sau ở mé trong răng khôn, chừng lcm cách lợi và 0,5 cm trước ranh giới sau của khẩu cái cứng. Có thể dò thấy lỗ thủng ở đây.
– Đâm kim sâu lcm theo chiều từ trước ra sau và hơi nghiêng ra ngoài.
– Bơm 1/2 ml thuốc tê, cảm giác tê ngắn chừng 30 phút.
* Vùng tê: Vòm khẩu vùng răng cối.
Hình 5. Gáy tê ở lỗ khẩu cái trước (dây thần kinh mũi – khẩu cái).
Gây tê dây thần kinh mũi – khẩu cái (ở lỗ khẩu cái trước)
* Giải phẫu học.
Là nhánh cuối cùng của dây thần kinh bướm – khẩu cái. Dây này chui vào hố mũi qua lỗ bướm – khẩu và chạy dài theo vách mũi từ sau tới trước và từ trên xuống dưới, cuối cùng chui ra ở lỗ khẩu Gái trước.
* Kỹ thuật:
– Miệng há, đầu ngửa ra sau. Lỗ khẩu cái trước ở nơi lằn giữa vòm khẩu và cách sau răng cửa giữa 1cm.
– Luồn kim tại vị trí trên hướng kim lên trên và ra sau, đi sâu từ 1/4 – 1/2 cm rồi bơm độ 0,5 – 1ml thuốc tê.
Cảm giác tê xảy ra sau 3 phút và kéo dài 30 phút.
* Vùng tê: Vùng niêm mạc sợi của vòm khẩu cái sau răng cửa và răng nanh.
2. Kỹ thuật gây tê vùng ở hàm dưới
Gây tê dây thần kinh răng dưới (H.6,7,8,9) (ở lỗ gai Spix)
Hình 6. Xác định điểm mốc
Hình 7. Cách đặt ngón tay trỏ
Hình 8. Cách tiêm và gây tê dây TK răng dưới.
Là phương pháp gây tê vùng cơ bản thường áp dụng trong nha khoa vì tương đôi dễ thực hiện và rất có hiệu quả để nhổ răng thuộc hàm dưới.
Muốn tê tốt phải đến gần dây thần kinh ở chỗ nó sắp chui vào lỗ ống răng dưới.
Xem thêm: Chấn thương răng
Xem thêm: Các vấn đề về giải phẫu và mô học
* Giải phẫu học :
– Dây thần kinh răng dưới là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới, dây này chạy từ lỗ bầu dục sau đó chạy giữa hai cơ chân bướm cùng với động mạch răng dưới đi vào ống răng dưới ở lỗ gai Spix, phân bố cảm giác tới các răng hàm dưới. Từ lỗ cằm dây thần kinh phân ra 2 nhánh nhỏ, dây thần kinh cằm và dây thần kinh răng cửa.
– Lỗ gai Spix ỗ ngay trung tâm nhánh đứng xương hàm dưới. Lỗ quay lên trên và ra sau và bị che ở trên bằng gai spix. Vị trí của lỗ này ngang với mặt nhai của răng hàm dưới nhưng muốn đến sát dây thần kinh thì phải lên cao hơn 1 cm.
– Điểm mốc :
+ Bờ trước nhánh đứng xương hàm.
+ Gờ chéo trong, gờ chéo ngoài.
+ Tam giác sau răng cối.
+ Dây chằng chân bướm hàm
* Kỹ thuật gây tê bên phải
– Bệnh nhân ngồi miệng há, mặt phẳng nhai hàm dưới song song với sàn nhà.
– Người điều trị đứng trước, bên phải bệnh nhân. Dùng ngón trỏ trái đặt vào vùng niêm mạc sau răng cối, áp sát vào xương, di chuyển qua lại để xác định gờ chéo ngoài và bờ trước nhánh đứng xương hàm.
– Trượt ngón tay lên xuống trên bờ trước nhánh đứng xác định điểm thấp nhất của bờ này (khoảng lem trên mặt nhai răng cối sau cùng). Điểm này có cùng chiều cao với gai Spix ở mặt trong nhánh đứng.
– Ở vị trí này di chuyển ngón tay về phía lưỡi sẽ ngang qua một trũng xương hơi phẳng đó là tam giác hậu hàm và đến một gờ xương tròn là đường chéo trong.
– Đặt ngón tay trong tam giác hậu hàm, nghiêng móng tay vào trong ấn vào một điểm trên đường chéo trong có chiều cao đã định như trôn.
– Hướng bơm tiêm từ răng số 3, 4 phía đối lập đâm kim vào điểm đầu, giữa và sát móng tay luồn kim sâu 1,2 – 1,5mm cho đến khi đụng xương. Trong lúc tiêm yêu cầu bệnh nhân phải giữ độ há miệng.
– Bơm chậm 1,5 – 2ml thuốc tê. Trước lúc bơm thuốc kiểm tra cẩn thận có máu tràn vào bơm tiêm không.
– Cảm giác tê sẽ bắt đầu sau 5 phút (tê môi) và kéo dài 40 – 50 phút.
Gây tê bên trái cũng tương tự, chỉ khác là người điều trị đứng bên phải và dịch ra sau bệnh nhân và quàng tay qua đầu, dùng ngón trỏ để tìm điểm mốc.
Ở trẻ em điểm gây tê thấp hơn người lớn.
* Vùng ảnh hưởng tê :
– Môi và da hàm dưới bên gây tê.
– Lợi phía ngoài từ răng cửa đến răng số 6. Từ răng số 6 đến răng số 8 do dây thần kinh miệng, nếu muốn tê vùng này phải tiêm bổ túc bằng cách đâm kim ở đáy hành lang răng cần can thiệp, tiêm 0,5ml.
– Răng: từ răng cửa đến răng khôn.
+ Nếu bơm thuốc nhiều thì vừa tê môi vừa tê lưỡi.
+ Nếu tiêm thấp thì chỉ tê lưỡi và gây tê thần kinh răng dưới thất bại.
+ Nếu tiêm quá xa, quá cao có thể tê và liệt mặt (tạm thời).
* Chống chỉ định :
– Cứng khít hàm.
– Nhiễm khuẩn nhánh đứng xương hàm dưới.
Hình 9.Kỹ thuật gây tê và làm giảm đau vùng
Gây tê dây thần kinh cằm (H.10)
Hình 10. Gây tê dây cằm
* Giải phẫu học: Tới lỗ cằm dây thần kinh răng dưới chia làm 2 nhánh:
– Dây thần kinh răng cửa.
– Dây thần kinh cằm.
Dây thần kinh răng cửa liên hệ đến tủy, xương ổ, niêm mạc răng nanh và răng cửa.
Dây thần kinh cằm cho cảm giác vùng lợi môi, da môi và cằm.
Lỗ cằm to 2mm, miệng lỗ hướng lên trên và ra ngoài – vị trí ở giữa chiều cao thân xương và ở giữa hai chân răng 4 – 5 (đa số) hoặc ngay trên trục răng 5 hoặc số 4.
* Kỹ thuật:
– Đầu bệnh nhân hơi cúi về phía trước.
– Tay người KTV có thể dò tìm lỗ cằm.
– Đâm vào đáy hành lang đối diện với răng số 5 một góc 15° so với trục răng từ trước ra sau.
– Cho kim sâu 2 – 3mm vào lỗ cằm rồi bơm 1,5 – 2ml thuốc.
* Chỉ định:
– Ít khi chỉ định để nhổ răng số 3, 2, 1.
– Để can thiệp những tiểu phẫu vùng cằm.
– Nếu nhổ các răng trước nên chọn gây tê tại chỗ hoặc gây tê ở gai Spix.
Nguồn: Ranghammat. com
Bài đăng lần đầu ngày: 14 Tháng sáu, 2019 @ 2:50 chiều