I. THAY ĐỔI PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN ANGLE CỦA DEWEY
Vào 1915, Dewey đưa ra thay đổi sai khớp cắn ANGLE hạng I và hạng III của Angle bằng cách phân biệt giữa sai vị trí của phân đoạn phía trước và phía sau như dưới đây:
1. Thay đổi sai khớp cắn hạng I Angle của Dewey
Loại 1 Sai khớp cắn Hạng I Angle với các răng trước hàm trên chen chúc.
Loại 2 Sai khớp cắn Hạng I Angle với các răng cửa hàm trên nhô.
Loại 3: Sai khớp cắn Hạng I Angle với các răng cửa hàm trên nằm về phía trong so với các răng cửa hàm dưới (cắn chéo răng trước).
Loại 4: Các răng cối lớn và răng cối nhỏ nằm ngoài hoặc trong nhưng các răng cửa và răng nanh vẫn sắp xếp bình thường (cắn chéo răng sau).
Loại 5: Các răng cối lớn nằm về phía gần do mất sớm răng nằm về phía gần của nó (mất sớm răng cối sữa hoặc răng cối nhỏ thứ hai).
2. Thay đổi sai khớp cắn hạng III Angle của Dewey
Loại 1: Hai cung hàm riêng biệt có các răng thẳng đều, nhưng khi ăn khớp với nhau thì các răng trước cắn đối đầu.
Loại 2: Các răng cửa hàm dưới có tình trạng chen chúc và nằm về phía trong so với các răng cửa hàm trên.
Loại 3: Cung hàm trên kém phát triển, các răng cửa hàm trên nằm chen chúc và cắn chéo, cung hàm dưới phát triển tốt và sắp xếp đều.
II. THAY ĐỔI PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN ANGLE CỦA LISCHER
Vào năm 1933, Lischer tiếp tục sửa đổi phân loại của Angle bằng cách đưa ra các tên thay thế cho sai khớp cắn hạng I, hạng II, hạng III của Angle. Ông cũng đề xuất các thuật ngữ để định nghĩa tình trạng sai khớp cắn của từng răng.
KHỚP CẮN ĐÚNG
Khớp cắn đúng là thuật ngữ đồng nghĩa với sai khớp cắn hạng I của Angle
KHỚP CẮN XA
Khớp cắn xa là thuật ngữ đồng nghĩa với sai khớp cắn hạng II của Angle
KHỚP CẮN GẦN
Khớp cắn gần là thuật ngữ đồng nghĩa với sai khớp cắn hạng III của Angle
Lischer đặt tên cho từng răng có vị trí sai như sau:
1. Lệch gần: Răng nằm về phía gần so với vị trí bình thường
2. Lệch xa: Răng nằm về phía xa so với vị trí bình thường
3. Lệch trong: Răng nằm về phía trong so với vị trí bình thường
4. Lệch ngoài: Răng nằm về phía ngoài so với vị trí bình thường
5. Mọc thấp: Răng nằm dưới đường cắn khớp
6. Mọc cao: Răng nằm cao hơn đường cắn khớp
7. Nghiêng trục: Trục răng sai, nghiêng.
8. Răng xoay: Răng xoay quanh trục của nó
9. Chuyển vị: Răng thay đổi vị trí so với thứ tự bình thường.
Xem thêm: Sửa chữa vẩu hai hàm và đóng khoảng nhổ răng hàm nhỏ.
Xem thêm: Phẫu thuật tái tạo quanh răng-phẫu thuật quanh implant: Sửa chữa các lỗi điều trị.
III. PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN CỦA BENNETTE
Bennette đưa ra khái niệm phân loại sai khớp cắn dựa trên nguyên nhân của nó như:
Hạng I: Vị trí bất thường của một hoặc nhiều răng do nhân tố tại chỗ.
Hạng II: Sự hình thành bất thường của một phần hoặc toàn bộ cung hàm do khiếm khuyết trong quá trình phát triển xương.
Hạng III: Mối quan hệ bất thường giữa cung hàm trên với cung hàm dưới và giữa cung hàm với nét mặt, do khiếm khuyết trong quá trình phát triển xương.
IV. PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN CỦA SIMON
Vào năm 1930, Simon là người đầu tiên nói về mối tương quan giữa cung răng và mặt và xương sọ trong ba chiều không gian, chẳng hạn như:
- Mặt phẳng ngang Frankfort (đứng ngang)
- Mặt phẳng mắt (trước – sau)
- Mặt phẳng ngang
1. Mặt phẳng Frankfort (đứng ngang)
Mặt phẳng ngang Frankfort hoặc mặt phẳng mắt – tai được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng từ bờ xương ổ mắt ngay dưới con ngươi mắt đến bờ dưới ống tai ngoài (khía trên bình tai). Mặt phẳng này được sử dụng để phân loại sai khớp cắn theo mặt phẳng đứng dọc. Sai lệch theo mặt phẳng này là:
* Thẩm mỹ: khi cung răng hoặc phần của nó gần với mặt phẳng ngang Frankfort thì được xem là cuốn hút.
* Trừu tượng: khi cung răng hoặc phần của nó cách xa mặt phẳng ngang Frankfort thì được xem là trừu tượng.
2. Mặt phẳng mắt
Mặt phẳng này vuông góc với mặt phẳng Frankfort tại bờ xương ổ mắt ngay dưới con ngươi. Ở đây, ông muốn đề cập đến quy tắc răng nanh. Theo Simon trên cung răng có tương quan bình thường, mặt phẳng mắt đi qua mặt xa của răng nanh hàm trên. Sai khớp cắn được mô tả theo chiều trước sau dựa trên khoảng cách từ mặt phẳng mắt:
* Nhô răng: răng trên một hoặc hai cung răng/cung hàm nằm về phía trước nhiều, chẳng hạn nằm trước vị trí mặt phẳng này so với bình thường
* Lùi răng: răng trên một hoặc cả hai cung răng/cung hàm nằm về phía sau nhiều, chẳng hạn nằm về vị trí mặt phẳng này so với bình thường.
3. Mặt phẳng giữa khẩu cái
Mặt phẳng giữa khẩu cái được xác định bởi các điểm cách nhau khoảng 1.5cm trên đường ráp giữa khẩu cái. Mặt phẳng giữa khẩu cái đi qua hai điểm này và vuông góc với mặt phẳng Frankfort. Phân loại sai khớp cắn theo hướng ngang so với mặt phẳng giữa khẩu cái:
* Co lại: một phần hoặc toàn bộ cung răng co hướng về mặt phẳng giữa khẩu cái
* Giãn ra: một phần hoặc toàn bộ cung răng rộng hơn hoặc nằm cách mặt phẳng giữa khẩu cái xa hơn bình thường.
Biên dịch: B.s Lương Thị Quỳnh Tâm
Bài đăng lần đầu ngày: 15 Tháng sáu, 2019 @ 3:53 chiều