Mua sensor là một trong những đầu tư cần thiết trong mỗi nha khoa. Thế nên việc nha sĩ gặp khó khăn trong việc lựa chọn sensor phù hợp trong cả “rừng thiết bị” cũng là chuyện dễ hiểu. Vậy trước khi đầu tư cần cân nhắc đến những yếu tố nào?
Kích thước
Một vài kích thước sensor phổ biến bao gồm:
- Kích thước 1.0: 36.8 x 25.4 (mm)
- Kích thước 1.5: 39.5 x 29.2 (mm)
- Kích thước 2.0: 42.9 x 31.3 (mm)

Trong đó size nhỏ 1.0 thường được dùng cho trẻ em, nếu người lớn dùng sẽ không thấy hết toàn bộ chân răng. Do đó nha sĩ sẽ chọn kích thước 1.5 để phù hợp với hầu hết bệnh nhân Việt Nam. Tuy nhiên chi phí sẽ cao tương ứng với kích thước sensor.
Kích thước sensor của một số hãng lớn trên thị trường:
- Schick 33: 25.4 mm x 38.3 mm x 7.5 mm (Size 1)
- ProSensor của Planmeca: 39.7 mm x 25.1 mm (Size 1)
- Gendex GXS-700: 37 mm x 25 mm (Size 1)
- Kodak RVG 6100: 27.5 mm x 37.7 mm (Size 1)
- Dexis platinum: 29.7 mm x 38.8 mm x 8.3 mm (Size 1)
Độ phân giải
Sensor thường được giới thiệu theo độ phân giải pixel, nhưng chỉ số này ít liên quan đến khả năng nhìn của mắt. Do đó độ phân giải line pair cần được lưu tâm khi nói đến độ sắc nét của máy.
Tuy nhiên thông số về độ phân giải line pair của sensor nha khoa là những con số ước tính và có thể không hoàn toàn chính xác. Vì độ phân giải của cảm biến nha khoa có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước cảm biến hay máy chụp X-quang.

Độ phân giải của cảm biến nha khoa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và kiểu máy, dưới đây là danh sách 05 sensor nha khoa được ưa chuộng hàng đầu và độ phân giải của chúng:
- Schick 33: 17 lp/mm
- ProSensor của Planmeca: 19 lp/mm
- Gendex GXS-700: 20 lp/mm
- Kodak RVG 6100: 19 lp/mm
- Dexis platinum: 20 lp/mm
Xem thêm: Tuổi thọ của sensor là bao lâu?
Giá thành
Khi bạn mua sensor chất lượng cao, nó sẽ có giá tương xứng: không dưới 3500$ (3500 đô la Mỹ tương đương khoảng 83 triệu vnđ).
Đó là con số để sở hữu 1 chiếc sensor, nhưng nha sĩ cần quan tâm tới chi phí vận hành và sửa chữa hơn là giá bán. Nếu chi phí này cao đồng nghĩa với việc bạn đang tự làm khó mình! Bởi số tiền nha sĩ cần để trả để chiếc sensor hoạt động sẽ lớn hơn chi phí mua sensor và có thể tăng theo thời gian.
Nếu nha sĩ quyết định mua sensor, đừng ngần ngại chọn một thiết bị tốt và đắt tiền. Bởi sau này bạn sẽ ít phải lo gọi thợ đến sửa, thay thế linh kiện hay hỗ trợ bất cứ một trục trặc nào. Hơn nữa, những việc này còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn khi phải “rước” bực vào thân.
Tuy vậy, bản chất thiết bị vẫn là chiếc sensor và sẽ có nhiều lưu ý trong quá trình bạn sử dụng.
- Rơi vỡ, xước
- Ngấm nước
- Đứt dây
Dù là nguyên nhân trên hay bất kể tác động nào cũng có thể khiến sensor của bạn không thể hoạt động hoặc thậm chí là thay mới. Do đó hãy cẩn trọng và “nâng niu” chiếc sensor của bạn.
Xem thêm: Vì sao máy quét phim CRX-1000 được đánh giá ưu việt hơn sensor?
(*) Nguồn ảnh: Vatech website
Tổng hợp: Công ty ANH & EM