Các loại chất lấy dấu răng hiện nay

Khi phục hình răng mất với Implant hay bọc răng sứ, bạn đã từng nghe đến “lấy dấu răng”. Vậy lấy dấu răng để làm gì? Có những cách lấy dấu nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác nhất.

Lấy dấu răng để làm gì?

Lấy dấu răng là một bước rất quan trọng trong rất nhiều dịch vụ nha khoa như

  • Cấy ghép răng Implant
  • Trồng răng giả tháo lắp
  • Bọc răng sứ

Mục đích của việc lấy dấu răng nhằm giúp bác sĩ có được khuôn mẫu vật lý chính xác toàn bộ hàm răng của khách hàng để gửi cho phòng Labo hỗ trợ kỹ thuật viên chế tác răng sứ một cách chính xác và hoàn hảo nhất. Từ đó tránh trường hợp răng sứ không vừa kích thước, sai lệch vị trí,…

Các vật liệu lấy dấu răng

Có thể dùng bốn loại vật liệu khi lấy dấu sơ khởi: phổ biến là thạch cao và alginate, ít thông dụng hơn là cao su và hợp chất nhiệt dẻo.

Thạch cao

Thạch cao vẫn còn là vật liệu được chọn để lấy dấu sơ khởi. Để không làm biến đổi hình dạng hay vị trí của sống hàm phập phều, nhất thiết phải dùng loại vật liệu lấy dấu không tạo sức nén ép khi đặt khay vào. Thạch cao đáp ứng hoàn hảo yêu cầu này. Những vật liệu được đề nghị là Bucco Fix, (@4) hay Snow White, (@5).

Chất lấy dấu răng thạch cao
Chất lấy dấu răng thạch cao

Ưu điểm

  • Rất chính xác trong việc sao lại các bề mặt
  • Tính lỏng giúp ngăn ngừa mọi sự biến dạng hay dời chỗ của mô
  • Có thể tiếp xúc với nước mà không lo bị biến chất.
  • Thạch cao bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng và lưu trữ mẫu.
  • Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm

  • Gây cảm giác khó chịu hoặc thậm chí là buồn nôn cho bệnh nhân trong quá trình lấy dấu.
  • Lấy dấu bằng thạch cao cần kỹ thuật cao và khó thực hiện.
  • Có nguy cơ cao vật liệu này bị chảy vào đường thở.

Mặc dù thạch cao là vật liệu được chọn để lấy dấu sơ khởi, trong tập sách này, chúng tôi chỉ mô tả ngắn gọn kỹ thuật lấy dấu vì có những khó khăn thực sự với vật liệu này. “Sinh viên chỉ có thể dự tính học kỹ thuật này khi có mặt cán bộ giảng rất thông thạo về phương pháp này. Sinh viên mới bắt đầu học không nên học kỹ thuật này”.

Alginate

Rất thường được dùng trong thực hành hiện nay, alginate có đặc điểm là có thể được dùng với nhiều độ lỏng khác nhau tùy theo tỷ lệ bột và nước Alginate hoàn toàn thích hợp để lấy dấu sơ khởi trong mọi trường hợp vật liệu tạo ra một sự nén nhẹ hay đẩy lùi các cơ quan cận- phục hình: sàn miệng, hành lang hẹp hay không rõ, v.v…

Theo Schreinemakers và Sangiuolo, có thể dùng bất kỳ loại alginate nào, miễn là có độ đặc thích hợp. Bằng cách vuốt trơn alginate với ngón tay thấm nước, tạo trên bề mặt một lớp mịn và lỏng có khả năng ghi những chi tiết nhỏ nhất của niêm mạc. Nếu nhận thấy sau khi alginate đông có những khiếm khuyết nhỏ trên mặt niêm mạc, có thể sửa lại dấu. Trong trường hợp đó nên trộn hỗn hợp alginate rất lỏng. Bề mặt của dấu phải hoàn toàn khô, trước khi được phủ lớp mỏng alginate lỏng. Kế đó đặt dấu lại vào miệng. Kỹ thuật lấy dấu đệm, sẽ được mô tả trong phần sau, có nhiều ưu điểm so với kỹ thuật cổ điển và giúp ta có dấu tốt nhất. Cũng có thể lấp những khiếm khuyết nhỏ bằng cách nhiễu sáp dán nóng vào.

Ưu điểm

  • Có thể tiếp xúc với nước.
  • Bạn có thể dễ dàng sao chép bề mặt răng một cách chính xác.
  • Lấy dấu răng bằng Alginate dễ thực hiện.
  • Thời gian đông có thể thay đổi do nhiệt độ nước.
  • Có thể tùy chọn độ nhớt phù hợp thông qua việc thay đổi tỷ lệ bột và nước.
  • Giá thành vật liệu thấp.

Nhược điểm

  • Khi lấy dấu bằng Alginate cần phải đổ mẫu ngay.
  • Kích thước của mẫu vật bằng Alginate không ổn định theo thời gian.

Xem thêm: 5 lợi ích khi bác sĩ mua máy quét phim nha khoa CRX-1000 ngay bây giờ

Vật liệu lấy dấu răng cần được lựa chọn phù hợp với bệnh nhân và nhu cầu điều trị
Vật liệu lấy dấu răng cần được lựa chọn phù hợp với bệnh nhân và nhu cầu điều trị

Cao su

Vật liệu “hiện đại” có độ nhớt thay đổi, cần được sử dụng thường xuyên vì thích hợp với nhiều trường hợp lâm sàng. Khuyết điểm chủ yếu làm hạn chế việc sử dụng trong phục hình toàn hàm là giá thành cao.

Cao su lấy dấu – hay Silicon: có độ nhớt trung bình, thậm chí đặc, ít đắt tiền, và đôi khi rất dễ sử dụng trong trường hợp cần đẩy lùi các mô di động tràn lên hay ở chung quanh nền tựa mà việc dùng vật liệu lỏng ít có hiệu quả.

Kỹ thuật phục hình toàn hàm của Host Ludwigs (@4) luôn sử dụng loại vật liệu này mà vào giai đoạn dấu sơ khởi, lần hai và ghi tương quan hàm trên- hàm dưới. Ít phù hợp cho phục hình toàn hàm, dù có một vài trường phái và tác giả khuyên dùng[19]. Một số loại cao su lấy dấu, như Permadyne®, được một số trường phái khuyên dùng và thực tế cho kết quả tốt trong phục hình toàn hàm. Tuy nhiên trong bộ môn chúng tôi không dùng.

Ưu điểm

  • Giúp lấy dấu chi tiết và có độ chính xác cao.
  • Có độ đàn hồi tốt, rắn chắc và bền bỉ.
  • Được dùng cho mọi kiểu lấy dấu, thuận tiện trong nha khoa phục hình.
  • Cao su có độ nhớt nên bạn có thể dễ dàng thay đổi theo ý muốn  và mục đích sử dụng.
  • Hỗ trợ dấu vững và ổn định về kích thước.

Nhược điểm

  • Cao su là vật liệu không thể tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Thời gian hoạt động và đông lại rất ngắn.
  • Giá thành để sử dụng vật liệu này khá cao.

Xem thêm: Máy quét trong miệng – sự vượt trội về công nghệ kỹ thuật số

Bạn sẽ cần lấy dấu răng nhiều lần cho bệnh nhân chỉnh nha
Bạn sẽ cần lấy dấu răng nhiều lần cho bệnh nhân chỉnh nha

Hợp chất nhiệt dẻo

Hiện nay không còn được dùng nữa.Hiện nay được sử dụng chủ yếu để kéo dài khay lấy dấu làm sẵn khi lấy dấu sơ khởi.

Trong khi những nỗ lực liên tục để cải thiện vật liệu lấy dấu đang được thực hiện, thì vật liệu lấy dấu lý tưởng vẫn chưa được phát triển. Số hóa trong nha khoa cung cấp nhiều tùy chọn phục hồi hơn, thẩm mỹ tốt hơn, hiệu quả cao hơn và chính xác hơn. Những cách thức mới để tương tác hiệu quả giữa các chuyên gia, bác sĩ lâm sàng với bệnh nhân đã phát triển. Dữ liệu có thể được sử dụng hiệu quả hơn cho mục đích pháp y và dịch tễ học. Công nghệ nha khoa kỹ thuật số này (chẳng hạn như máy quét trong miệng và CAD/CAM tại văn phòng) tỏ ra hữu ích cho bệnh nhân và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Tương lai nha khoa kỹ thuật số

Tư liệu tham khảo: Journal of Endodontics

Tổng hợp: Công ty ANH & EM

Bài đăng lần đầu ngày: 14 Tháng Mười Hai, 2022 @ 5:30 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí