Kế hoạch tài chính nha khoa – cần thiết hơn bao giờ hết

Bên cạnh việc lập kế hoạch marketing thì kế hoạch tài chính nha khoa thực sự rất cần thiết. Khi bạn bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nha sĩ, đó là một khoảng thời gian thú vị để lên kế hoạch cho tương lai.

Sẽ có rất nhiều thứ để bạn chuẩn bị cho những kế hoạch này. Dù là bác sĩ chính hay kỹ thuật viên, thì bạn cũng cần rèn luyện và học hỏi thường xuyên. Thậm chí để làm chủ tay nghề của mình bạn sẽ phải học cách truyền đạt cho người khác một cách dễ hiểu nhất. Tuy nhiên có một vấn đề quan trọng cần cân nhắc, đó là tài chính.

Kế hoạch tài chính 1

Lập kế hoạch tài chính nha khoa – bạn đã từng nghe?

Khi nói đến việc lập kế hoạch tài chính nha khoa, bạn cần biết phải bắt đầu từ đâu. Bạn muốn đạt được điều gì trong thời gian ngắn hạn và cả dài hạn? Bạn có hy vọng, ước mơ gì cho cuộc sống phía trước? Có khi nào bạn thử ngồi xuống suy nghĩ và tìm ra đích đến của mình? Điều đó sẽ giúp bạn yên tâm khi đặt mọi thứ vào đúng vị trí và đảm bảo được tài chính.

Ví dụ: Khi bạn có doanh thu từ việc điều trị, bạn nên dành riêng một khoản tiền nhỏ để tiết kiệm. Khoản tiết kiệm này được tích lũy có thể giúp bạn mua được căn nhà hoặc nâng cấp thiết bị. Những thiết bị được nâng cấp sẽ giải quyết được nhiều tình trạng bệnh lý hơn. Từ đó doanh thu/bệnh nhân của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Tích lũy tín dụng cũng là phương án giúp bạn có một khoản vay những khi cần thiết. Luôn có một quỹ dự phòng để xoay xở với mọi trường hợp là một phương pháp khôn ngoan. Có thể bạn chưa hề nghĩ đến ở giai đoạn này. Nhưng đến một thời điểm nhất định, bản thân bạn trong tương lai sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.

Xem thêm: Nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong Marketing nha khoa

Sự cần thiết của khoản phí bảo vệ tài sản trong kế hoạch tài chính nha khoa

Nhiều người thường bỏ qua phương án dành một khoản phí để bảo vệ “tài sản” của mình. Khoản phí này nên được đầu tư sớm, nhất là ngay từ khi bạn bắt đầu kiếm tiền. Những “tài sản” này bao gồm những thứ quan trọng với bạn như: nhà cửa, xe hơi, sức khỏe, vật nuôi,… Đối với nha khoa sẽ là con người, thiết bị, phòng ốc, thuê mặt bằng,… Mà trong đó bản thân bạn là tài sản quý giá và cần được đầu tư nhất. 

Khoản phí này giống như “bảo hiểm” sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong trường hợp bất trắc. Bạn vẫn được chi trả trong những hoàn cảnh không mong muốn như sửa chữa, bảo dưỡng,… Không ai có thể đoán trước được bản thân và những “tài sản” trên sẽ gặp “tai nạn” khi nào. Các thiết bị sẽ hao mòn theo thời gian và việc sửa chữa nó cũng không đơn giản. Bạn cần chuẩn bị cho việc bảo dưỡng, thay thế hoặc nâng cấp chúng bất cứ lúc nào.

Khi bạn còn trẻ, bạn có sức khỏe, có thời gian và cảm thấy mình là người “bất khả chiến bại” trước mỗi dịch bệnh. Nhưng đại dịch Covid-19 vừa qua là một bài học khó khăn đối với nhiều người cả về sức khỏe, vật chất lẫn tinh thần.

Vì vậy, thay vì nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ cần đến bảo hiểm, bạn hãy tìm hiểu và chuẩn bị cho mình ngay để tránh gặp phải những hoàn cảnh éo le.

Xem thêm: Radio 4 Dental Nội nha số 10_Xử lý khẩn cấp nội nha

Kế hoạch tài chính 2

Lưu ý khi triển khai kế hoạch tài chính nha khoa của bạn

Trong hành trình lập nghiệp, bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính nha khoa của mình sao cho phù hợp với tình cảnh lúc đó. Ví dụ: Khi bạn lập gia đình, bảo hiểm nhân thọ sẽ cần thiết hơn bảo hiểm cho vật nuôi. Quan trọng là bạn cần thực hiện theo tiến độ và thường xuyên đánh giá định kỳ kế hoạch của mình.

Trước khi bắt đầu công việc, bạn nên dành một chút thời gian suy nghĩ về mục tiêu của bản thân. Vạch rõ những khoản phí cần chi trả cho toàn bộ dịch vụ chăm sóc nha khoa của bạn. Hãy nghĩ đến những người có kiến thức rộng về nha khoa và tài chính. Bạn sẽ nhận được lời khuyên hữu ích từ họ khi chia sẻ câu chuyện của mình. Một khi bạn thực hiện kế hoạch càng sớm thì con đường tới mục tiêu sẽ càng gần hơn.

 

Tổng hợp: Công ty Anh và Em

Nguồn: Dentistry

Bài đăng lần đầu ngày: 25 Tháng mười một, 2021 @ 9:28 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí