NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TRONG NGÀNH NHA

Mục đích của quá trình chẩn đoán là tìm ra vấn đề bệnh nhân mắc phải và tại sao lại có vấn đề này. Nó sẽ liên quan trực tiếp đến việc bệnh nhân cần điều trị những gì. Vì vậy cần có một quy trình chẩn đoán có kế hoạch và hệ thống. Quá trình chẩn đoán có thể được chia làm 5 bước sau:
1. Bệnh nhân nói với bác sĩ lý do tại sao đến khám 2. Bác sĩ hỏi bệnh nhân về triệu chứng và bệnh sử 3. Tiến hành các thử nghiệm lâm sàng 4. Bác sĩ đánh giá các dấu hiệu phát hiện được và đưa ra những chẩn đoán phân biệt 5. Bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định
THAN PHIỀN CHÍNH
Khi đến để được tư vấn nha khoa, bệnh nhân cần hoàn thành bảng đăng ký cung cấp các thông tin về tiền sử y khoa và nha khoa. Bệnh nhân cần ký và ghi rõ ngày viết để làm tư liệu về sau. Việc lý do bệnh nhân đến khám cũng quan trọng như những thử nghiệm để chẩn đoán. Bác sĩ có thể phát hiện những bệnh lý nha khoa, nhưng nó có thể không phải là tình trạng bệnh lý dẫn đến than phiền chính của bệnh nhân. Những than phiền này có thể liên quan thứ phát đến một bệnh lý y khoa hoặc cũng có thể là kết quả của một điều trị nha khoa gần đây. Đôi lúc, than phiền chính đơn giản đó là một nha sĩ khác đã khuyên bệnh nhân đúng hoặc sai về việc liệu bệnh nhân có gặp vấn đề răng miệng gì không. Vì vậy, bác sĩ cần tập trung tìm hiểu và nên ghi chép lại than phiền chính của bệnh nhân bằng chính những lời nói họ thể hiện.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

BỆNH SỬ Y KHOA
Các bác sĩ có nhiệm vụ thu thập chính xác bệnh sử y khoa của mỗi bệnh nhân đến điều trị. Dưới đây là các tình trạng bệnh lý y khoa có liên quan đến việc điều trị nha khoa. – Bệnh tim mạch: viêm màng tim, cao huyết áp, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tìm trong thời gian gần đây, rối loạn nhịp tim, sung huyết tim,… – Bệnh lý về phổi: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn – Bệnh lý tiêu hóa và thận: bệnh thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo, viêm gan siêu vi (B, C, D, và E), viêm loét dạ dày, viêm ruột … – Bệnh lý về máu: các bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, HIV – AIDS, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, cường giáp, suy giáp, rối loạn đông chảy máu, ung thư, bệnh bạch cầu, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ. – Bệnh lý thần kinh: tai biến mạch máu não, co giật, lo âu, trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực, tiền sử dùng ma túy hoặc nghiện rượu, bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống, đau dây thần kinh, bệnh đa sơ cứng, Parkinson. Cần đo huyết áp và thân nhiệt cho bệnh nhân trong mỗi lần tới khám. Bác sĩ lâm sàng cần đánh giá câu trả lời của bệnh nhân với bảng câu hỏi từ hai khía cạnh: (1) tình trạng bệnh lý y khoa nào và loại thuốc nào đang sử dụng cần thay đổi để phù hợp với điều trị nha khoa (2) những tình trạng bệnh lý y khoa nào làm tăng hay giảm triệu chứng của bệnh lý nha khoa. Bệnh nhân với với tình trạng bệnh lý y khoa trầm trọng có thể cần thay đổi phương pháp hoặc kế hoạch điều trị nha khoa. Thêm vào đó, bác sĩ cần kiểm tra xem liệu bệnh nhân có dị ứng với loại thuốc hay vật liệu nha khoa nào không, có mang khớp giả, cấy ghép tạng hoặc dùng loại thuốc gì ảnh hưởng đến việc gây tê, thuốc kháng sinh hoặc giảm đau không.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Một vài tình trạng bệnh lý y khoa có biểu hiện trên răng miệng cần chú ý khi đưa ra một chẩn đoán nha khoa. Những thay đổi trên mô mềm vùng miệng do dùng các loại thuốc để điều trị bệnh toàn thân như viêm miệng, khô miệng, chấm xuất huyết, bầm máu, tổn thương niêm mạc, xuất huyết mô mềm. Một số bệnh lý y khoa có thể bắt chước hình ảnh bệnh lý vùng miệng chẳng hạn như: + Lao hạch bạch cổ và dưới hàm có thể chẩn đoán nhầm với viêm nhiễm có liên quan đến răng. + U lympho có thể lên quan đến hạch bạch huyết giống vậy. + Suy giảm miễn dịch và đái tháo đường không kiểm soát đáp ứng kém với điều trị nha khoa có thể biểu hiện thành áp xe tái diễn trong khoang miệng và cần phân biệt với áp xe có nguồn gốc do răng + Bệnh nhân thiếu sắt, thiếu máu, bệnh máu ác tính có thể gây dị cảm mô mềm trong miệng + Thiếu máu hồng cầu hình liềm có kèm tình trạng đau xương có thể bắt chước cơn đau do răng và tiêu xương trên

X-quang

, gây dễ nhầm lẫn với hình ảnh X-quang trong bệnh lý có nguồn gốc tủy răng. + Chiếu xạ vùng đầu – cổ có thể dẫn đến tăng nhạy cảm răng, hoại tử xương. + Đau dây thần kinh V, cơn đau thắt ngực tim có thể bắt chước cơn đau do răng. + Viêm xoang hàm trên khá phổ biến và có thể nhầm lẫn với tình trạng đau răng ở góc phần tư hàm trên phía sau. Trong trường hợp này răng vùng này sẽ rất nhạy cảm với lạnh và khi gõ vào răng, nó giống với triệu chứng của viêm tủy răng. Nếu sau khi thăm khám nha khoa kỹ lưỡng, tìm hiểu triệu chứng chủ quan và khách quan, làm các thử nghiệm lâm sàng và chụp X-quang mà không đưa đến một chẩn đoán nào rõ ràng thì cần xem xét tình trạng bệnh lý y khoa hiện có.
BỆNH SỬ NHA KHOA
Những biến cố được sắp xếp theo trình tự thời gian dẫn đến than phiền chính của bệnh nhân được gọi là bệnh sử nha khoa. Những thông tin này hướng dẫn bác sĩ quyết định thực hiện loại thử nghiệm gì để chẩn đoán. Bệnh sử bao gồm những triệu chứng trong quá khứ và ở thời điểm hiện tại, cũng như những thủ thuật hoặc chấn thương có thể gây nên than phiền chính của bệnh nhân. Bắt buộc phải ghi lại chính xác những thông tin này. Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta có một mẫu khai thác bệnh sử chuẩn để điền vào trong suốt quá trình khai thác thông tin và kiểm tra chẩn đoán. Cũng có những gói phần mềm kỹ thuật số quản lý thông tin bệnh nhân bằng những tập tin điện tử, rất hữu ích cho việc chẩn đoán và lưu trữ.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Cuộc đối thoại giữa bệnh nhân và bác sĩ nên xoay quanh những chi tiết chủ yếu liên quan đến than phiền chính của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ là người làm chủ cuộc hội thoại nhằm khai thác được những thông tin rõ ràng, súc tích mô tả sự xuất hiện, diễn biến, phát triển của triệu chứng theo thứ tự thời gian. Để làm sáng tỏ những thông tin này, đầu tiên bệnh nhân sẽ được yêu cầu điền vào bảng bệnh sử nha khoa khi đăng ký tại phòng khám. Những thông tin này sẽ hướng dẫn bác sĩ phương pháp tiếp cận với bệnh nhân, chuẩn bị trước những câu hỏi gì là cần thiết. Cuộc trò chuyện đầu tiên nhằm trả lời những vấn đề sau: “điều gì đang xảy ra”, “tại sao nó lại xảy ra” và “làm sao để giải quyết được than phiền chính của bệnh nhân”. Bệnh sử nha khoa được chia làm 5 hướng cơ bản sau: vị trí, thời điểm xuất hiện, cường độ, yếu tố khởi phát và thời gian.
1. VỊ TRÍ Câu hỏi thường đặt ra cho bệnh nhân là “Anh/chị có thể chỉ cái răng nào đau không?” Thường bệnh nhân có thể chỉ ra hoặc chạm vào răng này. Đây là một điều may mắn cho bác sĩ lâm sàng vì nó sẽ định hướng cho cuộc hội thoại xoay quanh những sự kiện có thể gây ra bệnh lý đặc biệt nào đó cho chiếc răng. Bên cạnh đó, những thử nghiệm lâm sàng sẽ tập trung nhiều hơn vào chiếc răng này. Khi bệnh nhân không xác định được răng đau thì việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn.
2. THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN Câu hỏi thường đặt ra cho bệnh nhân là “Các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên khi nào?”. Một bệnh nhân đang có triệu chứng có thể nhớ được rằng nó bắt đầu khi nào. Đôi lúc, bệnh nhân thậm chí sẽ nhớ triệu chứng ban đầu như thế nào: nó có thể tự phát, có thể bắt đầu xuất hiện sau khi trám răng, chấn thương có thể là nguyên nhân, hoặc lúc cắn vào vật cứng thì triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Tuy nhiên, bác sĩ nên tránh khuynh hướng đưa ra chẩn đoán sớm nếu chỉ dựa trên những thông tin mà bệnh nhân đưa ra mà chỉ nên sử dụng những thông tin này để bổ sung và quá trình chẩn đoán tổng thể của mình.
3. CƯỜNG ĐỘ Câu hỏi thường đặt ra cho bệnh nhân là “Cơn đau như thế nào?” Nó giúp xác định mức độ đau đớn thực sự của bệnh nhân. Bác sĩ có thể hỏi “Nếu như thang điểm về mức độ đau là từ 1 đến 10, mức 10 là khi cơn đau trầm trọng nhất, thì anh/chị đánh giá cơn đau của mình ở điểm bao nhiêu?”. Giả thuyết là bệnh nhân trình bày rằng “thấy nhạy cảm, khó chịu với lạnh” hoặc “đau khi ăn nhai” nhưng đánh giá mức độ đau này chỉ là mức 2 hoặc 3. Những loại triệu chứng này rõ ràng không giống với những triệu chứng đau mà khiến cho bệnh nhân mất ngủ. Thông thường cường độ cơn đau có thể đo một cách chủ quan bằng những cách làm bệnh nhân giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen thì khác với một thuốc các tác dụng gây tê. Cường độ đau có thể ảnh hưởng đến quyết định rằng liệu răng có cần điều trị nội nha hay không.
4. YẾU TỐ KHỞI PHÁT VÀ YẾU TỐ GIẢM ĐAU Câu hỏi thường đặt ra cho bệnh nhân là “Điều gì tạo ra triệu chứng cho bệnh nhân và điều gì giảm đi triệu chúng của bệnh nhân?” Nhai và thay đổi nhiệt độ tại chỗ thường là yếu tố khởi phát cơn đau. Bệnh nhân có thể bảo rằng đau khi uống thức uống lạnh hoặc chỉ đau khi nhai. Thỉnh thoảng bệnh nhân có thể đến phòng khám nha khoa với một chai nước lạnh và bảo rằng triệu chứng chỉ xuất hiện khi dùng thức uống này mà thôi. Một số triệu chứng có thể tự thuyên giảm mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, trong khi một số triệu chứng thì phải cần dùng đến thuốc giảm đau có chất gây nghiện mới giảm đau được. Cần lưu ý rằng những bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn khác đi hoặc là đáp ứng với những thử nghiệm lâm sàng khác đi, và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. Việc xác định yếu tố khởi phát và giảm đau có thể giúp bác sĩ quyết định nên dùng loại thử nghiệm lâm sàng nào để bổ trợ cho việc chẩn đoán.
5. THỜI GIAN Câu hỏi thường đặt ra cho bệnh nhân là “Các triệu chứng giảm dần trong một khoảng thời gian ngắn hay là vấn tiếp tục kéo dài sau kích thích?” Sự khác nhau giữa triệu chứng nhạy cảm do lạnh trong một vài giây khác với trong một vài phút. Và điều này ảnh hưởng tới quyết định liệu bệnh nhân chỉ cần một miếng trám tái tạo hay là điều trị nội nha. Thời gian triệu chứng kéo dài sau khi bị kích thích nên được ghi lại trong hồ sơ.
Nguồn B/s Lương Quỳnh Tâm.

Bài đăng lần đầu ngày: 17 Tháng mười một, 2018 @ 10:30 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí