Sinh lý thần kinh

1. Nhận cảm ngoại biên

Phản ứng viêm xảy ra sau khi chấn thương mô thường gây đau. Mức độ trầm trọng của đau liên quan đến tình trạng tổn tương, chẳng hạn như loại, mức độ, và vị trí tổn thương; sự phân bố dây thần kinh vùng mô; và giai đoạn của quá trình viêm. Trong hệ thống nhận cảm đau, mô tổn thương có thể tự biểu hiện như tăng phản ứng và/hoặc giảm ngưỡng đau đối với một kích thích độc hại, điều này được gọi là tăng cảm giác đau. Tăng cảm giác đau có thể được giải thích một phần bởi sự nhạy cảm của các thụ cảm nhận cảm đau (tăng cảm giác đau nguyên phát) và bởi cơ chế của hệ thần kinh trung ương (tăng cảm giác đau thứ phát).

Trong trường hợp không có tổn thương mô, việc kích hoạt sợi C hoặc sợi A-delta tạo nên cảm giác đau thoáng qua. Kiểu đau này đóng vai trò như cảm giác cảnh báo sinh lý. Khi mô bị tồn thương, các sợi hướng tâm có thể được kích hoạt bởi những kích thích với cường độ thấp hơn bình thường mà mức độ đau có thể dai dẳng và dữ dội hơn. Hiện tượng này do một phần là sự nhạy cảm của các thụ thể nhận cảm đau, bao gồm gia tăng quá trình hoạt động tự phát của chúng.

Tại vị trí mô bị tổn thương, có nhiều chất trung gian gây viêm có thể nhạy cảm trực tiếp hoặc gián tiếp với các thụ thể nhận cảm đau hướng tâm nguyên phát. Những chất trung gian gây viêm này có thể được phóng thích từ các tế bào mô tại chỗ, các tế bào miễn dịch lưu động và cư trú, mạch máu, các tế bào cơ nội mô, và những tế bào hệ thống thần kinh ngoại biên.

2. Nhận cảm trung ương

Sau khi mô vùng ngoại vi tổn thương, có một cản trở hướng tâm từ các sợi C dẫn đến sự viêm ở mô ngoại vi, ngưỡng hướng tâm và sự bùng lên tự phát của các sợi hướng tâm giảm. Khi đầu vào nhận cảm đau của nơron thứ hai bị cản trở kéo dài, nơron thứ hai có thể cũng trở nên bị nhạy cảm. Điều này dẫn đến một hiện tượng gọi là nhận cảm trung ương. Kết quả của nhận cảm trung ương được các xung thần kinh tăng cường (tức được khuyếch đại) truyền qua trung tâm não bộ cao hơn. Hai hiệu ứng của nhận cảm trung ương là tăng cảm giác đau thứ phát và đau xuất chiếu.

Tăng cảm giác đau thứ phát là một đáp ứng được tăng lên khi bị kích thích đau tại vùng đau do sự thay đổi của hệ thống thần kinh trung ương. Điều này trái ngược với tăng cảm giác đau nguyên phát mà trong đó ngưỡng đau giảm xuống do nhận cảm của các nơron ngoại biên. Tăng cảm giác đau thứ phát có thể cảm nhận được ở những cấu trúc bề mặt (như nướu, da) hoặc các cấu trúc sâu (như cơ, răng).

3. Thuật ngữ

Thông thường, khi nghiên cứu tiến triển và khám phá những cách tiếp cận với đau, người ta sử dụng nhiều thuật ngữ. Điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn, đặc biệt khi dùng những thuật ngữ cũ. Vì thế, người ta đưa ra những định nghĩa cho một số thuật ngữ cơ bản như sau:

Các loại đau

  • Đau: một trải nghiệm cảm giác khó chịu và mang tính cảm xúc liên quan đến tổn thương mô thực tế hoặc tiềm năng
  • Đau do nhận cảm đau: Đau phát sinh từ việc kích hoạt thụ thể nhận cảm đau
  • Đau thần kinh: Đau phát sinh như là hậu quả của một tổn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến thệ thống somatosensory.
  • Cảm giác ngoại vi: Tăng đáp ứng hoặc giảm ngưỡng nhận cảm đau với những kích thích trong vùng tiếp nhận
  • Cảm giác trung ương: Tăng đáp ứng của nơron nhận cảm đau trong hệ thống thần kinh trung ương đối với mức bình thường hoặc dưới ngưỡng đầu vào hướng tâm.
  • Đau lạc chỗ: Bất kỳ cơn đau nào được cảm thấy trong những vùng khác với vị trí nguồn đau thì được gọi là đau lạc chỗ. Có những loại đau lạc chỗ: xuất chiếu, trung tâm, phóng chiếu. Đau xuất chiếu là đau được cảm giác ở vùng được phân bố bởi một dây thần kinh khác so với dây trung gian dẫn truyền cơn đau ban đầu. Đau xuất chiếu không xuất hiện khi kích thích tại vùng có cảm giác đau; thay vào đó, nó được thực hiện bởi cách vận hành tại nguồn gốc ban đâu của cơn đau. Thêm vào đó, đau xuất chiếu không thể ngừng được trừ khi gây tê vùng nguồn của cơn đau. Đau xuất chiếu có khuynh hướng xảy ra ở vùng có nhiều lớp. Điều này là do những thụ thể nhận cảm đau ngoại biên đi vào cấu trúc dây thần kinh sinh ba ở vùng nhiều lớp. Kết quả là có những đau dạng xuất chiếu ở mặt. Thêm vào đó, đau xuất chiếu thường nằm về phía đầu hoặc hướng lên trên. Điều này được chứng minh lâm sàng ở những cơn đau từ răng cối lớn hàm dưới thông thường xuất chiếu lên cối lớn hàm trên, ngược lại đến răng cối nhỏ hoặc răng cửa.

Nguồn : bác sĩ Lương Thị Quỳnh Tâm

Bài đăng lần đầu ngày: 29 Tháng mười một, 2017 @ 11:16 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí