Phần 1: Xử lý đường hoàn tất dưới nướu ở những bệnh nhân có khe nướu cạn
Khi đặt đường hoàn tất dưới nướu ở những bệnh nhân có khe nướu cạn, vào khoảng 1,5mm thì sẽ có nguy cơ xâm phạm khoảng sinh học nếu như đặt quá sâu, do đó ở những bệnh nhân này, nên đặt đường hoàn tất dưới viền nướu từ 0.5 đến 0.7mm. Điều này giúp không xâm phạm biểu mô bám dính mà nướu vẫn che phủ bờ phục hình. Sau đây là các bước sửa soạn răng khi đặt đường hoàn tất mặt ngoài dưới nướu:
Bước 1: Mài thô đường hoàn tất ngang nướu
Bước 2: Đo độ sâu khe nướu
Bước 3: Đặt sợi chỉ co nướu thứ nhất (trong trường hợp này sử dụng Ultrapak # 1) sao cho phần trên của sợi chỉ nằm dưới đường viền nướu 0.5-0.7mm
Bước 4: Mài mịn đường hoàn tất đến khi chạm phần trên của sợi chỉ thứ nhất, như vậy đường hoàn tất đã nằm dưới nướu 0,5-0.7mm
Bước 5: Đặt sợi chỉ thứ 2 sao cho phần trên sợi chỉ nằm ngang với đường hoàn tất đã hoàn thành ở bước 4
Bước 6: Làm ướt phần trên sợi chỉ thứ 2, lấy nó ra, thổi khô và tiến hành lấy dấu
Bước 7: Tháo phục hình tạm và gắn phục hình chính thức
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách đặt đường hoàn tất dưới nướu ở những bệnh nhân có khe nướu sâu
Phần 2: Xử lý đường hoàn tất dưới nướu ở bệnh nhân có khe nướu sâu
Trong phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về các bước xử lý đường hoàn tất dưới nướu ở những bệnh nhân có khe nướu cạn.
Phần này trình bày về một số vấn đề chúng ta sẽ gặp phải khi bệnh nhân có khe nướu sâu (trên 2mm). Khó khăn ở những bệnh nhân này là có nguy cơ cao tụt nướu sau khi mang phục hình , nguy cơ này chịu ảnh hưởng của cả độ sâu khe nướu và độ dày của nướu. Một ví dụ, bệnh nhân với khe nướu sâu 3,5mm và nướu mỏng có nguy cơ tụt nướu cao hơn bệnh nhân có khe nướu sâu 2mm và nướu dày.
Ở đây xin trình bày những phương pháp để xử lý đường hoàn tất dưới nướu trên những bệnh nhân này:
Phương pháp 1:
Đối với những trường hợp phục hình kết hợp cần cải thiện chiều cao thân răng lâm sàng, chúng ta sẽ cắt nướu nhằm tăng chiều cao thân răng đồng thời đưa về khoảng khe nướu 1-1,5mm, khi đó chúng ta sẽ xử lý đường hoàn tất như ở những bệnh nhân ở phần 1.
Phương pháp 2:
Phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách xử lý đường hoàn tất đưới nướu ở những bệnh nhân có khe nướu sâu nhưng không áp dụng được thủ thuật cắt nướu (vì có thể sẽ làm thân răng lâm sàng quá dài). Ở những bệnh nhân này nguy cơ tụt nướu sau khi mang phục hình cao hơn những bệnh nhân có khe nướu cạn (vì có tới vài mm nướu rời), do đó nếu đặt đường hoàn tất dưới viền nướu 0.5- 0.7mm thì sẽ có nguy cơ cao lộ bờ phục hình về sau.
Phương pháp được đưa ra ở đây là đặt đường hoàn tất đến 1/2 độ sâu khe nướu, nghĩa là ví dụ như khe nướu =3mm, thì sẽ đặt đường hoàn tất dướu viện nướu 1.5mm. Mục đích là hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lộ bờ phục hình khi có tụt nướu xảy ra về sau.
Lưu ý là ở những bệnh nhân này nguy cơ xâm phạm khoảng sinh học là rất thấp vì khe nướu sâu, nhưng làm thế nào để mài đường hoàn dưới nướu sâu như vậy mà không làm tổn thương nướu và mô mềm quanh răng. Sau đây là một ca lâm sàng trình bày các bước cụ thể để đạt được mục tiêu trên:
Mài thô đường hoàn tất răng 23 đến ngang nướu
Đặt 2 sợi chỉ co nướu, sợi thứ nhất Ultrapak #1 trước, sợi thứ 2 Ultrapak # 2, sao cho phần trên sợi thứ 2 cách viền nướu 1.5mm
Sau khi nướu co lại, mài mịn đường hoàn tất đến phần trên sợi chỉ thứ 2, tức cách viền nướu ban đầu 1.5mm
Tiếp tục đặt sợi chỉ thứ 3 Ultrapak #1 ngang với đường hoàn tất mịn vừa mài ở trên
Lấy sợi chỉ thứ 3 ra, lấy dấu. Làm phục hình tạm để bước tiếp theo là nhổ răng 22
Nhổ răng 22, gắn phục hình tạm sao cho răng tạm 22 lấn sâu vào ổ răng 2mm
9 tháng sau
Phục hình sau cùng
Nguồn: Nha.si
#Đườnghoàntất #Xửlýđườnghoàntất #đườnghoàntấtdướinướu
Bài đăng lần đầu ngày: 14 Tháng sáu, 2018 @ 5:49 chiều