5 Lý do khiến việc áp dụng digital marketing nha khoa thất bại

Digital marketing nha khoa ngày nay vừa dễ mà lại vừa khó. Dễ là bởi các nền tảng và công cụ cần thiết để tạo các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo hiện nay đều được tích hợp trên điện thoại thông minh – 1 thiết bị số nhỏ gọn và linh hoạt. Điều này giúp cho việc tiếp thị số trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. 

Tuy nhiên, hiện nay các phòng khám nha khoa đang mắc phải những sai lầm rất phổ biến khiến cho các chiến dịch digital marketing nha khoa của họ thất bại và không thu hút khách hàng. Dưới đây là 5 lý do khiến việc áp dụng digital marketing nha khoa thất bại. Hãy đọc và xem xem liệu nha khoa của bạn có đang gặp các vấn để này không và làm cách nào để cải thiện nó nhé!

digital-marketing-nha-khoa
Việc triển khai các chiến dịch digital marketing nha khoa vừa khó cũng vừa dễ

Không xác định được nền tảng marketing chủ lực 

Các doanh nghiệp phòng khám thường  cố gắng chạy tất cả các kênh Media cùng một lúc. Ví dụ, nếu có một bài viết nói với bạn rằng Facebook là nơi tuyệt vời để quảng cáo, trong khi một nhà tư vấn khác sẽ cho bạn biết rằng Instagram là thứ bắt buộc phải có và một ngày nào đó bạn thấy rằng YouTube cũng là một kênh truyền thông rất hay, vậy bạn sẽ làm thế nào? Bạn quyết định sẽ tham gia tất cả các nền tảng này. Nhưng thực sự việc làm này lại làm giảm khả năng nhận diện thương hiệu của bạn bởi nó không tập trung và khiến khách hàng bối rối không biết lựa chọn thông tin từ kênh nào.

 Điều quan trọng bạn cần biết là mỗi nền tảng quảng cáo đều có nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt. Mỗi nền tảng bạn đều phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, đừng để bị cuốn vào cái bẫy này! Quyết định một nền tảng mà bạn cảm thấy sẽ hữu ích nhất cho việc kinh doanh và tiếp thị sản phẩm của bạn.

 Vậy làm thế nào để bạn quyết định nền tảng truyền thông xã hội nào phù hợp nhất với phòng khám? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Bạn và các thành viên trong nhóm Marketing của mình phải dành thời gian trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau để tìm hiểu và lựa chọn. Tìm hiểu xem nền tảng nào phù hợp với nhóm khách hàng mà bạn hướng tới. Phải cùng nhau thảo luận và cân nhắc để đưa ra một nền tảng phù hợp nhất!

Xem thêm: Nha khoa và câu chuyện về “quảng cáo nói láo ăn tiền”

Không đăng bài tương tác thường xuyên

Khi bạn truy cập nhiều trang Facebook và Instagram của các nha khoa, đây là những gì bạn thấy – một vài bài đăng không thường xuyên để giới thiệu về một sản phẩm hay chương trình gì đó, sau đó là sự lãng quên trong thời gian dài rồi lại xuất hiện với một vài bài viết mới xong lại biến mất.  

Vậy tại sao các trang mạng xã hội của các phòng khám nha khoa  lại như vậy? Đó là vì họ đã vận hành các trang này theo kiểu một ngày đẹp trời họ lên mạng và đọc được một bài báo về tầm quan trọng của việc có một trang mạng xã hội và ngay ngày hôm đó họ bắt đầu  lên mạng xã hội với bốn bài đăng, và sau đó quên mất nó. Và nó lại tiếp tục lặp lại cho đến khi họ nghe một cuộc hội thảo về phương tiện truyền thông xã hội. Quá trình này liên tiếp lặp đi lại và cuối cùng các bác sĩ kết luận rằng mạng xã hội không hoạt động. 

Không phải phương tiện truyền thông xã hội và digital marketing nha khoa không hoạt động, mà chính là bạn! Phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị kỹ thuật số chỉ hoạt động nếu bạn làm việc với chúng. Thiết lập nhận diện thương hiệu trực tuyến không tự xảy. Nó giống như một buổi thực hành nha khoa của bạn — bạn phải làm việc để nó có hiệu quả với bạn!

digital-marketing-phong-kham-nha-khoa
Hình 1+ 2 : Hình ảnh trước và sau khi điều trị bằng Botox, chất làm đầy, mặt dán sứ do bác sĩ Jon Hendrickson @dollyvitaaesthetic cung cấp.

Không kể câu chuyện của chính bạn 

Bạn có kinh nghiệm tuyệt vời, đội ngũ tốt nhất và bạn cung cấp các phương pháp điều trị mới nhất cho veneers, implant, Botox. Vậy trên các trang mạng xã hội của bạn có gì? Bạn có kể câu chuyện về những dịch vụ thẩm mỹ tuyệt vời mà bạn cung cấp không? Bạn có đăng hình ảnh của những bệnh nhân vui vẻ, tươi cười và yêu thích nụ cười mới của họ không?

Bạn có đăng các feedback của khách hàng không? Có những bức ảnh trước và sau, giống như những bức ảnh trong Hình 1 và Hình 2 này không? Còn chứng chỉ đào tạo để cho thấy phòng khám của bạn cung cấp các dịch vụ chăm sóc tiên tiến thì sao? Phương tiện truyền thông xã hội của bạn có cho thấy  bệnh nhân mà bạn đang muốn hướng tới không?

Có rất nhiều điều xảy ra trong phòng khám của bạn hàng ngày để bạn có thể kể lại trên các trang mạng xã hội. Mỗi ngày chọn một thông tin tiêu biểu để đăng nhằm làm nổi bật “tính cách” phòng khám của bạn — một phương pháp điều trị thú vị, một bệnh nhân vui vẻ, một thành viên xuất sắc trong nhóm… Việc đăng bài cần nhất quán nếu bạn muốn kể câu chuyện của mình trên mạng xã hội.

Không đo lường kết quả trong các chiến dịch digital marketing nha khoa

Đây là sai lầm lớn nhất đối với quảng cáo kỹ thuật số. Cho dù bạn cố gắng chạy quảng cáo Facebook, Google của riêng mình hoặc thuê một chuyên gia, hầu hết các nha sĩ đều đặt lệnh quảng cáo và sau đó quên mất nó. Họ cho rằng chiến dịch quảng cáo đang hoạt động, và có lẽ họ đã chi rất nhiều tiền mà không hề biết hoạt động này không tiếp cận nổi dù chỉ một bệnh nhân mới. Thường các quảng cáo sẽ cho bạn biết có bao nhiêu hiển thị và nhấp chuột mà quảng cáo của bạn nhận được. Thành thật mà nói, phép đo thực sự duy nhất là có bao nhiêu bệnh nhân mới đến văn phòng của bạn nhờ quảng cáo kỹ thuật số. 

Không quảng cáo đúng dịch vụ khách hàng mong muốn

Một phần của sự thành công của bất kỳ chiến dịch tiếp thị hoặc digital marketing nha khoa là mang lại cho khách hàng những điều họ muốn. Quá nhiều nha khoa tiếp thị các dịch vụ không hấp dẫn hoặc không được bệnh nhân ưa chuộng. Ví dụ như Botox – nó có thể là một dịch vụ mạnh mẽ khi thu hút bệnh nhân mới. Đơn giản vì nó là một biện pháp đang phổ biến và có hiệu quả tốt. Bệnh nhân biết Botox, họ muốn có Botox, giá cả phải chăng và nó giúp bệnh nhân có vẻ ngoài tuyệt vời.

Digital Marketing Nha Khoa, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam
Hình 3: Tiếp thị kỹ thuật số nên phản ánh nhân chân dung khách hàng mà bạn đang cố gắng thu hút bằng cùng các dịch vụ mà họ muốn. Ảnh của Tier3Media.

DIGITAL MARKETING NHA KHOA ĐÚNG CÁCH

Dưới đây là một ví dụ về chiến dịch quảng cáo trên Facebook thành công được thực hiện bởi một thành viên AAFE, người muốn thu hút nhiều bệnh nhân thẩm mỹ khuôn mặt hơn (hình 3). Botox được chọn cho chiến dịch vì đây là một dịch vụ thẩm mỹ tự chọn cực kỳ phổ biến và bệnh nhân đã quen thuộc với nó. Chiến dịch này tập trung vào quảng cáo sản phẩm Botox với giá 10$ (giảm giá 20% so với giá gốc). Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo, họ được đưa đến trang đích thu thập thông tin của họ. Sau khi điền vào mẫu đơn ngắn, bệnh nhân được đưa đến một trang khác để có thể đặt lịch trực tuyền và hưởng ưu đãi… Trong vòng 12 giờ đầu tiên của chiến dịch,  AAFE này đã nhận được  76  lịch hẹn trực tuyến. Đây không phải là 76 khách hàng tiềm năng; đây là những cuộc hẹn với bệnh nhân thực tế.

Vì vậy, quảng cáo kỹ thuật số thực ra rất hiệu quả, nó thất bại chỉ vì các phòng khám đã mắc phải các sai lầm trên. Để chiến dịch quảng cáo hiệu quả , bước đầu tiên là cung cấp các dịch vụ mà bệnh nhân của bạn biết và muốn, chẳng hạn như Botox, chất làm đầy da, veneers và cấy ghép. Sau đó, Bạn phải có  kế hoạch truyền thông xã hội tốt và áp dụng các công cụ marketing số để cuối cùng khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của bạn.

Bài viết được tổng hợp bời : Công ty Anh và Em

Xem thêm tại : Dental Economics

Bài đăng lần đầu ngày: 8 Tháng Chín, 2021 @ 2:55 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí