I. Chỉ định,chống chỉ định
Với nhiều kỹ thuật đóng chóp nhưng có 2 lựa chọn chóp chính là kỹ thuật đóng chóp chống chỉ định và kỹ thuật đóng chóp chỉ định, nội dung của từng đóng chóp là gì?
1. kỹ thuật đóng chóp: Chỉ định
Áp dụng cho những răng:
– Chưa đóng chóp
– Có tủy hoại tử
– Và còn khả năng phục hồi được
2. kỹ thuật đóng chóp: Chống chỉ định
– Chân răng bị nứt, gãy dọc hoặc ngang
– Tiêu chân thay thế (cứng khớp, replacementresorption)
– Chân răng quá ngắn
– Mô nha chu bị phá hủy
– Tủy sống
3. kỹ thuật đóng chóp: Tiên lượng
Thường tiên lượng tốt. Nhưng nếu thành chân răng quá mỏng sẽ dễ gãy, trong và sau điều trị. Lỗ chóp càng rộng thì càng lâu.
II. Kỹ thuật`
Chìa khóa thành công là phải làm cho khoang tủy thật sạch, và bít thật kín phần thân răng (corronal seal). Vật liệu đặt trong ống tủy không quá quan trọng như người ta từng nghĩ. Calcium hydroxit không kích thích sự hình thành tổ chức cứng, nhưng nó tạo ra một môi trường phù hợp cho sự đóng chóp.
Có thể sử dụng calcium hydroxit hoặc MTA. Các bước kỹ thuật với calcium hydroxit như sau:
– Sau khi cô lập răng, mở tủy rộng rãi để có thể lấy bỏ toàn bộ mô tủy chết.
– Loại bỏ mô tủy hoại tử bằng trâm gai hoặc trâm H cỡ lớn.
– Xác định chiều dài làm việc hơi ngắn hơn chóp trên Xquang một chút.
– Sửa soạn ống tủy bằng động tác giũa nhẹ nhàng với các file số lớn. Không nên dùng file H vì các cạnh sắc của nó có thể làm thủng các thành chân răng vốn đã mỏng và yếu. Dùng sodium hypochlorite để bơm rửa,nhằm tối ưu hóa việc làm sạch, và giảm thiểu việc làm mỏng các thành ngà. Phải tránh sửa soạn quá chóp vì sẽ làm tổn thương những mô sẽ thực hiện việc đóng chóp.
– Thấm khô ống tủy với côn giấy lớn hoặc file quấn bông.
– Trộn bột calcium hydroxit với nước muối sinh lý,glycerine hoặc thuốc tê thành dạng paste đặc. Có thể trộn thêm Barium sulfatetheo tỉ lệ 9 Ca(OH)2 : 1 BaSO4 để tăng độ cản quang, hoặc sử dụng các chế phẩm bán sẵn. Đưa paste vào ống tủy bằng cây mang amalgam, hoặc ống bơm của nhà sản xuất. Cũng có thể dùng bột calcium hydroxit khô, lấy vào cây mang amalgam và đưa vào ống tủy, đặc biệt là với các ống tủy quá rộng. Nhồi calcium hydroxit bằng cây nhồi, sao cho không để lại khoảng trống trong ống tủy. Không nên đưa quá nhiều vật liệu ra khỏi chóp.
Hình: Cách đưa calcium hydroxitvào ống tủy.
A: Đưa cây nhồi vào tới cách chóp2 – 3mm, đánh dấu bằng nút chặn cao su (mũi tên)
B: Đưa một “cục” calcium hydroxitkhoảng 3 – 4mm vào ống tủy bằng cây mang amalgam
C: Nhồi vật liệu xuống chóp bằng cây nhồi và kiểm tra lại trên Xquang
D: Lặp lại và thành công.
– Chụp phim để khẳng định lại rằng không còn khoảng trống trong ống tủy. Nếu vẫn còn thì phải nhồi lại trước khi trám tạm.
– Trám tạm. Vì thời gian trám tạm lâu lên cần dùng vật liệu trám tạm tương đối cứng chắc. Có thể cần tạo hình bằng composite để phục hồi thẩm mỹ – chức năng tạm thời.
III. Theo dõi
Bệnh nhân được hẹn tái khám và chụp Xquang sau 4 – 6tuần:
– Nếu trên phim thấy giảm độ cản quang trong ống tủy,đó là do dịch viêm từ mô quanh chóp ngấm vào khối calcium hydroxit. Khi đó,phải mở tủy lại, rửa sạch calcium hydroxit và nhồi lại từ đầu.
– Còn nếu khối calcium hydroxit trông vẫn đậm đặc trên Xquang và trên lâm sàng không còn triệu chứng gì thì không cần thaycalcium hydroxit.
– Sau đó hẹn bệnh nhân tái khám sau mỗi 3 – 6 tháng.Chỉ thay calcium hydroxit nếu thấy đậm độ trên Xquang giảm đi rõ rệt.
– Nếu sang thương (xương) lành tốt sau 1 năm thì lấy hết calcium hydroxit ra. “Barrier tổ chức cứng” mới thành lập có thể không thấy được trên Xquang, nhưng lại cảm nhận được bằng xúc giác. Nếu barrier này ngăn được các file cỡ nhỏ nghĩa là chóp đã đóng, và đã đến lúc trám bít ống tủy. Còn nếu lỗ chóp vẫn mở rộng, thì lại tiến hành bơm rửa ống tủy, lại nhồi calciumhydroxit và lại hẹn tái khám sau 3 tháng.
IV. Trám bít
Ống tủy được làm sạch và thấm khô trước khi trám bít.
Có thể cần đến các kỹ thuật đặc biệt
Sau khi trám bít, nên hẹn bệnh nhân tái khám mỗi năm1 lần trong 4 năm tiếp theo. Một số trường hợp gây đóng chóp lúc đầu có vẻ thành công nhưng thật ra lại là thất bại, mặc dù đã hình thành barrier tổ chức cứng rõ ràng, và ống tủy được trám bít tốt. Nguyên nhân thất bại có thể là docác tổ chức hoại tử bị “bẫy” vào ngay trong barrier, hoặc nứt gãy chân răng không được phát hiện.
——–
Thông tin cập nhật thêm:
Nhược điểm của việc gây đóng chóp bằng calcium hydroxit là thời gian điều trị quá lâu, và chóp tuy có thể đóng được nhưng chân răng vẫn mỏng, ngắn và yếu. Ngày nay người ta có MTA, có thể dùng chất này để trám bít ngay sau khi làm sạch ống tủy, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên vấn đề chân răng yếu vẫn còn đó như một thách thức về tính bền vững lâu dài của kết quả điều trị.
Hiện nay người ta phát triển 1 kỹ thuật sử dụng MTA để làm “mọc lại” tổ chức liên kết giống như tủy vào trong ống tủy, nhờ đó răng vẫn tiếp tục phát triển, chân răng dài ra, các thành ngà của chân răng dày lên, chóp đóng lại, và đương nhiên là tổn thương quanh chóp mất đi. Tuy kỹ thuật vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng bước đầu đã có những thành công xuất sắc về lâm sàng, hứa hẹn mở ra một lĩnh vực mới gọi là “Regenerative Endodontics” – Nội nha tái tạo.
Nguồn: Tổng hợp internet – Biên soạn: Bàn chài đánh răng
Bài đăng lần đầu ngày: 8 Tháng mười hai, 2020 @ 9:32 sáng