RADIO 4 DENTAL – CHUYÊN MỤC CHỈNH NHA SỐ 2 – (PHẦN 1)

Chẩn đoán trong chỉnh nha không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình trạng tĩnh của răng và các cấu trúc quanh răng mà còn bao gồm việc kiểm tra chức năng của hệ thống hàm mặt. Phân tích chức năng không chỉ nhằm xác định nguyên nhân của tình trạng sai khớp cắn mà còn giúp quá trình lên kế hoạch điều trị chỉnh nha.

CHUYÊN MỤC CHỈNH NHA SỐ 2 – (PHẦN 1) – KHÁM CHỨC NĂNG

Một phân tích chức năng bao gồm:

– Đánh giá tư thế nghỉ và tư thế lồng múi tối đa

– Kiểm tra khớp thái dương hàm

– Kiểm tra các tình trạng rối loạn chức năng hàm mặt.

Chẩn đoán trong chỉnh nha, không chỉ dừng lại đánh giá tình trạng tĩnh của răng và tất cả cấu trúc của răng và còn bao gồm kiểm tra của hệ thống hàm mặt.

Phân tích chức năng không chỉ xác định nguyên nhân của việc sai khớp cắn mà còn giúp lên quá trình điều trị chỉnh nha, một phân tích chức năng bao gồm:

Đánh giá tư thế nghỉ, kiểm tra tình trạng rối loạn chức năng hàm mặt

A. Đánh giá tư thế nghỉ

Xác định vị trí tư thế nghỉ: vị trí hàm dưới mà tại đó trọng lực kéo hàm dưới xuống cân bằng với độ đàn hồi kháng lại, đối với lực kéo của các cơ nâng và mô mềm nâng đỡ hàm dưới.

Khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới với tư thế nghỉ là khoảng tự do hay khoảng cách bên mặt nhai khoảng 3mm ở vùng răng nanh.

Vị trí nghỉ nên được xác định khi bệnh nhân thư giãn và ngồi thẳng với lưng không dụa vào ghế, cho bệnh nhân nhìn thẳng vị trí đầu của bệnh nhân có thể các định được.

  1. Phương pháp phát âm

Yêu cầu bệnh nhân phát âm và lặp lại 1 số phụ âm như M, hàm dưới sẽ trở về tư thế nghỉ

2. Phương pháp ra lệnh

Bệnh nhân được thực hiện một số chức năng như nuốt sau khi làm hàm dưới sẽ trở về tư thế nghỉ, phương pháp phát âm cũng được gọi là phương pháp ra lệnh.

3. Phương pháp không ra lệnh

Bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân về những chủ đề không liên quan và quan sát bẹnh nhân khi nói và nuốt, bệnh nhân không biết được mình đang được kiểm tra, khi nói hàm dưới của bệnh nhân đang trở lại tư thế nghỉ.

4. Phương pháp tích hợp

Tích hợp tất cả các chức năng nói trên để quan sát trẻ em, bệnh nhân được tích hợp tất cả các chức năng nói trên để khám tất cả trong quá trình nuốt và nói chuyện, thử nghiệm đóng mở hàm khi bệnh nhân sắp thư dãn.

Bác sĩ nắm cằm bệnh nhân bằng ngón trỏ và ngón cái đóng mở hàm dưới liên tục và lập đi lập lại liên tục và khi các cơ thư dãn, điều này có thể được chứng thực lại sờ các cơ dưới cằm và từ đó xác định tư thế nghỉ.

Bất kì thực hiện phương pháp nào, vị trí của hàm dưới đều được kiểm tra ngoài mặt và bẹnh nhân được yêu cầu thay đổi tư thế hàm, môi hoặc lưỡi sau đó banh môi và xuất hiện tương quan giữa hàm trên và hàm dưới và khoảng tự do.

Ghi dấu lại tư thế nghỉ

  1. Phương pháp trong miệng

a. Phương pháp trực tiếp

Dùng thước để đo tại vùng răng nanh.

b. phương pháp dán tiếp

Dùng vật liệu lấy dấu để ghi lại khoảng tự do.

2. Phương pháp ngoài miệng

a. Phương pháp trực tiếp

Điểm tham chiếu ngoài mặt gồm 1 điểm trên mũi và 1 điểm ở cằm trên mặt phẳng dọc giữa ghi lại khoảng cách giữa 2 điểm này tại tư thế nghỉ và điểm cắn gớm trung tâm giữa 2 giá trị này tại 1 điểm tự do.

b. Dùng phim Cephalometric.

Chụp 2 phim Cephalometric tại tư thế nghỉ và vị trí cắn gớp trung tâm để xác định điểm tự do

 

Tài liệu được lấy từ cuốn sách: Textbook of Orthodontics

Biên dịch bởi Bác sĩ Lương Thị Quỳnh Tâm

Chịu trách nhiệm bởi: Công ty ANH & EM

Bài đăng lần đầu ngày: 27 Tháng Tư, 2020 @ 3:15 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí