Chỉnh nha ( Phần 10): PHÂN TÍCH MÔ MỀM

Phân tích mô mềm nhấn mạnh vào nét mặt nhìn nghiêng phân tích mô mềm cũng như cấu trúc xương bên dưới. Nét mặt nhìn nghiêng bị chi phối bởi vị trí của cằm, mũi và môi. Hình dạng và tư thế của môi một phần được điều chỉnh bởi răng nằm bên dưới và vì vậy có thể thay đổi bằng điều trị chỉnh nha. Độ dày của mô trên vị trí ráp nối hai phần ở xương hàm dưới và cấu trúc mũi cũng góp phần vào độ nhô của phần mặt dưới và cần chú ý đến tất cả những yếu tố này vì chúng có thể nguỵ trang cho sai khớp cắn bên dưới.

Đường S của Steiner

Theo Steiner, môi nằm hài hoà với khuôn mặt khi nó chạm vào đường thẳng nối giữa đường viền mô mềm của cằm và vị trí giữa chữ “S” tạo bởi bờ dưới mũi. Đường này còn gọi là “đường S”. Môi nằm phía trước đường này thì có khuynh hướng nhô, trong trường hợp này răng và/hoặc hàm cần điều trị chỉnh nha để giảm độ nhô. Môi nằm phía sau đường này thường gặp trong những bệnh nhân có nét mặt nhìn nghiêng lõm. Điều trị chỉnh nha thường cần đẩy răng về phía trước cung hàm để làm môi nhô xấp xỉ đến đường S.

PHÂN TÍCH TWEED

127. PHÂN TÍCH DOWN

GIỚI THIỆU

Để chúng ta có thể đưa ra bất kỳ kết luận có ý nghĩa nào từ nghiên cứu trên caphalograms thì phân tích mô mềm cần phải có những tiêu chuẩn rõ ràng nhằm so sánh dữ liệu đo được sau khi phân tích phim cephalogram của bệnh nhân. Một trong những dữ liệu/phân tích đầu tiên và thông dụng nhất được Down cung cấp.

Down chia phân tích mô mềm của mình thành hai thành phần. Thành phần xương giúp xác định loại mặt và thành phần răng dùng để xác định xem liệu hàm răng có nằm ở tương quan bình thường so với cấu trúc xương bên dưới không.

Down phân loại mặt thành bốn loại cơ bản:

  • Retrognathic – hàm dưới lùi
  • Mesognathic – hàm dưới ở vị trí trung bình hay “lý tưởng”
  • Prognathic – hàm dưới nhô
  • True prognathism – hàm dưới nhô rõ rệt

Theo Down, bất kỳ loại mặt cơ bản nào cũng có thể đưa về được khớp cắn bình thường và có một nét mặt nhìn nghiêng hài hoà về hình dạng cũng như tỉ lệ. Điều này không có nghĩa là vị trí xương lý tưởng thì không có tương quan bất thường về răng. Down sử dụng mặt phẳng ngang Frankfort như là mặt phẳng tham chiếu.

Nhóm kiểm soát của Down

Nhóm kiểm soát được nghiên cứu bởi Down là 20 đối tượng người Causasian với độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi và giới tính được chia đều. Tất cả những cá thể này đều có khớp cắn tuyệt vời trên lâm sàng.

CÁC THÔNG SỐ VỀ XƯƠNG

Góc mặt

Góc mặt thường được sử dụng để đo mức độ lùi hoặc nhô của xương hàm dưới. Góc mặt cung cấp thông tin về mức độ lùi hoặc nhô của xương hàm dưới trong mối tương quan với phần trên của mặt. Góc mặt là góc trong dưới tạo bởi hai đường thẳng mặt (Nasion – Pogonion) và mặt phẳng Frankfort (FH) (hình 9.32A).

Giá trị trung bình của góc mặt là 87.8±3.6 độ, nằm trong khoảng 82 độ đến 95 độ.

Cằm nhô thì góc này tăng trong khi góc này nhỏ hơn giá trị trung bình khi cằm lùi.

Góc mặt

Máy X-quang cận chóp veraveiw IX

Góc lồi mặt

Góc lồi mặt được tạo thành bởi giao nhau giữa đường N-A và A-Pog. Góc này đo đạt mối tương quan giữa vị trí giới hạn phía trước của nền xương hàm trên và nét mặt nhìn nghiêng tổng thể (Nasion – Pogonion). Góc này được đọc bởi giá trị cộng hoặc trừ so với vị trí 0. Nếu đường A-Pog kéo dài và nằm về phía trước so với đường N-A, góc này có giá trị dương. Góc dương cho thấy nền hàm trên nhô so với hàm dưới. Góc âm cho thấy nét mặt nhìn nghiêng có hàm dưới nhô hay nói cách khác là nét mặt nhìn nghiêng hạng III. Giá trị góc này nằm trong khoảng -8.5o đến +10o với giá trị trung bình là 0 o.

Góc lồi mặt

Góc mặt phẳng A-B

Nối điểm A và B tạo thành một đường thẳng, nối dài đường thẳng này cắt đường Nasion – Pogonion tạo thành một góc, góc này được gọi là góc mặt phẳng A – B.

Góc mặt phẳng A – B cho biết mối tương quan của giới hạn nền chóp răng phía trước mỗi hàm với đường mặt. Thông thường điểm B nằm ở phía sau điểm A vì góc này thường có giá trị âm, ngoại trừ trường hợp sai khớp cắn hạng III hoặc khớp cắn hạng I có xương hàm dưới quá phát triển. Giá trị âm lớn gặp trong dạng mặt hạng II, do vị trí của cằm hoặc của xương hàm dưới lùi hoặc cằm kém phát triển hoặc xương hàm trên quá phát triển, dẫn đến điểm B nằm phía sau điểm A nhiều. Giá trị trung bình của góc này là -4.6 độ, nằm trong khoảng -9 độ đến 0 độ.

Góc mặt phẳng A-B

Góc mặt phẳng hàm dưới

Mặt phẳng hàm dưới của Down là “đường tiếp tuyến với góc gonial và điểm thấp nhất trên đường ráp nối giữa hai phần xương hàm dưới” (một số tác giả mô tả mặt phẳng hàm dưới như là điểm nối giữa gonion và gnathion). Góc mặt phẳng hàm dưới được tạo thành bởi mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng ngang Frankfort.

Góc mặt phẳng hàm dưới lớn xảy ra ở cả hai trường hợp mặt nhô và mặt lùi, gợi ý một khuôn mặt phân kỳ nhiều, không hài hoà hoặc “những trường hợp mặt dài”.

Giá trị trung bình của góc này là 21.9 độ, nằm trong khoảng 17 độ đến 28 độ.

Góc mặt phẳng hàm dưới

Trục Y (tăng trưởng)

Trục tăng trưởng là một góc nhọn tạo nên bởi giao của đường thẳng Sella turcica – Gnathion với mặt phẳng ngang Frankfrort.

Góc này lớn hơn ở dạng mặt hạng II so với dạng mặt có khuynh hướng hạng III. Nó cho thấy mức độ xuống dưới và ra trước của cằm so với phần mặt phía trên.

Trục Y giảm trong một loạt phim X quang có thể được hiểu là sự tăng trưởng của khuôn mặt theo chiều ngang lớn hơn chiều dọc hoặc những trường hợp chỉnh nha với khớp cắn sâu. Trục Y tăng gợi ý sự tăng trưởng của xương hàm dưới theo chiều dọc vượt quá sự tăng trưởng theo chiều ngang hoặc sự mở khớp cắn trong suốt quá trình điều trị. Giá trị trục Y cũng tăng khi làm trồi các răng cối (điều này thường mong muốn xảy ra khi sửa chữa sai khớp cắn ở những người tăng trưởng theo hướng ngang).

Giá trị trung bình của trục Y là 59.4 độ, nằm trong khoảng 53 độ đến 66 độ.

Trục Y (tăng trưởng)

Nguồn: bác sĩ Lương Thị Quỳnh Tâm 

Tìm hiểu thêm bài viết liên quan

Bài đăng lần đầu ngày: 24 Tháng Mười Một, 2017 @ 3:21 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí