Series tự học chỉnh nha: Neo chặn tối thiểu

Khi chúng ta đặt neo chặn kiểu này lên răng cối, răng đó sẽ di chuyển về phía gần vào 70% khoảng trống, cho ta neo chặn còn 30%, neo chặn tối thiểu gần như được hiểu là neo chặn khối răng cửa. Theo Nanda, kiểu neo chặn này được gọi là Neo chặn chữ C hoặc “neo chặn không theo chuẩn”, ở những trường hợp có 75% khoảng được đóng nhờ sự di gần của các răng sau. Chúng ta nói chi tiết hơn về kiểu neo chặn này trên dây cung (stop, tip back, tie back, toe-in, toe-out, in-bend, out-bend) hoặc với những khí cụ hỗ trợ (buộc thép phía sau, chun liên hàm, chặn môi) hoặc phức hợp cả 2 loại.

Những kiểu Neo chặn Tối thiểu:

  • Stop (nút chặn).
  • Tip back (bẻ dây cung ở phía gần răng 6 về phía nướu).
  • Arch wire tie back (bẻ gập dây cung ở phía xa răng cối).
  • Toe-in, Toe-out (bẻ dây cung phía gần răng 6 vào trong, ra ngoài).
  • Retro-ligature (buộc lùi).
  • Chun liên hàm.
  • Chặn môi.

1. Stop

Kiểu neo chặn tối thiểu này được đặt trên dây cung, có thể là dây SS tròn (0.020”) hoặc chữ nhật (0.019”x0.025”). Nút chặn được đặt ở phía gần của ống răng cối theo kiểu thụ động, có nghĩa là dây cung phải nằm thụ động trong tất cả các rãnh mắc cài.

Series tự học chỉnh nha: Neo chặn tối thiểu dây SS tròn
dây cung phải nằm thụ động trong tất cả các rãnh mắc cài.

a. Ưu điểm

  • Chi phí thấp.
  • Nhanh và dễ thực hiện.
  • Có thể kiểm soát được độ nghiêng và torque của răng cối nếu dùng dây cung chữ nhật.
  • Không phụ thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân.
  • Bởi vì nó là khí cụ neo chặn tối thiểu nên việc kiểm soát được mức độ mất neo sẽ tùy vào từng trường hợp khác nhau.
  • Là một khí cụ neo chặn đa năng vì nó có thể được sử dụng đơn lẻ như một neo chặn tối thiểu (đặt dây cung trong tất cả các rãnh của mắc cài) hoặc để chỉnh cắn chéo răng trước (đặt dây cung cách ra khỏi rãnh mắc cài 2- 3mm), làm cho khối răng cửa nghiêng ra trước và di xa răng cối (cung hướng dẫn ra trước).

Bài viết liên quan>>

b. Nhược điểm

  • Nút chặn của loop phải được đặt về phía nướu, vì nếu nó được đặt về phía rìa cắn thì có thể tiếp xúc với những ống và mắc cài đối diện gây bong mắc cài và ống răng.
  • Có thể gây ra phản ứng viêm lợi tại chỗ giữa răng 5 và răng 6, do mắc thức ăn.
  • Cần phải quản lý các lần hẹn bệnh nhân một cách chặt chẽ vì nó chỉ là khí cụ neo chặn tối thiểu, và có thể gây mất neo chặn quá nhiều.

c. Khuyên dùng

  • Nên bẻ loop của nút chặn cao bằng đường viền nướu của khối răng sau để tránh gây rách nướu.
  • Nếu chúng ta đặt một dây cung hoạt động (cung hướng dẫn ra trước) để sửa cắn chéo răng trước, phải kích hoạt theo kiểu ngắt quãng (khoảng cách từ cung đến rãnh mắc cài không lớn hơn 2mm), nếu không dây cung sẽ phải chịu lực quá tải và mắc cài mặt ngoài có thể bị bong.
  • Có thể sử dụng kết hợp với các loại neo chặn khác.

2. Tip back.

Mục đích chính của kiểu bẻ dây này là tạo ra neo chặn tối thiểu. Bẻ ở cuối dây cung. Bẻ trên dây tròn (0.020”) hoặc dây chữ nhật (0.019×0.025”) góc 45º hướng về phía đường viền nướu, làm nghiêng hoặc tạo góc ở răng cối.

Series tự học chỉnh nha: Neo chặn tối thiểu Bẻ trên dây tròn

a. Ưu điểm

  • Nhanh và dễ làm.
  • Không phụ thuộc sự hợp tác của bệnh nhân.
  • Làm nghiêng thân răng cối về phía xa và nghiêng chân răng về phía gần, tạo nên lực cản lớn hơn chống lại sự di gần của răng cối.
  • Chi phí thấp.

b. Nhược điểm

  • Có thể gây cắn hở răng trước do làm lún khối răng trước hàm trên.
  • Có thế kích thích những sự thay đổi ở khớp thái dương hàm do có thể tăng điểm chạm sớm sau khi làm nghiêng răng cối.

c. Khuyên dùng

  • Không sử dụng được trên bệnh nhân cắn hở.
  • Trong trường hợp có đau khớp thái dương hàm do có điểm chạm sớm, phải tháo dây cung ngay lập tức.
  • Kiểu neo chặn này có thể sử dụng kết hợp với một loại khác trong những trường hợp cắn sâu. Khi thay dây cung trong ống răng cối (có bẻ Tip Back), đoạn trước của dây cung bị căng ra để dịch chuyển về phía nướu tạo ra một lực làm lún khối răng trước.
Series tự học chỉnh nha: Neo chặn tối thiểu Không sử dụng được trên bệnh nhân cắn hở

3. Bẻ sau dây cung (Tie back)

Tie back là một kiểu neo chặn tối thiểu được bẻ trực tiếp trên dây cung. Kiểu neo chặn này được làm bằng cách bẻ dây cung một góc 45° về phía nướu ở cuối ống răng cối; để bẻ được dây kiểu này cần phải để thừa 5mm dây cung ở phía xa ống răng cối. Có thể sử dụng kiểu neo chặn này trong giai đoạn đầu của điều trị (trong giai đoạn làm thẳng và sắp đều với dây Niti hoặc dây SS) hoặc trong giai đoạn đóng khoảng để kiểm soát neo chặn. Nó cũng giúp chặn khối răng trước từ phía xa của ống răng và ngăn không cho khối răng trước chìa quá nhiều.

Series tự học chỉnh nha: Neo chặn tối thiểu Bẻ sau dây cung

Trước khi buộc dây Niti ta nhớ phải đốt đoạn cuối dây. Bằng cách này, sẽ làm mất tính đàn hồi của dây cung và có thể bẻ được một cách chính xác.

đốt cuối đoạn dây để có sự đàn hồi

a. Ưu điểm

  • Không phụ thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân
  • Làm trực tiếp trên dây cung.
  • Rẻ và dễ thực hiện.
  • Giúp ngăn chặn sự di gần của răng trước trong giai đoạn làm phẳng, xếp bằng răng và đóng khoảng.

b. Nhược điểm

  • Nếu bẻ không chính xác, có thể làm rách và loét niêm mạc miệng.
  • Có thể làm bong ống răng cối nếu chúng ta không cẩn thận khi bẻ dây.
  • Có thể bị mất neo chặn nhiều hơn mức cần thiết nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các lần hẹn với bệnh nhân.

c. Lời khuyên

  • Nên bẻ tie back trên dây cung hàm dưới ở những bệnh nhân Class III cùng với sử dụng mắc chun Class III, để ngăn không cho khối răng trước hàm dưới chìa quá nhiều.
  • Nên bẻ tie back trên dây cung hàm trên ở những bệnh nhân Class II cùng với mắc chun Class II để ngăn không cho khối răng trước hàm trên chìa quá nhiều.
  • Trong những trường hợp mà chúng ta muốn tăng chiều dài cung răng trong giai đoạn làm phẳng và sắp đều răng, phải bẻ tie back cách phía sau ống răng cối 1-2mm
  • Chúng ta phải duy trì tie back trên dây trong suốt giai đoạn làm phẳng và xếp bằng răng trong những trường hợp cần phải kiểm soát hướng trước sau của răng cửa.
  • Trong suốt giai đoạn đóng khoảng với 2 loop (double key loop-DKL), bẻ tie back ngay lập tức ở phía sau ống răng cối.
dây cung hàm dưới ở những bệnh nhân Class III cùng với sử dụng mắc chun Class III

4. Toe-in / Toe-out

Kiểu bẻ theo lệnh 1 này neo chặn răng cối ở vị trí xa trong (Toe-in) hoặc gần ngoài (Toeout), và được chỉ định để sửa hoặc chặn việc răng cối xoay do lực kéo ở trong hoặc ngoài miệng. Những kiểu bẻ này thường được thực hiện trên dây cung tròn (0.018” hoặc 0.020”) hoặc dây cung chữ nhật (0.017”x0.025”), bẻ 1 góc 20-30° về phía khẩu cái hay phía lưỡi (Toe-in) hoặc phía má (Toe-out) ở cuối dây cung (ở lỗ vào ống răng cối).

neo chặn răng cối ở vị trí xa trong (Toe-in) hoặc gần ngoài (Toeout)

a. Ưu điểm

  • Thực hiện bẻ trên dây cung.
  • Rẻ và dễ làm.
    Bẻ Toe-in ngăn không cho răng cối xoay về phía gần trong.
  • Toe-out ngăn không cho răng cối xoay về phía xa ngoài.
  • Đây là kiểu neo chặn đa năng vì chúng có thể chỉnh sửa và ngăn chặn sự xoay hoặc làm tăng chiều dài cung răng.

b. Nhược điểm

  • Khi đã đặt dây cung vào ống răng cối, có thể bệnh nhân sẽ có cảm giác đau chuyển đến vùng răng cối khi răng này bắt đầu xoay
  • Có thể kích thích các rối loạn khớp thái dương hàm do xuất hiện những điểm chạm sớm khi răng cối nghiêng.
  • Có thể bong ống răng cối nếu không cẩn thận khi luồn/đặt dây cung.

c. Khuyên dùng

  • Sau khi đóng khoảng, ta phải tháo bỏ dây cung đã bẻ để có thể làm thẳng lại răng cối và đóng khoảng vừa bị mở thứ phát; kiểu neo chặn này có thể làm tăng chiều dài cung ngay lập tức.

5. Buộc lùi

Ban đầu buộc lùi được chỉ định nhằm ngăn không cho răng nanh chìa ra, nhưng sau quá trình quan sát ta thấy buộc lùi là kiểu neo chặn tối thiểu hiệu quả nhất cho khối răng trước.

Series tự học chỉnh nha: Neo chặn tối thiểu neo chặn tối thiểu hiệu quả nhất
Series tự học chỉnh nha: Neo chặn tối thiểu răng hàm hở

Buộc lùi được làm trên dây kim loại đường kính 0.010”-0.012”, buộc số 8 ở giữa các mắc cài hoặc buộc số 8 cả ở giữa các mắc cài và khe mắc cài (buộc số 8 đôi); có thể được đặt dây thép ở trên hoặc dưới dây cung, bằng kìm Mathew hoặc bút đưa ligature.

a. Ưu điểm

  • Đây là phương pháp chính để neo chặn răng trước trong giai đoạn làm thẳng và xếp bằng (làm phẳng).
  • Kinh tế và dễ thực hiện.
  • Giảm thiểu sự chìa răng nanh trong giai đoạn kéo lùi răng nanh.
  • Nó không chỉ có tác dụng như neo chặn tối thiểu mà còn được sử dụng để kéo lùi răng nanh.
  • Khi buộc lùi, sẽ gây mất neo chặn răng sau, nhưng lại tăng thêm neo chặn đáng kể ở khối răng trước (khoảng 2,5mm mỗi cung răng).

b. Nhược điểm

  • Không phải lúc nào cũng được bệnh nhân chấp nhận vì “hiệu ứng nụ cười kim loại”.
  • Gây bám thức ăn nên có thể gây viêm lợi.

c. Lời khuyên

  • Được chỉ định trong những trường hợp nhổ răng cối nhỏ nhưng cả trong những trường hợp không nhổ răng ở những vị trí có nguy cơ tại chỗ ảnh hưởng đến việc kiểm soát neo chặn.
  • Chúng là những bộ phận thụ động và không được buộc ở những điểm gây thiếu máu mô cục bộ.
  • Mục đích ban đầu của buộc lùi là ngăn chìa răng nanh, nhưng người ta nhận thấy đây là một phương pháp hiệu quả để kéo lùi răng nanh mà không kèm theo nghiêng không mong muốn.
  • Buộc lùi kết hợp với bẻ dây phía xa (Tip-back, Toe-in, …) hỗ trợ rất hiệu quả cho neo chặn phía trước trong giai đoạn làm phẳng và làm thẳng (xếp bằng) và đóng khoảng.
  • Điểm chính trong kĩ thuật buộc lùi là càng nhiều răng liên kết thành một đơn vị neo chặn thì lực cản kháng lại sự chuyển động kéo lùi càng lớn.

6. Thun liên hàm

Thun hạng II, hạng III và tam giác là điển hình cho kiểu neo chặn tối thiểu, hạn chế cắn chìa của khối răng trước hàm trên hoặc răng trước hàm dưới. Nó có thể làm cho răng hàm trên và răng hàm dưới khớp với nhau và là cách hay được sử dụng để tạo những di chuyển răng khác nhau. Hướng kéo thun sẽ định hình vector lực của nó và định hình luôn những thuật ngữ mô tả nó.

  • Thun hạng II mắc từ răng trước hàm trên tới răng cối dưới.
  • Thun hạng II được mắc từ răng trước hàm trên đến răng sau hàm dưới.
  • Mắc thun tam giác hay “Khóa tam giác” thường được sử dụng để lồng khớp răng, nhưng chúng cũng thường được sử dụng như neo chặn để duy trì tương quan hạng I răng nanh trong những trường hợp vẫn còn cần phải đóng khoảng.
  • Có nhiều loại thun đường kính khác nhau (1/8”, 3/16”, 1/4” hoặc 5/16”) có thể được sử dụng và lực tạo ra cũng khác nhau từ 2Oz, 4Oz đến 6Oz.

Thun liên hàm

Thun liên hàm 2

a. Ưu điểm

  • Rẻ tiền.
  • Dễ sử dụng cho bệnh nhân, bệnh nhân có thể mắc một cách dễ dàng.
  • Nó không chỉ được sử dụng như một neo chặn tối thiểu mà còn có thể tạo ra sự thay đổi theo hướng trước sau.
  • Thun hạng II làm hạn chế hô/vẩu khối răng trước hàm trên, hạn chế chìa răng trước hàm dưới và thúc đẩy sự chiếm chỗ của răng trước hàm dưới.
  • Thun hạng III làm chìa khối răng trước hàm trên và cụp khối răng trước hàm dưới.
  • Thun tam giác rất lý tưởng để duy trì tương quan hạng I răng nanh trong giai đoạn đóng khoảng.
  • Kiểm soát kích thước dọc.

b. Nhược điểm

  • Hiệu quả phụ thuộc 100% vào sự hợp tác của bệnh nhân.
  • Đau là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân không hợp tác.
  • Thun sẽ bị giảm và mất đàn hồi.
  • Sử dụng trong thời gian dài có thể gây đau khớp thái dương hàm.
  • Làm trồi quá mức các răng trước hoặc răng sau tùy theo vector được sử dụng.
  • Có mùi sau khi sử dụng 24h.

c. Khuyên dùng

  • Sử dụng những thun này cùng dây SS lớn để tránh không làm trồi khối răng trước và răng sau.
  • Để tránh không làm cho các răng sau bị trồi và di gần, nên gắn thêm cung lưỡi hoặc TPA.
  • Thun liên hàm được sử dụng hiệu quả hơn khi làm trồi răng cối có kiểm soát và chỉnh những vấn đề theo hướng trước sau.
  • Ta phải hướng dẫn bệnh nhân mắc thun cả ngày và đêm.

 

7. Chặn môi

Khí cụ này làm nhiệm vụ hạn chế lực từ môi tác động lên những răng trước (ở những bệnh nhân có hệ thống cơ quanh miệng căng) hoạt động giống như một tấm chặn, cho phép xương hàm trên hoặc hàm dưới phát triển. Tùy thuộc vào vị trí đặt tấm chặn, nó có thể hoạt động tương tự như tấm chắn môi của khí cụ Frankel. Tấm chắn môi là khí cụ được đặt hoặc hàn vào ống răng cối thứ nhất; nó có một bản nhựa bao phủ toàn bộ vùng môi phía trước. Chúng được chế tạo từ dây thép không rỉ 0.036” hoặc có nhiều kích cỡ để mua trên thị trường.

Theo Anthony Viazis, để có một neo chặn tốt hơn, tấm chặn bằng nhựa acrylic nên được đặt cách mặt ngoài răng cửa 5-7mm, và theo James McNamara thì nó nên tách khỏi mặt ngoài răng cửa khoảng 2-3mm, và ở ngang mức đường ranh giới men-cement.

a. Ưu điểm

  • Tấm chặn môi có thể neo chặn tối đa và đạt được chiều dài trên cung hàm dưới bằng việc giữ cho sức ép của cơ ko tác động lên răng; điều này cho phép nong rộng cung hàm một cách thụ động ở phía trước và hai bên, đạt được chiều dài cung răng.
  • Thúc đẩy thay đổi theo hướng ngang từ 2 đến 2,8mm ở vị trí răng nanh, 2,5 đến 4mm ở vị trí răng 4 và 2 – 5,5mm ở răng 6.
  • Tấm chặn này phụ thuộc vào lực ép của môi (100 đến 300g) để làm di xa răng cối hoặc chống di gần răng cối. Theo Viazis, khi tấm chặn môi được đặt trên răng 6 dưới sẽ làm nghiêng xa 1,5mm ở mỗi cung răng (3mm ở hàm trên) và có thể dựng thẳng đến 8°.
  • Do sự di xa răng cối, tấm chặn môi này có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ cắn sâu răng trước.
  • Tấm chặn môi loại bỏ hoàn toàn hoạt động của cơ mút trên cả cung răng.
  • Hỗ trợ duy trì khoảng leeway.
  • Thiết lập lại sự đóng kín của môi.

b. Nhược điểm

  • Khâu răng cối có thể bị sút ra và làm loét niêm mạc miệng.
  • Vì là khí cụ tháo lắp nên bị phụ thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân.
  • Một vài bệnh nhân không thích sự thay đổi của khuôn mặt khi phải đeo khí cụ.
  • Do nó có tác dụng làm di xa răng cối nên có thể làm tăng cắn hở răng trước.
  • Tốt nhất là không đặt khí cụ găn chặt trên cung răng dưới khi đang sử dụng tấm chặn.

c. Lời khuyên

  • Tùy thuộc vào vị trí đặt tấm chặn môi mà ta có thể chỉ định một số kiểu di chuyển : – Nếu được đặt ở ngang mức đường viền nướu, nó sẽ làm dựng thẳng răng cối. – Nếu được đặt ở giữa răng hoặc ngang mức tiếp giáp giữa men và cement, nó sẽ cho phép di xa răng cối và sự dịch chuyển các răng cửa hàm dưới ngả ra trước (1.4mm). – Nếu tấm chặn môi được đặt dưới mức ranh giới men-cement, răng cối sẽ di xa mà không kèm theo sự ngả ra trước của các răng cửa hàm dưới.
  • Khi cung răng dưới rộng ra một cách tự nhiên thì kết quả điều trị có xu hướng ổn định hơn.
  • Nên sử dụng khí cụ Schwarz cùng với tấm chặn môi, do đó ta sẽ kiểm soát được sự nong rộng của cung hàm và có thể thu được kết quả ổn định hơn.
  • Tấm chặn môi nên được sử dụng liên tục trong vòng 6-18 tháng, bằng cách này ta có thể giảm tác dụng kích thích của hệ thống thần kinh cơ là nguyên nhân khiến cho các cơ quanh miệng ép lên cung răng.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Người Share tài liệu: Nha Tài

By Công ty Anh & Em.

Bài đăng lần đầu ngày: 20 Tháng Một, 2020 @ 5:42 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí