Vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi niềng không những giúp bạn duy trì hiệu quả điều trị và còn tránh xa được các bệnh lý khác về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng sâu răng khi niềng răng, các bạn hãy cùng Anh & Em tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Vì sao dễ bị sâu răng khi niềng răng?
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong răng mà không được vệ sinh và xử lý đúng cách, lâu ngày sẽ hình thành các lỗ sâu răng làm tổn hại cấu trúc răng miệng. Sâu răng không phải là một bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên nếu để tình trạng răng sâu bị hư tổn quá nặng sẽ gây ảnh hưởng tới các răng khác, thậm chí là mất răng.
Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng lại càng khó khăn hơn dẫn đến tình trạng sâu răng phức tạp. Một số lý do phổ biến mà chúng ta dễ bị sâu răng khi niềng như:
- Sử dụng khí cụ niềng răng: Việc sử dụng các khí cụ khi niềng răng sẽ tạo nên áp lực trên bề mặt để di chuyển các răng, khi đó răng sẽ bị mài mòn tạo điều kiện cho các axit từ thức ăn sẽ tấn công dẫn đến sâu răng.
- Tác động niềng răng: Việc các răng có lực kéo quá nhanh gây hiện tượng tụt lợi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn dễ dàng xâm lấn vào các vùng cổ chân răng.
- Vệ sinh răng miệng khó khăn: Khi niềng răng bạn thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng nên mảng bám, vi khuẩn có thể còn tích tụ tại những vùng khó tiếp cận. Nếu không có phương pháp vệ sinh phù hợp, các vi khuẩn sẽ tích tụ và tấn công răng miệng.
Biểu hiện của người bị sâu răng khi niềng
Những biểu hiện chính khi bạn gặp tình trạng sâu răng khi niềng:
- Hơi thở có mùi dù đã vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày
- Răng tích tụ nhiều mảng bám nhất là tại các vùng tiếp cận giữa mắc cài và răng
- Xoang sâu tại các vùng tiếp xúc giữa khí cụ và răng
- Các lỗ sâu răng được hình thành nhiều tại vùng cổ răng
- Răng trở nên nhạy cảm hơn với các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Thỉnh thoảng có tình trạng đau nhức, khó chịu chân răng
Tác hại của sâu răng khi niềng
- Gây tổn thương cho răng: Khi có sâu răng, mô cứng bị mất đi và hình thành một lỗ trên răng. Nếu không được điều trị kịp thời, các vi khuẩn này sẽ gây tổn thương cho răng và thậm chí là mất răng.
- Gây viêm nhiễm nướu: Sâu răng có thể lan rộng và xâm nhập vào nướu, gây ra viêm nhiễm nướu. Viêm nhiễm nướu có thể dẫn đến chảy máu nướu và gây khó chịu trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày.
- Ảnh hưởng đến quá trình niềng răng: Sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Nếu răng bị hủy hoại do sâu răng trong quá trình niềng nha sĩ có thể sẽ phải điều chỉnh kế hoạch điều trị và thậm chí xóa bỏ răng bị tổn thương.
- Gây đau và khó chịu: Sâu răng thường đi kèm với triệu chứng như đau răng, nhức mỏi và nhạy cảm. Khi kết hợp với việc niềng răng, cảm giác khó chịu có thể tăng lên do áp lực và sự tác động của khí cụ lên răng.
Phương pháp xử lý sâu răng khi niềng răng
Với các bệnh nhân bị sâu răng khi niềng, nha sĩ sẽ thường tiến hành tháo các khí cụ để điều trị sâu răng trước. Phương pháp nha sĩ lựa chọn sẽ làm trám răng thay vì lắp răng sứ, bởi sau khi điều trị bệnh nhân sẽ tiếp tục niềng răng nên không thể lắp răng sứ vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình niềng.
Trước tiên, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch bề mặt răng và vùng lỗ sâu để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn. Sau khi làm sạch và tạo lỗ răng nha khoa sẽ sử dụng vật liệu composite (vật liệu trắng) để điền vào lỗ chân răng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, khi sâu răng đã lan rộng nha sĩ có thể cần phải thực hiện các phương pháp điều trị nâng cao như nhổ răng, điều trị tủy răng rồi mới tiếp tục niềng.
Phòng tránh tình trạng sâu răng khi niềng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Bạn cần lưu ý trong kỹ thuật đánh răng để làm sạch từ bên trong đến bên ngoài, có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như bàn chải điện, tăm nước để loại bỏ hết những thức ăn thừa và mảng bám trên răng.
Duy trì thói quen ăn uống khoa học
Khi niềng răng, bạn nên có thói quen ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng đồ uống có gas hoặc thực phẩm nhiều chất tạo màu. Điều này không những làm việc vệ sinh răng miệng khó khăn mà còn gia tăng khả năng phát triển và tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng.
Kiểm tra nha sĩ thường xuyên
Khi tái khám niềng răng tại nha sĩ, bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bản thân để phát hiện các vấn đề và điều trị kịp thời.
Sử dụng Nanoseal – phòng ngừa sâu răng khi niềng hiệu quả
Nanoseal là một sản phẩm chuẩn nha sĩ được rất nhiều y, bác sĩ tin dùng trong quá trình bảo vệ hàm răng chắc khỏe và ngăn ngừa các vi khuẩn mảng bám tích tụ quanh mắc cài, hạn chế sâu răng hiệu quả. Sản phẩm có công dụng tạo nên lớp phủ nano, thúc đẩy sự phục hồi của men răng và quá trình tái khoáng hoá. Nhờ đó, tại các vùng khí cụ niềng răng khó làm sạch sẽ được bảo vệ và ngăn không cho vi khuẩn tấn công.
Sản phẩm có thể sử dụng đơn giản tại nhà bằng cách trộn hai dung dịch với nhau sau đó bôi kỹ và rửa sạch lại bằng nước. Nanoseal hiện được phân phối tại công ty Anh & Em, khách hàng và nha sĩ có thể liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin chi tiết.
Bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng sâu răng khi niềng răng và cách phòng ngừa hiệu quả tại nhà. Hy vọng bạn sẽ luôn duy trì tình trạng sức khỏe răng miệng tốt và không ảnh hưởng trong quá trình niềng răng nhé!