Nha sĩ nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm

Nha sĩ nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm

Theo nghiên cứu mới nhất từ Bộ Lao động Hoa Kỳ, Nha sĩ là nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm trong tổng số 974 nghề được nghiên cứu. Nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao gấp hai lần người bình thường.

Vấn đề gây nguy hại cho các Nha sĩ được nghiên cứu đến là chất lượng không khí trong phòng khám nha khoa và bệnh viện. Nơi có chứa các tác nhân lơ lửng trong không khí gây nguy hiểm bao gồm bụi mịn, dịch tiết, giọt bắn… dẫn đến nha sĩ dễ bị lây nhiễm bệnh từ chính công việc của mình. Đặc biệt, với một lượng lớn bệnh nhân thường xuyên ra vào phòng khám, Nha sĩ sẽ phải tiếp xúc với hàng trăm ngàn loại vi khuẩn, vi rút mà không hề cảm nhận được. Việc làm sạch và khử trùng liên tục các bề mặt tiếp xúc có thể tạo ra khí dung làm ô nhiễm không khí và làm tăng mức độ nguy hiểm của phòng khám nha khoa.

nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm
Hình 1: Nghiên cứu của Bộ lao động Hoa Kỳ

Bằng chứng

Bộ Lao động Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu để xếp hạng “Việc làm nguy hiểm nhất” ở Mỹ. Họ đã phân tích các rủi ro sức khỏe đối với 974 nghề nghiệp bằng các tiêu chí như tiếp xúc với bức xạ, bệnh tật, chất gây ô nhiễm, nhiễm trùng; và thời gian ngồi. Các yếu tố này được đo trên thang điểm từ 0 – 100, với điểm số cao hơn cho thấy nguy cơ sức khỏe tăng lên. Bạn có thể đoán được vị trí mà các nha sĩ xếp hạng trong nghiên cứu này?

Chính xác thì Nha sĩ đứng số 1 trong các công việc có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm nhất trong tất cả 974 nghề nghiệp trong nghiên cứu này (Hình 1). Các Bác sĩ nha khoa đặc biệt dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, bệnh tật và nhiễm trùng, và thời gian ngồi. Đáng chú ý nhất, bụi mịn và siêu mịn, bao gồm khí dung – aerosol, gây tổn thương nặng cho phổi, được hấp thụ vào dòng máu và có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mỗi người. Thông qua nghiên cứu này, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng không khí và kiểm soát ô nhiễm trong nha khoa trong mối tương quan với sức khỏe con người nói chung và nha sĩ nói riêng.

Môi trường không khí

Vấn đề ô nhiễm chất lượng không khí trong nhà đã được chứng minh trong nhiều năm, đặc biệt là trong môi trường của bệnh viện và phòng khám nha khoa. Nếu bạn đã từng làm việc trong phòng phẫu thuật (OR) của bất kỳ bệnh viện nào, bạn sẽ nhận thấy một luồng không khí được lọc trong mỗi bộ phẫu thuật.

Tuy nhiên, thật đáng tiếc, hiện nay hầu hết các phòng khám nha khoa chưa thực hiện bước chủ động thanh lọc không khí trong khám của họ. Nó xuất phát từ sự thiếu nhận thức về các vấn đề và thực tiễn trong quản lý rủi ro. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về sự ảnh hưởng của chất lượng không khí trong phòng nha đối với sức khỏe nha sĩ:

Môi trường văn phòng nha khoa

nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm
Hình 2: Môi trường không khí phòng khám nha khoa chứa vô số tác nhân gây hại – Nha sĩ nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm

Trong mỗi ca điều trị, bệnh nhân và nha sĩ tiếp xúc với khí dung từ các dụng cụ dùng trong điều trị. Đặc biệt, trong khoang miệng bệnh nhân chứa tới hơn 350 loại vi khuẩn khác nhau có khả năng lây nhiễm cao. Trong quá trình điều trị nha khoa, việc sử dụng tay khoan nhanh khoan vào răng, xương và mô tạo ra các khí dung (Aerosol) nguy hiểm.

Sự phát tán của các giọt bắn, có thể chứa mầm bệnh và tồn tại trong không khí hàng giờ! Những mầm bệnh này dễ dàng hít phải và trở thành nguồn lây nhiễm cao cho mọi người trong phòng khám. Mối bận tâm của mọi người đó là thời gian những giọt nước này lơ lửng trong không khí, chúng đi được bao xa và mức độ ô nhiễm của chúng như thế nào. Đặc biệt, quan trọng khi điều trị những bệnh nhân dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ có thai và người già.

Chất lượng không khí kém gây ra vấn đề gì?

Chất lượng không khí trong phòng nha kém có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc của mỗi nha sĩ. Các triệu chứng liên quan đến chất lượng không khí kém bao gồm đau đầu, khô và kích ứng mắt, mũi và cổ họng; ho và hắt hơi; hụt hơi; chóng mặt và buồn nôn. Các chức năng nhận thức cũng có thể bị ảnh hưởng xấu trong môi trường chất lượng không khí kém. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng không khí trong nhà tốt hơn dẫn đến năng suất lao động cao hơn và số ngày nha sĩ nghỉ thấp hơn đáng kể do các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Hệ thống HVAC (Hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí) trong các phòng khám nha khoa càng làm tăng thêm tình trạng chất lượng không khí kém. Khi chúng lưu thông lại và tuần hoàn các chất gây bụi bẩn, chứa mầm bệnh có hại. Những hệ thống này cũng gây ảnh hưởng đến độ ẩm không khí trong nhà. Nghiên cứu cho thấy độ ẩm tương đối của không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật. Độ ẩm trong nhà thấp làm tăng mức độ bay hơi của vi rút nhanh hơn và cho phép các Aerosol được giữ trong không khí lâu hơn.

Trách nhiệm của chủ phòng khám/nha sĩ

Là các chuyên gia nha khoa, chúng tôi bắt buộc phải sử dụng các phương thức phòng ngừa tổng thể, khử trùng dụng cụ, các bề mặt. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất lượng không khí của phòng khám thường được BỎ QUA. Kiểm soát chất lượng không khí chính xác là một phần của kiểm soát nhiễm trùng để bảo vệ bệnh nhân, nhân viên và bản thân nha sĩ.

nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm
Hình 3: Hình ảnh tia nước bắn ra trong qúa trình mài răng –  Nha sĩ nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm

Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OHSA) quy định rằng mọi chủ phòng khám, kể cả nha sĩ, đều có nghĩa vụ chung là bảo vệ nhân viên của mình. Là người sử dụng lao động, chúng ta nên thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý trong những trường hợp này để bảo vệ người lao động. Theo Quy định vệ sinh công nghiệp OHSA 851, nó đặc biệt giải quyết các mối quan tâm về thông gió và không khí thay thế để bảo vệ người lao động.

Cần có quá trình thông gió tự nhiên hoặc cơ học để bầu không khí không gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Không khí thay thế không được nhiễm bẩn với bụi, hơi, khói, sương hoặc khí độc hại. Việc xả khí từ bất kỳ hệ thống xả nào, phải đảm bảo sao cho ngăn chặn sự quay trở lại của chất gây ô nhiễm vào bất kỳ vị trí nào của nơi làm việc.

Giải pháp

Một bộ lọc không khí chất lượng đáng tin cậy giúp loại bỏ các mầm bệnh trong không khí có thể truyền qua giọt bắn, bụi mịn, dịch tiết truyền qua không khí là điều cần thiết để đáp ứng các yêu cầu an toàn cho nha sĩ. Điều đó giúp nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn, giảm ngày ốm của nhân viên, cải thiện năng suất và lợi nhuận.

Ô nhiễm không khí trong phòng nha từ các vi khuẩn, vi rút và bụi mịn là một mối nguy hại cho sức khỏe. Lúc này, hệ thống lọc không khí (APS) đóng vai trò quan trọng làm giảm đáng kể lượng khí dung trong môi trường làm việc. Trong phòng khám nha khoa, giải pháp thiết thực và tiện lợi nhất là có hệ thống lọc không khí độc lập, làm sạch bằng cách liên tục hút không khí trong nhà bị ô nhiễm và hút hết không khí được lọc sạch vào phòng.

Có nhiều lựa chọn khác nhau dành cho ngành nha khoa để làm sạch không khí trong nhà. Khi chọn giải pháp, điều quan trọng là phải xem xét các tiêu chí lựa chọn này:

1. Hệ thống lọc

– Đầu tiên và rõ ràng nhất là khả năng loại bỏ hiệu quả và hiệu quả tất cả các chất ô nhiễm không khí được tạo ra trong môi trường văn phòng nha khoa. Một hệ thống hiệu quả phải có khả năng loại bỏ bụi, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), nấm mốc, vi khuẩn, vi rút, mùi hôi,…

nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm
Hình 4: Hệ thống máy lọc không khí phải đảm bảo lọc sạch và không tuần hoàn dòng không khí ô nhiễm

2. Công suất lưu lượng không khí

– Bạn cần xem xét khối lượng mỗi phút (CFM) mà hệ thống có thể xử lý và đảm bảo rằng nó sẽ đảo ngược không khí văn phòng nha khoa của bạn ít nhất 30 phút một lần để cung cấp không khí scahsj cần thiết, an toàn với nha sĩ. Với lưu lượng hút khí phải đảm bảo tiêu chuẩn trong khoảng 3000 – 4000 Lít/phút.

 

3. Mức âm thanh

– Sự chuyển động của không khí qua APS sẽ tạo ra âm thanh. Một APS tạo ra quá nhiều âm thanh sẽ có tác động tiêu cực đếnnha sĩ làm việc trực tiếp cũng như bệnh nhân. Một APS tốt phải có khả năng cung cấp công suất luồng không khí lớn ở mức âm thanh thoải mái 50 dB (decibel). Để dễ hình dung thì một máy rửa chén yên tĩnh khoảng 50 dB và lời nói của con người là 60 db.

nghề đứng số 1 về độ nguy hiểm

4. Chi phí vận hành

– Khi chọn APS phù hợp, đảm bảo bạn xem xét chi phí hoạt động dài hạn và không chỉ giá mua ban đầu. Tất cả APS có các thành phần cần thay thế theo thời gian bao gồm các bộ lọc và trong các mô hình tốt hơn. Không phải tất cả các hệ thống đều giống nhau, một số khá rẻ để mua nhưng yêu cầu thay thế rất thường xuyên các bộ phận đắt tiền. Các hệ thống khác đắt hơn để mua nhưng có các thành phần cố định và bộ phận thay thế rẻ hơn và do đó, ít tốn kém hơn để hoạt động theo thời gian.

Free Arm Fote – hệ thống máy hút vô khuẩn có khả năng làm sạch không khí lên tới 99.97% (Đã được kiểm chứng kho học bởi Đại học nha khoa Niigata – Nhật Bản). Thiết bị đã được sử dụng tại 29 trường đại học nha khoa và hơn 80% các phòng khám nha khoa tại Nhật Bản. Với lưu lượng hút tiêu chuẩn 3000Lit/Phút, chỉ trong vòng 5 phút phòng khám của bạn đã được thay thế bằng luồng không khí trong sạch, an toàn. Một giải pháp an toàn với sức khỏe và hiệu quả thu hút bệnh nhân tốt hơn. Với phòng khám hiện đại, an toàn thể hiện được năng lực chuyên nghiệp của phòng khám.

Nguồn tham khảo: In-Office Air Quality Contamination: What You Don’t Know WILL Harm You (Oral Health)

Tổng hợp: Công ty Anh&Em

Bài đăng lần đầu ngày: 7 Tháng Năm, 2020 @ 4:29 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí