CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC

TÓM TẮT GIẢI PHẪU MÔ QUANG RĂNG

Vùng quanh răng bao gồm : lợi, dây chằng quanh răng , cemmet răng và xương ổ răng.

1. Men răng

2. Bờ lợi

3. Rãnh lợi nhỏ

4. Rãnh dưới lợi tự do

5. Xương ổ răng

6. Đường nối men- xương răng

7. Xương răng

8. Dây chằng quanh răng: Giữa 2 và 4 là lợi tự do

9. Lợi dính

10. Rãnh giữa lợi dính và niêm mạc miệng

Thiết  đồ đứng dọc qua vùng quanh răng

Hình 1.1 Thiết đồ đứng dọc qua vùng quanh răng

Lợi :

Lợi là phần niêm mạc miệng biệt hoá ôm cổ răng, một phần chân răng và xuơng ổ răng. Lợi gồm lợi tự do và lợi dính, đường phân chia giữa hai phần là răng dưói lợi tự do. Lợi tự do là phần lợi không dính vào cemment răng, ôm sát cổ răng, lợi tự do và bề mặt răng tạo rãnh lợi sâu 1-3 mm. Lợi tự do gồm bờ lợi và nhú lợi. Lợi dính là phần bám dính vào chân răng ở phía trên và xương ổ răng ở phía duới rộng từ 0-7mm, sần sùi kiểu da cam

Dây chằng quanh răng:

Là mô liên kết đặ biệt nối liền cemmet răng với xuơng với xuơng ổ răng, chiều dây thay đổi theo tuổi và lực nhai, thông thường dày 0,15 đến 0,35 mm. Dây chằng vùng quanh răng có chức năng giữ răng trong ổ, đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa cemmet răng và xuơng ổ răng nhờ các tế bào đặc biệt có khả năng tiêu huỷ hoặc xây dựng cemmet răng và xương ổ răng. Dây chằng truyền lực nhai từ răng và xương hàm, giữ thăng bằng, tránh sang chấn răng với xương ổ răng.

Cemment răng:

Là mô cơ bao phủ ngà chân răng, có nguồn gốc trung mô. Thành phần hoá học gần giống như xương nhưng không có mạch máu và thần kinh trực tiếp. Cemmetn răng có và không có tế bào, hai loại này không khác nhau về chức phận cũng như bệnh lý. Bề dày cemment răng khác nhau ở các vùng, tăng theo tuổi, ở cuống răng dày hơn cổ răng.

Cement răng tham gia giữ bề rộng cần thiết cho dây chằng quanh răng, bảo vệ ngà răng, tham gia sửa điều trị một số tổn thương ở ngàc chân răng.

Xương ổ răng:

Là phần lõm của xương hàm ôm các chân răng và là mô chống đỡ quan trọng nhất của răng. Cấu trúc xương ổ răng gồm hai phần: thành trong là lá cứng phù huyết ổ răng, là một lá xương có các lỗ nhỏ để mạch máu và thần kinh đi qua. Thành phần thứ hai là mô xương xốp chống đỡ bao xung quanh lá cứng huyệt ổ răng, có nhièu bạn bè xương và hệ mạch phong phú.

Chức năng xương ổ răng: giữ răng chắc trong xương hàm, truyền và phân tán lực nhai.

GIẢI PHẪU PHẦN MỀM VÒM MIỆNG CỨNG

Vòm miệng ngăn giữa khoang mũi và khoang miệng, được tạo thành bởi phần khẩu cái của xương hàm trên và cành ngang của xương khẩu cái.

Bó mạch và thần kinh khẩu cái lớn:

Đi qua lỗ khẩu cái lớn để vào mô liên kết vòm miệng, đi ra phía trước tới lỗ răng cửa, đi trong rãnh xương ở vòm miệng, cấp máu cho niêm mạc vòm, tuyến nước bọt phụ vòm miệng và lợi.

Theo Reiser và cộng sự thì bó mạch thần kinh nằm cách cổ răng giải phẫu của răng hàm nhỏ và hàm lớn hàm trên từ 7 đến 17 mm, trung bình là 12mm, nếu vòm miệng nông thì khoảng cách là 7mm, vòm miệng sâu thì khoảng cách là17mm.

Tác giả Monnet-Corti V và cộng sự năm 2006 trong một nghiên cứu trên 198 người Pháp đưa ra kết luận: bó mạch thần kinh khẩu cái lớn cách bờ lợi răng nanh khoảng 12,07mm và cách bờ lợi răng số 7 khoảng 14,07 mm, kết luận này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Reiser.

Niêm mạc vòm miệng và niêm mạc lợi đều là niêm mạc nhai nên vòm miệng được sử dụng như nơi cung cấp phần mềm để ghép lợi. Vùng cho phần mềm trong miệng thường là vùng từ răng nanh tới chân hàm ếch của răng 6 vì đây là nơi có mô dày và không gần vị trí lỗ khẩu cái lớn (theo Reiser 1996 ) . Trong khi tiêm thuốc tê có thể dùng kim để đánh giá độ dày của phần mềm vòm miệng.

Tác giả Redman và cộng sự năm 1965 sau khi nghiên cứu đưa ra chỉ số độ cao trung bình của vòm miệng tính từ cổ răng số 6 hàm trên tới đương giữa vòm miệng: nam là 14,9 ±2,93 mm, nữ là 12,7±2,45 mm.

Vị trí của lỗ khẩu lớn cái: Theo Cohen E.S và cộng sự năm 1994 thì lỗ khẩu cái lớn tương ứng cuống răng số 8 hàm trên. Tác giả Sebastian Krystian Klosek, Thanaporn Rungruang năm 2008 nghiên cứu trên 41 người Thailand có kết quả :35,7% phụ nữ Thái có lỗ khẩu cái lớn ngang mức răng số 7; 35,7% có lỗ khẩu cái lớn ngang mức giữa răng số 7 và số 8, còn lại ngang mức răng số 8. 65% nam giới Thái có lỗ khẩu lớn ngang mức răng số 7, còn lại là ở phía sau răng số 7.

Vị trí cho phần mềm:

SƠ LƯỢC MÔ HỌC CỦA NIÊM MẠC LỢI VÀ VÒM MIỆNG

Niêm mạc lợi và vòm miệng gồm: biểu mô và mô liên kết, giữa biểu mô và mô liên kết là mảng đáy.

Biểu mô lợi có 3 vùng khác nhau về hình thái và chức năng: biểu mô phủ mặt ngoài lợi và biểu mô lát tầng sừng hoá, biểu mô phủ thành rãnh lợi hay túi lợi và biểu mô bám dính là những vùng biểu mô không sừng hoá hoàn toàn và thiếu lớp sừng.

Biểu mô niêm mạc vòm miệng là biểu mô sừng hoá.

Biểu mô phủ mặt ngoài lợi và vòm miệng:

Từ trong ra ngoài gồm có 4 lớp tể bào:

  • Lớp tế bào đáy nằm trên mảng đáy, tế bào hình trụ.
  • Lớp tế bào gai gồm các tế bào hình đa diện
  • Lớp tế bào hạt
  • Lớp tế bào sừng hoá trên cùng (chỉ có ở biểu mô sừng hoá).

Biểu mô rãnh lợi:

Là biểu mô chưa sừng hoá hoàn toàn, mỏng hơn biểu mô sừng hoá, có nhiều hàng tế bào, không có các đuôi lấn vào mô liên kết, ranh giới biểu mô rãnh lợi từ biểu mô bám dính ở đáy cho đến bờ lợi và nhú lợi.

Biểu mô bám dính:

Là biểu mô không sừng hoá bao quanh cổ răng, có nhiều lớp tế bào. Khi răng mới mọc thì có 3 đến 4 lớp tế bào, sau đó răng lên tới 10-20 lớp tế bào. Biểu mô bám dính chia ra hai vùng tế bào: tế bào đáy và tế bào phía đáy rãnh lợi (hoặc túi lợi). Độ dày của biểu mô bám dính từ 0,25 đến 1,35mm.

Liên kết giữa các tế bào biểu mô .

Thể liên kết (desmosomes). Dưới kính hiển vi điện tử, đặc điểm nổi bật của thể liên kết là sự có mặt của một cặp tấm bào tương tự đặc hình đĩa (đường kính khoảng 0,5mm ) ở sát ngay mảng bào tương của mỗi tế bào, đối xứng nhau qua khoảng gian bào rộng 30mm có mật độ điện tử thấp. Xơ trương lực (bản chất là các sợi protein dạng sừng ) từ tấm đặc toả về phía bào tương mỗi tế bào như những bó sợi lông bàn chải. Giữa khoảng gian bào là các protein có tên desmoplakin, protein này có nhiệm vụ làm cầu nối giữa các sợi xơ trương lực và các protein xuyên màng.

Thể liên kết có tác dụng kết nối và truyền lực giữa các tế bào lân cận.

Liên kết khe : Màng của các tế bào kế cận dính vào nhau. Kiểu liên kết này cho phép các ion và phân tử nhỏ đi từ tế bào này sang tế bào bên cạnh.

Màng đáy :

Nằm ngăn cách giữa mô liên kết và biểu mô, dày 300 đến 400 Å, màng đáy cách các tế bào lớp đáy bởi khoảng trên đáy có độ dày 400 Å . Màng đáy gồm hai lớp: lớp sáng và lớp đặc. Lớp sáng (lamina lucida ) liên kết với các tế bào đáy bằng các thể bán liên kết (một nửa của liên kết), lớp sáng cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein, glycoprotein là một loại protein có cấu tạo bởi chuỗi oligosaccharide và các chuỗi polypeptide nối bên cạnh, glycoprotein có vai trò quan trọng trong kết nối tế bào. Lớp đặc (lamina densa) nằm bên dưới lớp sáng và cấu tạo từ lưới sợi collagen loại IV (một loại protein). Lớp đặc nối với mô liên kết bởi các neo fibril. Các neo fibril này chủ yếu cấu tạo từ collagen loại IV. Màng đáy cho phép dịch thấm qua nhưng không cho vật thể đi qua.

Phần màng đáy tiếp giáp bề mặt răng: lớp đặc nằm sát bề mặt răng, lớp sáng nằm giáp tế bào biểu mô và có các thể bán liên kết (hemidesmosome). Các sợi collagen nối bề mặt răng và lớp đặc của màng đáy.

Sự bám dính của biểu mô bám dính lên bề mặt răng được củng dố bằng các sợi lợi, các sợi lợi kết dính bờ lợi lên bề mặt răng. Vì lý do này biểu mô bám dính và các sợi lợi được coi là một đơn vị đơn vị chức năng (dentogingival unit).

Hai loại protein keratolinininvolucrin được tổng hợp bởi các tế bào đáy, là tiền chất tạo nên protein màng đáy.

Mô liên kết lợi và vòm miệng:

Mô liên kết mỏng nằm dưới biểu mô và cùng với biểu mô tạo nên niêm mạc miệng.

Mô liên kết gồm: các tế bào, các sợi, chất nền và hệ mao mạch.

Các loại tế bào: Các nguyên bào sợi có nhiệm vụ tổng hợp chất nền và các sợi collagen. Các tế bào mỡ có nhiệm vụ tích trữ triglyceride. Các dưỡng bào chứa nhiều histamine và heparin có vai trò trong khởi động phản ứng viêm. Các đại thực bào có vai trò bảo vệ mô. Ngoài ra mô liên kết còn có các tế bào di chuyển từ máu và bạch huyết tới: bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho T, lympho B, bạch cầu hạt.

Thành phần sợi: Có ba loại sợi của mô liên kết là : Collagen týp I (một loại proten chủ yếu của mô liên kết ), collagen dạng lưới hay còn gọi là collagen týp III, là những nhánh nối các bó sợi collagen týp I và màng đáy và thành mạch máu. Collagen dạng sợi chun (thành phần gồm hai loại protein : oxytalan và elaunin) nằm xen lẫn các sợi collagen khác.

Chất nền: lấp kín khoảng trống giữa các sợi và tế bào, chất nền không định hình, có hàm lượng nước cao, có nhiều proteoglycan (một dạng glycoprotein) mà chủ yếu là hyaluronic và chondroitin sulfate, có nhiều fibronectin (một loại glycoprotein ). Fibronectin kết nối các nguyên bào sợi với các sợi collagen và nhiều thành phần khác ở khoảng gian bào, giúp các tế bào kết dính nhau và có thể di chuyển. Laminin là một loại glycoprotein khác ở mảng đáy giúp kết dính , màng đáy với tế bào mảng đáy.

Mao mạch máu và mao mạch bạch huyết đan xen giữa các tế bào và sợi collagen, mạng mao mạch máu liên kết nối các nhánh mạch đi ra màng xương và dây chằng quanh răng ở bờ mào xương ổ răng, kết nối với các động mạch và tĩnh khẩu cái sau, mạng mao mạch còn giúp tạo cầu nối giữa bó mạch khẩu cái hai dịch tăng lên (do kích thích viêm hay sang chấn) rồi dẫn về hạch bạch huyết.

Ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô là ghép mô bao gồm khung sợi collagen, các tế bào, chất nền và hệ mao mạch của mô.

Nguồn : Ranghammat.com

#điềutrịniềngrăngmặttrong #tổnthươngrăng #sửasoạnrăng

Bài đăng lần đầu ngày: 10 Tháng Năm, 2018 @ 3:32 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí