Kế hoạch điều trị – các nguyên tắc cơ bản

Sau khi khám tổng quan về tình trạng sức khỏe, tình trạng răng miệng của bệnh nhân, cần phải xây dựng một kế hoạch điều trị tổng quát theo trình tự tốt nhất phù hợp với từng bệnh nhân cũng như giải quyết các yêu cầu của họ.

Ở mỗi bệnh nhân sẽ có các tình trạng bệnh lý răng miệng khác nhau cũng như có những đặc điểm khác nhau về tâm lý, thái độ và yêu cầu, do vậy không thể áp dụng một kế hoạch điều trị chung mà phải có kế hoạch điều trị riêng, phù hợp với từng bệnh nhân.

Khi xây dựng kế hoạch điều trị tủy răng, cần chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản sau :

1. Việc làm giảm đau cho bệnh nhân phải luôn được ưu tiên hàng đầu, điều này không chỉ giảm đau được cho bệnh nhân mà còn đầu tạo được sự tin tưởng, hợp tác của bệnh nhân vì đã giải quyết được yêu cầu cấp bách của họ.

2. Đối với tất cả bệnh nhân, phải luôn bắt đầu bằng kỹ thuật điều trị đơn giản, dễ làm trước, các kỹ thuật phức tạp làm sau. Điều này cần được đặc biệt áp dụng với trẻ em – nhất là khi chúng mới tiếp xúc với nha khoa lần đầu và những bệnh nhân nhút nhát, sợ hãi. Thông qua những bước điều trị đơn giản, bệnh nhân sẽ quen dần và bác sĩ sẽ đạt được sự thỏa thuận hợp tác của bệnh nhân.

3. Không nhất thiết lúc nào cũng phải khoan răng, ví dụ trong trường hợp răng sâu, có thể chỉ dùng nạo ngà để lấy tổ chức ngà mềm rồi trám tạm bằng Eugenate. Như vậy sẽ làm giảm hoặc ngừng sự tiến triển của sâu răng. Đó là thủ thuật dễ được bệnh nhân chấp nhận và tạm thời hạn chế được sâu răng tiến triển, tránh sự lộ tủy trước khi răng được điều trị hoàn chỉnh.

4. Quá trình sâu răng ở răng sữa có thể tự ngưng, vì vậy không nên cố gắng điều trị ở những trường hợp mà khả năng duy trì miếng trám quá khó khăn, nhất là ở các răng cửa.

5. Phải chú ý điều trị ưu tiên các răng còn tồn tại lâu trên cung hàm, chẳng hạn :

– Răng hàm sữa 2 quan trọng hơn răng hàm sữa 1.

– Răng nanh quan trọng hơn các răng cửa.

– Răng vĩnh viễn quan trọng hơn răng sữa.

6. Răng hàm trên nói chung dễ gây tê hơn răng hàm dưới và dễ làm bệnh nhân thoải mái khi điều trị hơn ở răng hàm dưới.

7. Trong những ca cần phải nhổ răng, trừ những trường hợp cấp bách, còn nên để điều trị sau hoặc để đến cuối cùng của kế hoạch điều trị.

8. Cuối cùng cần phải xác định thời gian khám lại để kiểm tra- thường 6 tháng hoặc sớm hơn, nếu thấy cần thiết.

Nguồn : Ranghammat.com

#tổnthươngrăng #nộinha #sâurăng #khámlâmsàng #sửasoạnrăng

Bài đăng lần đầu ngày: 12 Tháng Tư, 2018 @ 2:48 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí