Sinh học di chuyển răng

GIỚI THIỆU

Khái niệm phổ biến nhất về bác sĩ chỉnh nha đó là “những người di chuyển răng”. Di chuyển răng sau chấn thương rõ ràng là một tình trạng bệnh lý, hoặc là lúc nhổ răng. Tất cả những trường hợp nói trên đều là di chuyển răng, do tác động lực với những mức độ khác nhau và sinh lý bệnh của chúng cũng hoàn toàn khác nhau. Di chuyển răng có thể được chia thành ba loại sau:

  • Sinh lý
  • Bệnh lý
  • Chỉnh nha

Thuật ngữ di chuyển răng sinh lý đầu tiên nhằm chỉ những chuyển động nghiêng răng trong xương ổ răng khi hoạt động chức hoặc và thứ hai là thay đổi vị trí của răng ở những người trẻ tuổi trong suốt quá trình mọc răng và sau đó. Đây là những điều bình thường, là bản chất tự nhiên, và răng cũng như cấu trúc xung quanh nó được tạo ra để chịu được những chuyển động như vậy.

Những thay đổi tối thiểu trong vị trí của răng ở những người đang tăng trưởng và trưởng thành thường được gọi là “di cư”. Nó thường liên quan đến việc tiêu mô nha chu và/hoặc thay đổi mức độ lực trên các cung răng.

Điều trị chỉnh nha dựa trên giả thuyết đơn giản là bất cứ khi nào đặt áp lực vào một răng khỏe mạnh trong thời gian đủ dài thì cấu trúc xương xung quanh nó sẽ tái cấu trúc lại.

GIẢ THUYẾT VỀ DI CHUYỂN RĂNG CHỈNH NHA

  • Giả thuyết áp lực
  • Giả thuyết dòng chảy mạch máu
  • Giả thuyết điện áp

GIẢ THUYẾT ÁP LỰC

Schwartz đề xuất giả thuyết áp lực vào năm 1932. Đây là giả thuyết đơn giản và được chấp nhận rộng rãi nhất. Theo giả thuyết này:

Bất cứ khi nào một răng chịu một lực chỉnh nha nó tạo nên một vùng căng và một vùng bị nén. Xương ổ răng bị tiêu khi chân răng tạo lực nén lên vùng dây chằng nha chu trong một khoảng thời gian nhất định, tức phía chịu lực nén. Xương mới lắng đọng khi có lực kéo giãn tác động lên các sợi dây chằng nha chu, chẳng hạn phía bị kéo căng.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Phát biểu có vẻ như rõ ràng này cũng có nhiều biến thể và ngoại lệ khi kể đến các nhân tố như độ lớn, hướng và thơi gian lực tác động.

GIẢ THUYẾT DÒNG CHẢY MÁU/GIẢ THUYẾT HOẠT ĐỘNG CHẤT LỎNG

Bien (1966) đề xuất giả thuyết hoạt động chất lỏng hay dòng chảy máu. Theo giả thuyết này:

Di chuyển răng xảy ra như là kết quả của sự thay đổi hoạt động dịch lỏng trong dây chằng nha chu.

Khoảng dây chằng nha chu là một khoảng không có giới hạn và sự di chuyển vào – ra của chất lỏng trong vùng này cũng hạn chế. Thành phần của dây chằng nha chu tạo nên một tình trạng thủy động lực tương tự như cơ chế thủy lực. Khi một lực đặt vào răng trong một thời gian ngắn, dịch lỏng trong khoảng dây chằng nha chu thoát ra qua các mạnh máu nhỏ. Khi ngừng đặt lực, chất lỏng được bổ sung nhờ sự khuếch tán từ các thành mao mạch và tuần hoàn của dịch kẽ.

Một lực lớn hơn trong thời gian dài hơn dẫn đến dịch kẽ trong dây chằng nha chu bị vắt cạn và di chuyển về phía chóp răng và vùng cổ răng. Điều này dẫn đến răng di chuyển chậm và được gọi là hiệu ứng “ép màng”.

Biên mô tả ba hệ thống tương tác chất lỏng trong dây chằng nha chu như sau:

  1. Hệ thống mạch
  2. Hệ thống tế bào
  3. Hệ thống dịch kẽ

Khi đặt một lực chỉnh nha, sẽ dẫn đến nén dây chằng nha chu ở một phía. Mạch máu vùng này cũng bị nén và dẫn đến động mạch hẹp lại. Mạch máu nằm ngoài vùng hẹp bị phồng lên, dẫn đến sự hình thành phình động mạch. Sự hình thành của phình động mạch khiến các khí máu thoát vào trong dịch kẽ, do đó tạo môi trường thuận lợi cho việc tiêu xương.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

GIẢ THUYẾT ĐIỆN SINH HỌC/ ÁP ĐIỆN/ UỐN XƯƠNG

Áp điện là hiện tượng được quan sát thấy ở những vật liệu tinh thể. Sự biến dạng của cấu trúc tinh thể tạo nên dòng điện khi các điện tử thay đổi vị trí từ một phần của lưới tinh thể sang phần khác.

TÍN HIỆU ÁP ĐIỆN

Tín hiệu áp điện có hai đặc điểm:

  1. Tốc độ phân rã nhanh
  2. Sự tạo thành một tín hiệu tương đương ngược hướng, khi lực được giải phóng.

Để đơn giản, tín hiệu áp điện được tạo ra khi đáp ứng với lực, nhưng sau đó tiến về 0 nhanh chóng mắc dù lực vẫn được duy trì. Tín hiệu áp điện lại được tạo ra, lần này có hướng ngược lại, khi lực được loại bỏ. Cả hai đặc điểm này được giải thích bởi sự di chuyển của điện tử trong lưới tinh thể khi nó bị biến dạng bởi lực ép.

Không chỉ xương khoáng hóa có cấu trúc tinh thể với tính chất áp điện mà các collagen cũng có. Vì vậy, dòng điện có thể bắt nguồn từ:

  1. Collagen
  2. Hydroxyapatite
  3. Giao diện collagen hydroxyapatite
  4. Tỉ lệ mucopolysaccharide so với chất nền.

Khi đặt lực vào răng, xương ổ răng gần đó bị uốn cong. Các vùng lõm kiên quan đến điện tích âm và gây ra sự lắng đọng xương. Các vùng lồi liên quan đến điện tích dương và có sự tiêu xương.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Các ion trong chất lỏng tương tác với xương sống với phức hợp điện trường tạo ra khi xương uốn cong, tạo nên sự thay đổi nhiệt độ cũng như dòng điện. Kết quả xuất hiện cả dòng dẫn lưu và đối lưu trong dịch ngoại bào. Các dòng này ảnh hưởng đến bản chất của dịch. Điện áp nhỏ được tạo ra gọi là “điện thế dòng chảy”.

Các tín hiệu nội sinh cũng có thể quan sát thấy trong xương vùng không bị nén. Tín hiệu này được gọi là “điện thế điện sinh học”.

Ngày này, thực tế đã được chứng mình rằng còn có tín hiệu điện ngoại sinh có thể thay đổi hoạt động tế bào. Những hiệu ứng có thể được cảm nhận ở màng tế bào. Những tín hiệu điện bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến các thụ thể màng tế bào, tính thấm màng tế bào, hoặc cả hai. Người ta cũng chứng minh rằng khi dòng điện áp thấp đặt vào xương ổ răng, nó thay đổi điện thế điện sinh học và tăng tỉ lệ di chuyển răng.

Ngoài ra, khi trường xung điện từ tăng lên, tỉ lệ di chuyển răng rõ ràng

Biên dịch: BS Lương Thị Quỳnh Tâm

Nguồn: Gurkeerat Singh – “Textbook of Orthodontics”

Bài đăng lần đầu ngày: 20 Tháng Mười Hai, 2017 @ 8:59 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí