Sự phát triển của bộ răng – Giai đoạn răng sữa

Bộ răng được xác định dựa theo các yếu tố như loại răng, số răng và sự sắp xếp của răng hoặc là đề cập đến tất cả các răng trên và dưới. Cung hàm trên và dưới là một đơn vị chức năng được tạo thành từ những thành phần cơ bản, đó là răng. Người ta đã tìm thấy răng của động vật có vú từ cách đây 75 triệu năm. Bộ răng cả các loài linh trưởng bao gồm 2 răng cửa, 1 răng nanh, 4 răng cối nhỏ và 3 răng cối lớn.

QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ

Hàm và răng người đã trải qua một quá trình tiến hoá theo nhiều năm để có được hình dạng như hiện tại. Răng của loài bò sát là polyphyodont (nhiều bộ răng) phát triển thành diphyodont (chỉ có 2 bộ răng) ở loài động vật có vú. Ngoài ra bộ răng phát triển từ homodont (tất cả các răng giống nhau) thành heterodont (các loại răng khác nhau) như bộ răng của người hiện nay.

Để chức năng ăn nhai được thực hiện tốt, răng và xương cần phát triển đồng bộ. Theo thời gian, lượng xương mặt và xương sọ mất đi hoặc hợp nhất lại, lượng xương giảm và cấu trúc răng cũng trải qua một quá trình thay đổi.

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ RĂNG NGƯỜI

PHƯƠNG THỨC BÁM DÍNH

Răng được dính vào hàm bằng những cách sau:

  • Acrodont: răng dính vào hàm bằng mô liên kết
  • Pleurodont: răng nằm bên trong hàm răng
  • Thecodont: răng nằm trong xương ổ răng

SỐ BỘ RĂNG

  • Polyphyodont: răng được thay trong suốt cuộc đời, ví dụ như ở cá mập
  • Diphyodont: hai bộ răng, ví dụ như ở người
  • Monophyodont: một bộ răng duy nhất, ví dụ như ở cừu

HÌNH DẠNG RĂNG

  • Homodont: một loại răng
  • Heterodont: răng có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ răng cửa, răng cối, v.v… ở người

CÔNG THỨC RĂNG Ở NGƯỜI

  • Răng sữa: I 2/2 C 1/1 M 2/2 =10
  • Răng vĩnh viễn: I 2/2 C1/1 P 2/2 M 3/3= 16

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ RĂNG TỪ KHI SINH CHO ĐẾN HOÀN THÀNH BỘ RĂNG SỮA

2.1 MIỆNG TRẺ SƠ SINH TỪ 0 – 6 THÁNG TUỔI

Gum Pads

Cung ổ răng của trẻ lúc sinh được gọi là “gum pads”. Phần này được niêm mạc nướu phủ lên, phần này sẽ được phân đoạn về sau và mỗi đoạn là một vị trí răng phát triển. Nó có màu hồng, chắc và cố định.

qua-trinh-moc-rang-sua

Hình 1. Gum Pads

Pads được chia thành phần ngoài và phần trong. Các rãnh ngang chia “gum pads” thành 10 đoạn. Rãnh giữa răng nanh và răng cối lớn thứ nhất được gọi là rãnh bên, nó giúp đánh giá tương quan giữa cung hàm.

Xem thêm: ,Phân loại sai khớp cắn

Xem thêm: ,Cơ học di chuyển răng trong chỉnh nha

Hàm trên có hình móng ngựa với:

  • Rãnh nướu: tách “gum pad” với khẩu cái
  • Rãnh răng: bắt đầu từ nhú răng cửa, mở rộng về phía sau cho đến rãnh nướu ở vùng răng nanh và sau đó di chuyển sang bên đến cuối vùng răng cối lớn.
  • Rãnh bên

Hàm dưới có hình chữ U và hình chữ nhật với những nét đặc trưng sau:

  • Rãnh nướu: mở rộng về phía trong của “gum pad”
  • Rãnh răng: nối với rãnh nướu ở vùng răng nanh
  • Rãnh bên.

Tương quan giữa hai “gum pads”:

  • Cắn hở phía trước tại vị trí tiếp xúc lúc nghỉ ở vùng răng cối lớn. Lưỡi đưa về phía trước vào khoảng này. Không gian giữa xương hàm trên được đóng lại khi các răng sữa mọc, vì vậy dị thường này sẽ được chỉnh sửa cùng với sự phát triển răng.
  • Cắn chìa hoàn toàn
  • Mô hình hạng II với “gum pad” hàm trên nhô ra trước hơn
  • Rãnh bên hàm dưới nằm về phía sau rãnh bên hàm trên
  • Chuyển động chức năng của hàm dưới chủ yếu theo chiều dọc và một ít theo chiều trước sau. Không có chuyển động sang bên.
qua-trinh-moc-rang-sua

Hình 2. Tương quan giữa “gum pad” hàm trên và hàm dưới lúc sinh

Tương quan hai hàm ở trẻ sơ sinh

Tương quan giữa hai hàm hoặc cách cắn chính xác không thấy được ở trẻ sơ sinh. Do đó, tương quan hai hàm ở trẻ sơ sinh không được sử dụng như một tiêu chuẩn chẩn đoán nhằm dự đoán khớp cắn sau này của hàm răng sữa.

Răng sữa mọc sớm

Đôi khi một đứa trẻ sinh ra đã có răng mọc trong miệng. Răng sơ sinh xuất hiện lúc sinh trẻ trong khi răng nhũ nhi thì xuất hiện trong tháng đầu tiên. Tỉ lệ răng sơ sinh và răng nhũ nhi ước tính lần lượt khoảng 1:1000 và 1:30000. Những răng này hầu như luôn là răng cửa hàm dưới, thường biểu hiện thiểu sản men. Có khuynh hướng gia đình ở những răng này. Không nên nhổ răng nếu răng bình thường nhưng nên nhổ nếu như là răng dư hoặc bị lung lay.

qua-trinh-moc-rang-sua

Hình 3. Răng sữa mọc sớm

Khi mới sinh, hàm trên và hàm dưới đều nhỏ so với phần còn lại của khuôn mặt. Quá trình phát triển sớm chiều ngang và chiều dọc của hai hàm xảy ra tạo ra tương quan trước sau giữa chúng. Độ cắn chìa giảm đáng kể trong vòng 6 tháng đầu. Kích thước cung hàm tăng lên để tạo đủ chỗ cho răng sữa sắp xếp hài hoà. Vì vậy những đường chen chúc ở “gum pad” biến mất khi răng mọc. Mọc răng sữa bắt đầu vào tháng thứ 6. Khớp cắn phía sau phát triển khi răng cối lớn thứ nhất đạt được tiếp xúc. Vào thời điểm răng cối lớn thứ nhất ổn định vị trí, khớp cắn phía sau được hình thành.

2.2 GIAI ĐOẠN RĂNG SỮA

Giai đoạn răng sữa bắt đầu từ khi răng sữa đầu tiên mọc lên, thường là răng cửa giữa sữa hàm dưới và chấm dứt khi răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc lên, chẳng hạn từ 6 tháng tuổi cho đến 6 tuổi sau sinh. Cho đến 2 tuổi rưỡi thì răng sữa hoàn thành việc mọc trong miệng và có thể thực hiện chức năng hoàn chỉnh. Sự hình thành chân răng hoàn tất ở tuổi thứ 3.

Những dấu hiệu bình thường của bộ răng sữa

qua-trinh-moc-rang-sua
  1. Khoảng cách giữa các răng cửa: giữa các răng sữa có khoảng cách để có thể chứa những răng vĩnh viễn lớn hơn sau này trên cung hàm.

Hình 4. Khoảng cách giữa các răng cửa

Khoảng linh trưởng (primate/simian/anthropoid space): khoảng này hiện diện ở phía gần răng nanh hàm trên và phía xa răng nanh hàm dưới. Hầu hết động vật linh trưởng có khoảng này trong suốt đời sống và dùng để đan hai răng nanh đối diện với nhau. Khoảng này được dùng để trượt sớm về phía gần.

qua-trinh-moc-rang-sua

Hình 5. Khoảng linh trưởng

  1. Cắn phủ và cắn chìa thấp.
qua-trinh-moc-rang-sua

Hình 6. Giảm độ cắn chìa và cắn phủ

  1. Hầu hết các răng trước khá thẳng đứng.
  2. Cung hàm hình trứng.
  3. Tương quan mặt phẳng tận: tương quan răng cối lớn ở bộ răng sữa có thể được chia làm 3 loại sau đây:

+ Mặt phẳng tận thẳng đứng: khi mặt xa của răng cối sữa thứ hai hàm trên và hàm dưới cùng nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng; đây là tương quan răng cối bình thường ở bộ răng sữa vì chiều rộng gần xa của răng cối sữa hàm dưới lớn hơn chiều rộng gần xa của răng cối sữa hàm trên.

+ Bước gần: mặt xa của răng cối sữa thứ hai hàm dưới nằm về phía gần của mặt xa răng cối sữa thứ hai hàm trên.

+ Bước xa: mặt xa của răng cối sữa thứ hai hàm dưới nằm về phía xa của mặt xa răng cối sữa thứ hai hàm trên, tức là răng cối sữa thứ hai sẽ ăn khớp với hai răng đối diện.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Hình 7. Tương quan răng cối lớn ở bộ răng sữa

Từ năm thứ 5 và 6, ngay trước khi các răng cửa sữa rụng thì hàm răng có nhiều răng hơn bao giờ hết.

Nguồn: Gurkeerat Singh (2007), “Textbook of Orthodontics“, 2nd edition, Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd

Biên dịch: BS Lương Thị Quỳnh Tâm

Bài đăng lần đầu ngày: 11 Tháng Sáu, 2019 @ 4:32 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí