X-ray ( Phần 2)

KHOẢNG DÂY CHẰNG NHA CHU

Vì dây chằng nha chu được cấu tạo từ collagen, nên nó cho hình ảnh thấu giữa chân răng và lamina dura. Khoảng này có thể bắt đầu tại vị trí mào xương ổ răng, mở rộng xung quanh vùng chân răng, và quay trở về mào xương ổ răng phía đối diện của răng (hình 10-10).

Dây chằng nha chu có độ rộng khác nhau tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, tuỳ thuộc vào từng răng, và thậm chí là tuỳ thuộc vào vị trí xung quanh răng (xem hình minh hoạ bên dưới). Thường nó mỏng hơn ở giữa chân răng và hơi rộng hơn ở gần mào xương ổ răng và chóp răng, điều này cho thấy rằng điểm tựa của chuyển động sinh lý là vùng dây chằng nha chu mỏng nhất. Độ dày của dây chằng liên quan đến mức độ thực hiện chức năng vì dây chằng nha chu mỏng nhất xung quanh chân răng của răng mọc kẹt và những răng mất răng đối kháng. Tuy nhiên, điều ngược lại không phải lúc nào cũng đúng, vì thường không thấy khoảng dây chằng nha chu rộng hơn ở những bệnh nhân thường cắn mạnh hoặc nghiến răng.

Hình ảnh răng có thể tạo nên hai khoảng dây chằng nha chu do tia X chiếu đến vùng chân răng có hai vùng lồi.

XƯƠNG XỐP

Xương xốp nằm giữa xương vỏ ở cả hai hàm. Nó được tạo thành từ những lá và trụ xương mỏng cảng quang bao xung quanh bởi những hốc xương tuỷ nhỏ thấu quang. Hình ảnh X quang của những thớ xương xuất phát từ hai nguồn giải phẫu. Đầu tiên là do chính bản thân xương xốp. Thứ hai là bề mặt màng xương bên ngoài xương vỏ nơi xương xốp dính với xương vỏ. Tại bề mặt, những bè xương tương đối dày và đóng vai trò quan trọng tạo nên hình ảnh X quang. Hình dạng bè xương khác nhau đáng kể tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân và từng vùng xương trên cùng một bệnh nhân, điều này là bình thường và không phải là biểu hiện của bệnh lý. Để đánh giá hình dạng bè xương ở những vùng cụ thể, nhà lâm sàng nên kiểm tra sự phân bố, kích thước và mật độ bè xương và so sánh chúng trên cả hai hàm, đặc biệt là vùng đối diện tương ứng. Điều này thường xuyên chứng tỏ rằng một vùng nghi ngờ đặc biệt cũng mang tính đặc trưng cho mỗi cá nhân.

Ở phía trước xương hàm dưới, bề xương đôi khi dày hơn ở hàm trên, dẫn đến hình ảnh lỗ ỗ (xem hình minh hoạ bên dưới), trong đó bè xương có hướng nằm ngang hơn. Các bè xương cũng thưa hơn ở hàm trên, các hốc tuỷ tương đối lớn hơn. Ở phần sau xương hàm dưới, các bè xương quanh chóp và hốc tuỷ cũng tương đương như phần trước xương hàm dưới nhưng đôi khi lớn hơn. Các bè xương vùng này cũng có hướng nằm ngang chủ yếu.

Bên dưới chóp của răng cối lớn hàm dưới, lượng bè xương vẫn giảm hơn. Trong một số trường hợp, vùng từ dưới chân răng cối lớn đến bờ dưới của xương hàm dưới có thể hầu như rỗng bè xương. Sự phân bố và kích thước của bè xương trên cả hai hàm cho thấy mối liên hệ với độ dày (và độ cứng) của vỏ xương cạnh đó. Ta có thể dự đoán nơi vỏ xương dày (chẳng hạn ở phần sau của thân xương hàm dưới), không cần làm chắc thêm bằng các bè xương bên trong. Ngược lại, ở hàm trên và phần trước của xương hàm dưới, xương vỏ tương đối mỏng và ít cứng chắc, lượng bè xương nhiều hơn và bám chặt vào hàm. Đôi khi khoảng không gian bè xương ở vùng này rất không đều, một số quá lớn đến nổi giống như hình ảnh của tổn thương bệnh lý.

Nếu có vẻ như không có bè xương thì cho thấy có sự hiện diện của bệnh lý, điều này thường thấy được khi kiểm tra phim X quang trước đây cũng được chụp tại khu vực này. Điều này giúp xác định liệu hình ảnh hiện tại có phải là do sự thay đổi của tình trạng trước đây không. Khi so sánh cho thấy hình dạng bè xương thay đổi thì có nhiều khả năng là đây là một dấu hiệu bất thường. Nếu như không có phim trước đó để so sánh, thì lúc này sẽ hữu ích nếu chụp lại một phim với cường độ tia giảm vì điều này thường cho thấy sự hiện diện của những bè xương thưa thớt vốn có thể bị mất đi trong lần chụp đầu tiên. Cuối cùng, nếu không có phim trước đây và việc giảm cường độ tia không làm cho bác sĩ chắc chắn về tình trạng có bệnh lý hay không thì có thể hẹn bệnh nhân chụp một phim X quang vào lần hẹn sau để theo dõi xem liệu có sự thay đổi đáng kể nào hay không. Ngoài ra, sự khác biệt đáng kể có thể tồn tại ở trong hình dạng bè xương giữa các bệnh nhân, vì vậy, kiểm tra tất cả các vùng trên hàm là điều quan trọng nhằm đánh giá hình dạng bè xương của từng cá nhân một. Điều này cho phép nha sĩ xác định bản chất chung của hình dạng bè xương cụ thể nào đó và từ đó xem liệu có bất kỳ vùng nào khác biệt đáng kể so với bình thường không.

Vỏ xương mặt ngoài và mặt trong của hàm trên và hàm dưới làm giảm tính rõ ràng của hình ảnh X quang quanh chóp.

XƯƠNG HÀM TRÊN

Đường khớp giữa xương hàm trên

Đường khớp giữa xương hàm trên (còn được gọi là đường khớp giữa) xuất hiện trên phim X quang quanh chóp trong miệng với hình ảnh một đường thấu quang nhỏ giữa hai phần xương tiền hàm. Nó kéo dài từ mào xương ổ răng giữa hai răng cửa giữa, đi lên trên xuyên qua gai mũi trước và tiếp tục đi về phía sau đến mặt sau của khẩu cái cứng. Không phải là bất thường nếu thấy đường khớp thấu quang hẹp này chấm dứt ở mào xương ổ răng với hình tròn nhỏ hoặc hình chữ V mở rộng (xem hình minh hoạ bên dưới). Đường khớp bị giới hạn bởi hai bờ cản quang song song của xương vỏ mỏng mỗi bên xương hàm trên. Vùng thấu quang thường có độ rộng đồng đều. Bờ xương vỏ gần đó có thể trơn láng hoặc hơi không đều nhẹ. Hình ảnh của đường khớp phụ thuộc vào sự khác biệt về mặt giải phẫu và góc độ của tia X khi đi qua đường khớp.

Gai mũi trước

Gai mũi trước là hình ảnh thấy thường xuyên nhất trên phim X quang quanh chóp ở vùng răng cửa giữa hàm trên. Nó nằm ở đường giữa, phía trên mào xương ổ răng từ 1.5 đến 2 cm, thường nằm tại đường nối của đáy vách ngăn mũi và đường viền dưới của hốc mũi. Nó có tính cản quang vì có thành phần xương và thường có hình chữ V.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

207-244. SÂU RĂNG

Sâu răng là một bệnh lý đa yếu tố bao gồm sự tương tác giữa ba thành phần: răng, vi khuẩn và chế độ ăn uống. Vi khuẩn tích tụ ở những vị trí cụ thể trên răng hình thành nên mảng bám vi khuẩn. Sự phát triển của sâu răng đòi hỏi phải có cả sự hiện diện của vi khuẩn và một chế độ ăn chứa carbohydrate lên men. Sâu răng là một bệnh lý nhiễm khuẩn vì có sự tạo ra axit lactic do vi khuẩn lên men carbohydrate, dẫn đến sự huỷ khoáng của mô cứng. Nhóm vi khuẩn Streptococcus mutans đóng vai trò chủ đạo trong việc huỷ khoáng. Ở giai đoạn ban đầu của bệnh lý, vi khuẩn nằm trên bề mặt răng. Sau khi quá trình mất khoáng diễn ra trầm trọng thì vi khuẩn mới xâm nhập sâu vào mô cứng. Bề mặt răng bị mất khoáng, còn gọi là sang thương sâu răng, phản ánh hoạt động của vi khuẩn trong mảng bám đang tiếp diễn hoặc xảy ra trong quá khứ.

Tổn thương sâu răng ban đầu là quá trình mất khoáng trên bề mặt bên ngoài của răng. Trên lâm sàng cho hình ảnh một đốm trắng như phấn (cho thấy sâu răng đang hoạt động) hoặc đục hoặc màu đen, đốm nâu (cho thấy sâu răng hoạt động trước đây). Một tổn thương bên dưới mảng bám vi khuẩn sẽ tiến triển, có thể chậm hoặc nhanh, nhưng nếu mảng bám được loại bỏ thì sâu răng sẽ dừng lại. Một tổn thương dừng lại có thể tái hoạt động và tiến triển. Ngoài ra, việc tái khoáng hoá ở phần ngoài của một tổn thương đã dừng lại cũng có thể xảy ra, chẳng hạn, sau khi dùng liệu pháp flour. Sâu răng vì vậy là một quá trình động.

Tỉ lệ và mức độ mất khoáng tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố. Mất khoáng xảy ra nhanh hơn ở những tổn thương đang hoạt động với sự hình thành những tinh thể trống. Mất khoáng có thể lan rộng vào phần ngà trước khi mặt ngoài răng sụp xuống, dẫn đến tạo thành một xoang có thể thấy được trên lâm sàng. Với tổn thương tiến triển và không can thiệp thì mất khoáng tiến triển xuyên qua men, ngà và thậm chí vào đến tuỷ răng và có thể làm hỏng răng.

, Công ty Anh & Em | J. Morita Việt Nam

Hình 17.1

Nguồn: bác sĩ Lương Thị Quỳnh Tâm

Bài đăng lần đầu ngày: 11 Tháng Mười Hai, 2017 @ 9:42 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí