Niềng răng mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Hãy cùng Anh & Em tìm hiểu về các phương pháp vệ sinh răng miệng sau khi gắn mắc cài đơn giản, dễ áp dụng.
Tại sao sau gắn mắc cài vệ sinh răng miệng lại khó hơn?
Gắn mắc cài là quá trình nha sĩ đưa các khí cụ kim loại đặc biệt trên răng để giúp giải quyết các về đề như hô, móm, răng mọc lệch, giúp răng về lại đúng chuẩn khớp cắn với nụ cười tự tin hơn. Sau khi gắn mắc cài, bệnh nhân sẽ có cảm giác vướng, cộm và khó khăn hơn trong quá trình vệ sinh do các thức ăn thừa có thể mắc ở các vùng khó tiếp cận và làm sạch.
Bởi vậy việc tìm kiếm các phương pháp vệ sinh răng miệng cho người niềng là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ bảo vệ hàm răng hiệu quả hơn và ngăn ngừa các vi khuẩn hoặc tình trạng răng miệng khác xảy ra như: viêm nha chu, cao răng tích tụ.
Cách vệ sinh răng miệng sau khi gắn mắc cài
Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa
Sau các bữa ăn bạn nên sử dụng bàn chải kẽ hoặc chỉ nha khoa để làm sạch các phần thức ăn thừa dính vào bên trong kẽ răng hoặc dây cung. Khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ bạn cũng nên làm nhẹ nhàng và không tác động quá nhiều vào các khe răng để làm chúng rộng hơn, ảnh hưởng đến thời gian niềng răng.
Sử dụng máy tăm nước
Tăm nước là một công cụ rất cần thiết trong quá trình vệ sinh răng miệng cho người niềng. Do sử dụng các đầu xịt với lực nước vừa phải nên tăm nước có thể hỗ trợ lấy đi các phần thức ăn thừa ở những vị trí khó hơn hoặc nhỏ hơn mà không thể thấy được bằng chỉ nha khoa.
Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride
Quá trình niềng răng sẽ gây bất tiện trong việc vệ sinh răng miệng nên dễ gặp tình trạng răng ố vàng hoặc xỉn màu. Vậy nên bạn có thể kết hợp cùng các loại kem đánh răng có chứa Fluoride để tăng hiệu quả làm sạch, loại trừ các mảng bám vi khuẩn để bảo vệ hàm răng chắc khỏe hơn.
Đánh răng đúng cách
Bạn có thể sử dụng bàn chải thông thường hoặc bàn chải điện để hỗ trợ việc làm sạch răng miệng hiệu quả hơn. Điều quan trọng là khi niềng răng bạn cần chú ý tới các kỹ thuật chải răng đúng cách hơn.
Bạn nên chọn một bàn chải răng có lông mềm để tránh gây tổn thương cho mắc cài và mô mềm xung quanh. Đặt bàn chải răng ở góc 45 độ so với mắc cài và di chuyển nhẹ nhàng lên xuống, từ trong ra ngoài bề mặt răng.
Kiểm tra định kỳ với nha sĩ
Điều quan trọng là bạn nên kiểm tra định kỳ với nha sĩ để đảm bảo rằng mắc cài và răng miệng của bạn được làm sạch hiệu quả hơn. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng sau mỗi lần khám và lấy cao răng khi cần thiết, giúp bạn duy trì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
Lựa chọn chế độ ăn phù hợp
Thức ăn và đồ uống có hàm lượng đường cao có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mảng bám và gây tổn thương cho răng. Nhất là trong thời gian sau gắn mắc cài, quá trình vệ sinh răng miệng cho người niềng gặp nhiều khó khăn hơn, nên bạn cần hạn chế tiêu thụ các loại đồ ngọt, nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh và thức ăn có chất tạo màu.
Sử dụng Nanoseal ngăn ngừa tích tụ mảng bám
Nanoseal là một sản phẩm được nhiều nha khoa tin dùng, giúp hỗ trợ trong việc ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn và mảng bám, đặc biệt là vùng quanh mắc cài với răng chính. Sản phẩm này tạo ra một lớp phủ nano trên bề mặt răng, thúc đẩy quá trình phục hồi men răng và tái khoáng hoá, nhằm ngăn ngừa sự tác động của vi khuẩn.
Sản phẩm có thể sử dụng đơn giản tại nhà bằng cách trộn hai dung dịch với nhau sau đó bôi kỹ và rửa sạch lại bằng nước. Nanoseal hiện được phân phối tại công ty Anh & Em, khách hàng và nha sĩ có thể liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin chi tiết.
Việc vệ sinh răng miệng sau khi gắn mắc cài rất quan trọng, góp phần bảo vệ hàm răng luôn khỏe mạnh và tránh các bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Hy vọng bài viết trên là những thông tin hữu ích để bạn có thể tham khảo trong quá trình niềng răng của mình.
Xem thêm: Chế độ ăn và cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Bài đăng lần đầu ngày: 25 Tháng Một, 2024 @ 11:00 sáng