Sâu răng sữa ở trẻ là bệnh lý thường xuyên xảy ra do nhiều tác động từ việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Nhiều phụ huynh cũng đặt ra thắc mắc là sâu răng sữa có nên nhổ không. Để trả lời cụ thể cho câu hỏi trên, hãy cùng Anh & Em tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ
Tình trạng sâu răng ở trẻ tại Việt Nam là khá phổ biến, theo số liệu thống kê của Bộ y tế thì tỷ lệ trẻ sâu răng là 85,7%, trong đó sâu răng sữa sớm chiếm 66,4%. Mặc dù đây là những chiếc răng sẽ được thay thế bằng răng khác sau khi gãy đi tuy nhiên nếu để xảy ra tình trạng sâu răng sẽ gây đau nhức và khó chịu cho trẻ.
Một số dấu hiệu sâu răng sữa ở trẻ như:
- Chân răng bắt đầu xuất hiện chấm đen lốm đốm.
- Miệng có mùi hôi kéo dài.
- Trên bề mặt răng sữa hình thành lỗ sâu màu đen và tích tụ nhiều mảng bám vi khuẩn.
- Trẻ có cảm giác đau nhức răng thường xuyên.
Nguyên nhân trẻ bị sâu răng sữa
Tình trạng sức khỏe răng miệng
Trẻ gặp một số các vấn đề về răng miệng khác như viêm nướu, viêm tủy cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng sữa ở trẻ. Ngoài ra, vấn đề về cấu tạo của men răng sữa yếu hơn răng vĩnh viễn nên dễ bị các vi khuẩn tấn công và bào mòn răng.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Trẻ nhỏ thường chưa có thói quen vệ sinh răng miệng hoặc chưa được phụ huynh hướng dẫn đúng cách nên không loại bỏ các chất, thức ăn thừa trong miệng. Điều này tạo điều kiện cho các vị khuẩn phát triển và hình thành sâu răng.
Ăn nhiều thực phẩm có đường
Trẻ em thường có thói quen thích ăn đồ ngọt, nhiều đường và uống nước có gas. Khi đường được tích tụ trong khoang miệng mà không được loại bỏ sẽ kết hợp với nước bọt tạo thành chất axit và gây mòn men răng, hình thành các vi khuẩn, mảng bám.
Thiếu chất dinh dưỡng
Khi bị thiếu canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng sữa ở trẻ. Bởi vậy, phụ huynh cần đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ, lành mạnh cung cấp các chất cần thiết cho con.
Nhiễm khuẩn từ mẹ
Trong một số trường hợp bà bầu khi mang thai bị viêm nha chu thì khả năng con sinh non cao gấp đôi bình thường. Điều này cũng để lại những di chứng cho thai nhi về việc khiếm khuyết men răng, dễ gây hình thành sâu răng sớm ở trẻ.
Sâu răng sữa có nên nhổ không?
Khi phụ huynh phát hiện con bị sâu răng sữa thì cần đến các nha khoa uy tín để thăm khám và đánh giá tình hình. Thông thường, càng ở những giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ đơn giản và tốn ít chi phí hơn.
Nha sĩ sẽ không nhất thiết phải nhổ răng sữa của trẻ mà sẽ cân nhắc các phương pháp theo từng mức độ ảnh hưởng của sâu răng. Cụ thể như:
- Ở giai đoạn đầu chớm sâu răng: Nha sĩ có thể dùng thuốc đặc trị để chấm vào các vết sâu răng để giảm cơn đau nhức và sát khuẩn sạch sẽ.
- Răng sâu nặng hơn: Nha sĩ có thể loại bỏ đi phần răng bị sâu và tiến hành trám răng để phục hình thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai của trẻ.
- Răng sâu rất nặng: Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ cân nhắc để nhổ bỏ phần răng sâu để tránh ảnh hưởng và viêm nhiễm đến các răng bên cạnh.
Xem thêm: Sâu răng có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa trẻ bị sâu răng sữa
Vệ sinh răng miệng hằng ngày
Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút để loại bỏ hết các thức ăn thừa trong việc. Các loại kem đánh răng có chứa fluoride sẽ giúp trẻ bảo vệ được men răng và hạn chế tình trạng sâu răng.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Với trẻ nhỏ, chúng ta nên hạn chế để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc nước có gas sẽ không tốt cho sức khỏe mà còn dễ gây nên tình trạng sâu răng. Thay vào đó, phụ huynh sẽ bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa canxi, vitamin vào trong thực đơn mỗi ngày để trẻ có sức khỏe tốt.
Khám răng định kỳ
Đừng đợi đến khi có bệnh mới đi khám mà chúng ta cần đưa trẻ đến nha khoa khám và vệ sinh răng miệng định kỳ 6 tháng một lần. Điều này giúp chúng ta sớm phát hiện các bệnh lý về răng miệng của con và có phương án điều trị kịp thời.
Sử dụng Nanoseal – sản phẩm phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Nanoseal là một sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa sâu răng ở trẻ được rất nhiều nha sĩ và phụ huynh tin dùng.Sản phẩm có tác dụng tạo lớp phủ nano trên bề mặt, giúp kích thích tái khoáng hóa. Đây là vật liệu rất tốt khi bảo vệ các răng mới mọc hay các bề mặt răng trẻ em khỏi việc hình thành sâu răng.
Sản phẩm không màu, có vị chua, an toàn với trẻ nhỏ và dễ dàng sử dụng tại nhà. Bạn chỉ cần trộn hai dung dịch, sau đó bôi kỹ lên bề mặt răng và rửa lại với nước sạch.
Sản phẩm hiện được phân phối tại công ty Anh & Em, khách hàng và nha sĩ có thể liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin chi tiết.
Bài viết trên, chúng tôi đã giúp phụ huynh giải đáp về câu hỏi sâu răng sữa có nên nhổ không. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn.