Sâu răng sữa ở trẻ là tình trạng thường xuyên xảy ra do nhiều thói quen trong sinh hoạt, ăn uống hình thành nên. Vậy vì sao răng sữa dễ bị sâu? Hãy cùng Anh & Em tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên của trẻ, thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ mới sinh được 5 đến 7 tháng tuổi. Răng sữa giữ vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn, giúp trẻ tiếp nhận chất dinh dưỡng và phát triển các kỹ năng nói chuyện.
Trẻ sẽ có tổng cộng 20 răng sữa, bao gồm 10 răng trên và 10 răng dưới, được chia thành 4 loại: răng cắt (incisors), răng nanh (canines), răng hàm (molars) và răng trước hàm (first molars). Thời gian mọc và gãy của mỗi bé là khác nhau tùy vào sự phát triển, chế độ ăn uống và các bệnh lý khác về răng miệng. Sau khi răng sữa rụng dần sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn, là loại răng cuối cùng của mỗi người.
Vì sao răng sữa dễ bị sâu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng sữa ở trẻ, trong đó sẽ có cả các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động và nguyên nhân chủ quan.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Trẻ nhỏ thường chưa có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày sau khi ăn nên không loại bỏ các chất và thức ăn thừa trong miệng. Đây là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, hình thành nên mảng bám gây sâu răng. Tình trạng này kéo dài lâu ngày còn gây nên các bệnh lý về răng miệng khác cho trẻ như viêm nha chu, hôi nướu,…
Ăn các thực phẩm có đường
Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị sâu răng. Khi trẻ ăn các loại thực phẩm chứa đường, vi khuẩn trong miệng sẽ tiếp xúc với đường và biến đổi nó thành axit. Axit này có thể tác động lên men răng, gây tổn thương và phá hủy cấu trúc răng.
Thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng có thể góp phần làm cho men răng yếu và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Vì vậy, phụ huynh nên quan tâm hơn đến việc ăn uống của trẻ và khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh để cung cấp đủ các vitamin cần thiết cho sức khỏe.
Nhiễm khuẩn từ mẹ
Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ có thể bị ảnh hưởng từ lúc mẹ mang thai, do mắc những bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu cũng có thể để lại di chứng cho bé khi sinh ra. Ngoài ra, vi khuẩn trong miệng của mẹ có thể chuyển sang miệng của trẻ thông qua việc chia sẻ chung đồ ăn, hợp lưỡi hoặc ăn dặm của trẻ. Nếu mẹ có sâu răng hoặc vấn đề về sức khỏe răng miệng, vi khuẩn có thể chuyển sang trẻ và gây ra sự phát triển các vết sâu trên răng sữa của trẻ.
Răng sữa sâu phải làm thế nào?
Mỗi giai đoạn của sâu răng sẽ có những biện pháp khắc phục khác nhau, phụ huynh cần đưa con đến thăm khám tại nha khoa để được bác sĩ đánh giá và lên kế hoạch điều trị.
- Trường hợp răng mới chớm sâu: Nha sĩ có thể sử dụng các loại thuốc chấm sâu răng để điều trị các vị trí sâu của trẻ. Đây là giai đoạn đầu nên không gây đau nhức và khó chịu cho trẻ.
- Trường hợp răng sâu nặng hơn: Trong trường hợp này răng trẻ đã có những vết lỗ đen sâu, khi đó nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần răng sâu và hàn trám vào lỗ để phục hình thẩm mỹ cũng như khôi phục chức năng ăn nhai.
- Trường hợp răng sâu quá nặng: Khi vết răng sâu đã dần phá hủy cấu trúc trong chiếc răng, nha sĩ sẽ phải nhổ để không làm lây nhiễm vi khuẩn sang các răng khác trong hàm. Quá trình này sẽ được nha sĩ gây tê bằng thuốc để không làm bé bị đau.
Nanoseal – sản phẩm phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Nanoseal là một sản phẩm được nhiều nha sĩ và phụ huynh tin dùng để phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ. Đặc điểm của Nanoseal là khả năng tạo lớp phủ nano trên bề mặt răng, đồng thời kích thích quá trình tái khoáng hóa. Đây là một vật liệu hiệu quả để bảo vệ răng sữa mới mọc và các bề mặt răng của trẻ em khỏi sự hình thành sâu răng.
Sản phẩm không có màu và có vị chua nhẹ, đảm bảo an toàn khi sử dụng với trẻ nhỏ. Phụ huynh có thể dễ dàng sử dụng tại nhà bằng cách trộn hai dung dịch, sau đó bôi kỹ lên bề mặt răng và rửa lại với nước sạch.
Sản phẩm hiện được phân phối tại công ty Anh & Em, khách hàng và nha sĩ có thể liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin chi tiết.
Bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi vì sao răng sữa dễ bị sâu. Hy vọng ba mẹ sẽ có cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ từ nhỏ tốt nhất.
Xem thêm: Cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em