KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI NHA MỘT LẦN HẸN

Điều trị nội nha với chỉ 1 lần hẹn duy nhất là điều mà các Bác sĩ và bệnh nhân đều mong muốn. Nhưng để thực hiện được điều này thì Bác sĩ cần phải lên một kế hoạch điều trị chi tiết. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Xem thêm bài viết liên quan>>

Kế hoạch điều trị  nội nha:

1. Bước 1:điều trị nội nha: Cách ly và vô khuẩn.

– Lấy cao răng vùng răng can thiệp, cho bệnh nhân súc miệng dung dịch sát khuẩn clohexidin, hoặc betadin 3-5 % thể tích.

– Lấy cao răng vùng răng can thiệp, cho bệnh nhân súc miệng dung dịch sát khuẩn clohexidin, hoặc betadin 3-5 % thể tích.

– Đặt ruber dam.

=> Bước này thấy ít nha sĩ(do đặc thù của VN) làm nhưng làm được thì tốt nhất cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân.

2. Bước 2: điều trị nội nha: Vô cảm.

– Dựa việc khai thác tiền sử lúc hỏi bệnh để lựa chọn loại thuốc tê có chất co mạch hay không có chất co mạch + liều lượng thuốc tê phù hợp.

– Phương pháp gây tê: Tê cận chóp hay tê vùng tùy thuộc vào vị trí răng cần can thiệp.

3. Bước 3. điều trị nội nha: Mở tủy.

– Dựa vào x quang để biết được kích thước buồng tủy rộng hay hẹp, đường tới buồng tủy dài hay ngắn, mục đích để tiên lượng con đường tới buồng tủy.

– Kỹ thuật:

+ Vị trí mở : 1/3 giữa hoặc 1/3 bờ cắn phía lưỡi với răng cửa ( Tránh mở ngay hoặc quá gần cigulum). Mở tủy từ phía mặt nhai với răng cối .Nếu răng lệch lạc, răng nghiêng, răng xoay thì có thể linh động mở tủy ở các vị trí khác nhau như ở rìa cắn xuống, hoặc ở mặt môi….để có được lối vào trực tiếp và thao tác dễ nhất tới hết chiều dài ống tủy

+. Vì răng có lỗ sâu mặt bên nên dùng mũi khoan tròn, thô lấy hết mô răng sâu ở mặt bên trước.

+ Với răng cửa :Dùng mũi khoan tròn nhỏ, thô đặt vuông góc khoảng 450 mặt trong răng mở thẳng hướng buồng tủy. Khi có cảm giác hẫng là vào buồng tủy.( chú ý việc sai hướng làm thủng vách răng ).

+ Với răng cối :Dùng mũi khoan tròn nhỏ thôi đặt vuông gốc với mặt nhai và khoan thẳng xuống phía chóp cho đến khi có cảm giác sập hầm(chú ý các răng có buồng tủy hẹp dễ có nguy cơ thủng sàn do không cảm nhận được cảm giác sập hầm)

+ Dùng nạo ngà sắc lấy cắt lấy tủy buồng, hoặc dùng chính mũi khoan tròn phá tủy buồng.Dùng bông lau sạch máu và dịch trong buồng tủy hoặc ép cầm máu nếu có chảy máu.

+ Sau khi buồng tủy sạch và cầm máu, dùng mũi khoan edo-z hoặc mũi khoan trụ kim cương tạo khoang mở tủy hình tam giác, đáy hướng về phía gót răng, đỉnh hướng về rìa cắn.Tiêu chuẩn là phải thấy rõ sàn tủy và những lỗ tủy mà không cần thay đổi vị trí gương và dễ dàng trượt dụng cụ theo thành buồng tủy tới lỗ ống tủy.

+ Cũng dùng mũi khoan trụ kim cương lấy hết các gờ men không có ngà nâng đỡ ở xoang lỗ sâu, mài tròn các góc cạnh trong xoang.

4. Bước 4. Làm sạch và tạo hình ống tủy.

Có nhiều phương pháp tạo hình hệ thống ống tủy, nhưng lựa chọn phương pháp phù hợp nhất tùy từng bệnh cảnh.Với việc sử dụng trâm tay cổ điển ,protapper,mũi gates….

B1: Lấy tủy chân.

+ Với những răng tủy sống thì nên lấy tủy trước khi xác định cdlv.Sử dụng trâm gai phù hợp để lấy các sợi tủy,đưa vào ống tủy tới lúc gặp lực cản, xoay 2/3 vòng và rút ra. Lặp lại tới lúc lấy hết được tủy chân phần từ miệng lỗ tới điểm mắc của dụng cụ.

+ Với những răng tủy chết thì sau khi mở tủy hoàn tất thì việc đầu tiên là bơm rửa đúng cách và bơm rửa thật nhiều trước khi xác định cdlv. bơm rửa nhằm mục đích loại bỏ mùn ngà , vi khuẩn và giảm áp lực , tránh việc đưa file xuống liền sẽ đưa vi khuẩn, chất bẩn xuống chóp.

+ Bơm rửa bằng dung dich NaClO 2,55-5,5 %.

B2: xác định chiều dài làm việc.

+ Đưa K file ,H file phù hợp được vuốt cong đầu vào ống tủy trượt nhẹ ngàng theo vách ống xuống tới lúc gặp lực cản thì dừng lại, chụp phim xác định cdlv cũng như xác định được phần nào hình dạng chân răng và ông tủy.

Tham khảo:

-.Hàm trên:

+.Răng cửa giữa sử dụng trâm 25-30

+.Răng cửa bên sử dụng trâm 20-25

+.Răng nanh sử dụng trâm 25-30

+Răng cối nhỏ sử dụng trâm 15-20

+Răng cối lớn :ống trong sử dụng trâm 20-25,ống ngoài sử dụng trâm 10- 15

-.Hàm dưới :

+Răng cửa giữa sử dụng trâm 10-15

+Răng cửa bên sử dụng trâm 10-15

+Răng nanh sử dụng trâm 20-25

Răng cối nhỏ sử dụng trâm 20-25

Răng cối lớn: ống xa sử dụng trâm 20-25,ống gần trâm 10-15

B3: Thăm dò ông tủy

  • Bơm chất làm trơn EDTA vào buồng tủy, hoặc bẻ cong files nhẹ nhàng và tẩm glyde.
  • Dùng các trâm phù hợp đi xuống ống tủy tới hết cdlv.Động tác quay qua lại với biên độ 30-600 tiến về phía chóp rồi rút lên ( động tác quả lắc đồng hồ), cho tới lúc trâm đưa vào ống tủy lỏng.
  • Mục đích việc thăm dò ống tủy:

Thăm dò:

+ Độ rộng của ống tủy : rộng, hẹp, calci hóa,…

+ Đường vào: dựa vào vị trí của cán files.

+ Giải phẫu hệ thống ống tủy : cong, hợp, chia,…

Thiết lập đường trơn trượt tránh trâm đi chệch hướng.

B4: Tạo hình ống tủy.

  • Đầu tiên bơm đầy buồng tủy bằng dd NaClO 2,55-5,5 %

Xin trình bày quy trình tạo hình ống tủy với các trâm tay và mũi Gates

Theo phương pháp hybrid. Áp dụng cho các ống tủy tương đối nhỏ. Chỉ mang tính chất tham khảo.

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI NHA MỘT LẦN HẸN

Làm rộng và tạo thuôn sơ khởi bằng trâm tay theo phương pháp bước lùi tới số 20,25….

Kỹ thuật được ưa chuộng là kỹ thuật cân bằng lực. Thường dùng K-files hoặc Reamers. Với các file số nhỏ (8, 10), C+ files được khuyên dùng.

* Sửa soạn 2/3 phía thân răng

– Chạy Gates số 1 đến cách chóp 5-6mm

– Bước lùi với Gates số 2 và 3

* Sửa soạn 1/3 chóp

– Dùng kỹ thuật định chuẩn, sửa soạn vùng chóp đến số 25

– Bước lùi đến số 40 (số 40 cách chóp khoảng 3-4mm)

– Dùng trâm 25 đi đến chóp, xóa khấc với kỹ thuật cân bằng lực hoặc động tác giũa

* Kết quả: Ống tủy có độ thuôn khoảng .05

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI NHA MỘT LẦN HẸN

=> Lưu ý, lúc kết thúc một trâm và chuyển sang trâm khác , nên ngâm trâm vào dung dịch NaClO hoặc oxy già.

  • Bơm rửa bằng dung dịch NaClO 2,55-5,5 % sau mỗi lần thay file.

Xin trình bày quy trình tạo hình ống tủy với các trâm protaper tay

  • Đầu tiên bơm đầy buồng tủy bằng dd NaClO 2,55-5,5 %
  • Bước trước đã đi được trâm 25, ta chuyền sang lần lượt S1-S2
  • Luôn để trâm trượt tự nhiên trâm vào OT ( Không dùng lực ấn)
  • Động tác : xoay theo chiều kim đông hồ kết hợp với động tác “ chiếc chổi” làm loe rộng thành ống tủy. Hướng trâm về phía chóp tới lúc gặp lực cản rút ra ngay theo chiều ngược kim đồng hồ.
  • Lau sạch mùn ngà trên trâm bằng NaClO và bôi trơn trâm mỗi lần rút ra, lặp lại động tác tới lúc đạt đc cdlv. => Lưu ý, lúc kết thúc một trâm và chuyển sang trâm khác , nên ngâm trâm vào dung dịch NaClO hoặc oxy già.
  • Bơm rửa bằng dung dịch NaClO 2,55-5,5 % sau mỗi lần thay file. Cuối cùng có thể rà soát lại bằng K file 25.
  • Có thể dùng File Sx để mở rộng đường vào ống tủy ( file Sx có thể thay bằng mũi gate)

=> Ngoài ra có thể phương pháp khác tùy theo điều kiện phòng nha, điều kiện bệnh nhân và kỹ thuật của bác sĩ.

B5: Hoàn tất phần phần chóp.

  • Sử dụng trâm F1, động tác như S1, S2 nhưng không loe ống tủy cho tới khi đạt đc CDLV.
  • Kiểm tra tiêu chuẩn hoàn tất:

+ Sau khi sửa soạn tới F1, dùng file 20 để kiểm tra độ khít chặt phần chóp, nếu khít chặt thì đã hoàn tất, nếu còn lỏng tiếp tục sửa soạn bằng trâm F2,F3.. Và tương ừng dùng file 25, 30 để kiểm tra.

5. Bước 5: Trám bít hệ thống OT.

Có nhiều loại vật liệu để tram bít ống tủy và phương pháp trám bít, nhưng tôi lựa chọn vật liệu là GP, AH26 và phương pháp lèn ngang nguội .

5.1 Xác định kích thước cây lèn.

Chọn cây lèn ngắn hơn 1 số với file kết thúc để đảm bảo kín khít và chiều dài làm việc ngắn hơn 1mm. đặt nút chặn cao su cách cdlv khoảng 1-2mm.

5.2 Sửa soạn cây côn chính.

Côn chuẩn có số bằng file cuối cùng.

5.3 Thử cây côn chính.

Đưa côn vào ống tủy tới hết CDLV, có 3 trường hợp:

– Côn vừa CDLV, có cảm giác mút chóp chấp nhận.

– Côn quá chiều dài làm việc: chọn cây côn lớn hơn hoặc lấy dao( không lấy kéo) cắt chóp côn tới CDLV.

– Côn chưa tới CDLV sửa soạn lại hoặc chọn cây lớn hơn 1 số.

5.4 Chụp phim thử côn:

Tiêu chuẩn:Côn sát khít 1/3 chóp, đạt cdlv

5.5 Thấm khô OT.

+ Ngâm côn chính thử xong vào dung dịch NaClO 5,25% hoặc cồn 90 độ.

+ Cô lập răng bằng bông nếu không dùng ruber dam.

+ Dùng bông vê vào file K thấm khô ot.

+ Thấm lại Ot bằng côn giấy cùng số với file sau cùng, bước này có thể xác nhận lại cdlv một lần nữa.

5.6 Sửa soạn xi măng trám:

Trộn AH26, trộn miết cho tới khi đạt độ quánh dẻo, test bằng test chảy và test kéo dài.

5.7 Đưa xi măng vào ống tủy.

+ Chọn K flie nhỏ hơn file cuối cùng một số, đặt nút chặng CDLV, nhích xi măng đầu trâm, đưa vào ot tới hết cdlv, xoay tròn để xi măng làng đều tại 1/3 chóp.

5.8 Đặt cây côn chính.

Phết AH26 vào chóp côn, đưa từ từ theo vách để khí có đường thoát, tránh dồn khí xuống chó, đưa côn tới hết cdlv.

5.9 Đặt cây côn phụ vớ kỹ thuật lèn ngang.

+ Đưa cây lèn vào dọc theo chiều dài côn chính, động tác xoay thẳng đứng, từ từ lách về chóp tới hết chiều dài đánh dấu, ép với lực không quá manh về thành ot, để 10-15s.

+ Lần lượt đưa các cây côn phụ vào khoảng trống sau khi rút lèn ra, có thể chấm với xi măng ở đầu chóp

+ kết thúc lèn khi cây lèn không thể đi xa hơn ở khối vật liệu ở 1/3 cổ răng.

+ Cắt gutta dưới miệng lỗ tủy 1mm, dùng cây lèn dọc ép vật liệu xuống kít khít ở 1/3 cổ.

Trước khi cắt cone chúng ta tiếp hành chụp phim lần cuối

6. Bước 6: Trám kết thúc thân răng.

Răng sau khi được trám bít ống tủy chúng ta sẽ hẹn bệnh nhân tối thiểu sau 24h sẽ quay lại phòng khám để được trám kết thúc hay phục hình răng sứ cố định.Lưu ý trước khi trám bít hay mài cùi phục hình lưu ý cắm các chốt vào ống tủy.

Biên Soạn :Dee Dee, Bàn Chải Đánh Răng

By Công ty Anh & Em.

Bài đăng lần đầu ngày: 10 Tháng Mười Hai, 2019 @ 11:26 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí