Đau thần kinh mạch máu, hay một cách nói thay thế khác là chứng đau đầu, cũng có những đặc điểm tương tự như đau tuỷ răng. Kiểu đau này có thể dữ dội, thường là đau theo nhịp đập và được biết là chỉ xảy ra ở đầu. Hiệp hội Đau đầu quốc tế (Oxford, Anh) đã phát triển một hệ thống phân loại được chấp nhận rộng rãi các nghiên cứu xác nhận về các tiêu chí vẫn chưa được công bố. Những đọc giả quan tâm có thể tham khảo thêm về hệ thống phân loại này một cách chi tiết ở chủ đề này. Người ta nghĩ rằng các rối loạn đau thần kinh mạch máu nguyên phát là một hiện tượng đau, điều này có nghĩa là những nhánh thần kinh bên trong não của thần kinh sinh ba trở nên nhạy cảm (cơ chế của điều này vẫn chưa hiểu được một cách đầy đủ) và những triệu chứng đau liên quan được cảm nhận trong cấu trúc soma ở đầu. Hầu hết người ta báo cáo rằng đau xuất hiện ở phần trán, phần sau của đầu và thái dương nhưng cũng đau ở xoang, hai hàm và các răng. Hiểu biết hiện nay về sinh lý bệnh của đau đầu cho thấy rằng bệnh lý về răng cũng như việc điều trị không phải là nguyên nhân khiến một bệnh nhân mắc chứng rối loạn đau đầu, mà là vì các mạch thần kinh tự động giống vậy gây ra, những khía cạnh liên quan đến nha khoa có thể đóng vai trò như yếu tố kích động, tương tự như việc tập thể dục làm tăng yêu cầu làm việc của hệ thống tim mạch và có thể kích động dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp tính. Với lý do này, các bác sĩ lâm sàng nên nhận biết tình trạng của bệnh nhân, vì bệnh nhân mắc chứng đau đầu có nhiều khả năng gặp biến chứng đau trong khi điều trị liên quan đến tình trạng suy nhược hệ thống thân kinh sinh ba vốn đã có sẵn ở bệnh nhân.
Mối quan tâm chính của các bác sĩ nha khoa là những rối loạn đau đầu cơ bản, vốn chiếm đa số trong các rối loạn đau đầu xảy ra trong cộng đồng và được báo cáo rằng có biểu hiện là đau răng không có nguồn gốc do răng. Để đơn giản hoá, những kiểu đau đầu cơ bản này có thể chia làm ba nhóm: (1) chứng đau nửa đầu, (2) chứng đau nhức căng đầu, (3) đau đầu theo cụm và các chứng đau đầu do thần kinh sinh ba tự động khác (TACs).
Chứng đau nửa đầu là một loại đau đầu phổ biến chiếm khoảng 18% ở nữ và 6% ở nam. Nó kết hợp với nhiều rối loạn khác, vốn đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy khiến bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc y tế và là lý do khiến kiểu đau đầu này phổ biến nhất trong phòng khám y tế. Đau nửa đầu được báo cáo biểu hiện giống đau răng và là kiểu đau thần tinh mạch máu phổ biến nhất. Thêm vào đó, người bị đau nửa đầu biểu hiện tăng nhạy cảm đau trong vùng chẩn đoán và có liên hệ mật thiết với việc điều trị của bác sĩ.
Đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Nó có khuynh hướng đau một bên và đau theo nhịp đập của tim, cường độ từ vừa phải đến nặng. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy buồn nôn hoặc bị trào ngược, cũng như có thể cảm thấy sợ ánh sáng hoặc tiếng động, điều này khác với đặc điểm của đau răng. Đau đầu thường nặng hơn khi thực hiện các hoạt động thể chất thường lệ chẳng hạn như khi đi bộ lên cầu thang. Trước đây hợp chất caffeine/ergotamine được sử dụng rộng rãi như một tác nhân vô hiệu hoá cơn đau nửa đầu, nhưng trong thời gian hiện tại chúng được thay thế bởi triptans chẳng hạn như sumatriptan và rizatriptan. Lưu ý: đau nửa đầu có thể giảm đi một phần hoặc giảm hoàn toàn việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid so với đau răng.
Chứng đau nhức căng đầu (hay còn gọi là đau đầu căng cơ) là rối loạn đau đầu thường gặp nhất với tỉ lệ mắc phải chiếm 41 % đến 96%. Khái niệm đau đầu căng cơ có biểu hiện giống đau răng vẫn chưa được báo báo trong y văn, với kiến thức hiện nay nguyên nhân gây ra đau đầu căng cơ vẫn chưa được xác định. Một vài nghiên cứu ủng hộ quan niệm cho rằng đau đầu căng cơ có nhân tố cơ xương đáng kể góp phần vào cơn đau, trong khi những nghiên cứu khác thì không. Đau đầu căng cơ không đồng nhất với nhóm có biểu hiện đau đầu tương tự mà cơ chế sinh bệnh học trùng nhau, điều này khiến một số nhà nghiên cứu xem đau đầu căng cơ cũng giống như đau vùng đầu mặt do cơ xương, còn được biết đến là các rối loạn thái dương hàm (TMDs).
Đau đầu cụm (còn gọi là đau đầu từng cơn có chu kỳ) và các chứng đau đầu do thần kinh sinh ba tự động khác là những rối loạn thần kinh mạch máu hiếm gặp trong đó đau duy nhất một bên và biểu hiện đồng thời cùng ít nhất một triệu chứng tự động một bên cơ thể, chẳng hạn như nghẹt mũi, chảy nước mắt, phù mắt, sưng vùng quanh mắt, đỏ da mặt, bỏng mũi hoặc đồng tử thu nhỏ xảy ra cùng cơn đau. Những đặc điểm phân biệt chính giữa những rối loạn đau đầu này là thời gian và mức độ thường xuyên của cơn đau, cũng như giới tính thường hay gặp kiểu đau này. Đau đầu cụm phổ biến nhất trong nhóm, nam giới gặp nhiều hơn 3 đến 4 lần so với ở nữ giới, mỗi cơn đau kéo dài từ 15 phút đến 2 giờ và tần suất đau khoảng 8 lần mỗi ngày. Đau đầu dạng này xảy ra có chu kỳ, thời gian hoạt động là 2 tuần trong 3 tháng, vì vậy mới có tên gọi là đau dầu cụm. Loại trừ đau sau 10 phút thở oxygen nếu chẩn đoán là đau đầu cụm; đặt ergotamine và sumatriptan dưới lưỡi cũng hiệu quả trong việc điều trị cơn đau đầu cụm cấp tính. Chứng đau nửa đầu kịch phát có tỉ lệ 3:1 trong đó nữ chiếm ưu thế, với những đặc điểm biểu hiện tương tự với đau đầu cụm nhưng tần suất nhiều hơn 5 lần mỗi ngày và kéo dài trong 2 đến 30 phút. Rối loạn đau đầu này đáp ứng 100% với indomethacin nhưng đề kháng với các phương pháp điều trị khác, do đó cần nhấn mạnh việc chẩn đoán chính xác của một bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
Nhìn từ góc độ một cơn đau không có nguồn gốc do răng thì đau đầu cụm và hầu hết những TACs khác đều được báo cáo trong y văn là có biểu hiện như một trường hợp đau răng không có nguồn gốc do răng. Các triệu chứng xuất hiện đồng thời như đổi màu nướu hoặc sưng ở vùng trước hàm trên đều có thể kết hợp chẩn đoán vấn đề là áp xe răng. Điều quan trọng cần lưu ý rằng đau đầu do thần kinh mạch máu có khuynh hướng từng cơn và có sự thuyên giảm hoàn toàn giữa các cơn, trong khi đau răng thì giữa những cơn kịch phát vẫn có cảm giác đau tối thiểu nào đó. Kích thích vào răng không dẫn đến tăng cảm giác đau nhưng gây ra một sự thay đổi nhẹ vì mô vùng này vốn đã trở nên nhạy cảm. Gây tê tại chỗ không thể đoán trước được trong những trường hợp này và có thể làm các bác sĩ nhầm lẫn. Hướng xử trí điển hình là xác định rằng đây là cơn đau không có nguồn gốc do răng và sau đó chuyển bệnh nhân đến một bác sĩ chuyên khoa phù hợp. Những rối loạn đau đầu do thần kinh mạch máu khác không được phân loại vào nhóm đau đầu nguyên phát nhưng được báo cáo là đau răng không có nguồn gốc do răng chẳng hạn như đau đầu khi ho. Chúng tôi không mong rằng bác sĩ nha khoa tập trung vào cơn đau đầu mặt cụ thể nào để đưa đến chẩn đoán mà mong các các sĩ nhận biết và nhạy cảm hơn với những rối loạn đau đầu không rõ ràng và nên cân nhắc chẩn đoán phân biệt đau răng không có nguồn gốc do răng.
Bài đăng lần đầu ngày: 16 Tháng mười một, 2017 @ 2:02 chiều