Chỉnh nha ( Phần 18)

48. Chương 8. MẪU HÀM NGHIÊN CỨU TRONG CHỈNH NHA

Mẫu hàm nghiên cứu trong chỉnh nha là phương tiện chẩn đoán cơ bản nhất, giúp nghiên cứu khớp cắn và bộ răng theo ba chiều không gian. Nó là bản sao chính xác bằng thạch cao của răng và mô mềm xung quanh răng.

Do đó, bởi tầm quan trọng của nó, chuỗi bài viết tiếp theo trang sẽ trình bày chi tiết về “MẪU HÀM NGHIÊN CỨU TRONG CHỈNH NHA” với những nội dung chính sau:

  • Tiêu chuẩn của mẫu hàm nghiên cứu chỉnh nha lý tưởng
  • Tại sao chúng ta cần mẫu hàm nghiên cứu?
  • Cách sử dụng mẫu hàm nghiên cứu
  • Các thành phần của mẫu hàm nghiên cứu
  • Cách thực hiện và gia công mẫu hàm nghiên cứu
  • Phân tích mẫu hàm
mo-hinh-chinh-nha

Phân tích mẫu hàm radio

35-47. KHÁM CHỨC NĂNG

Chẩn đoán trong chỉnh nha không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình trạng tĩnh của răng và các cấu trúc quanh răng mà còn bao gồm việc kiểm tra chức năng của hệ thống hàm mặt. Phân tích chức năng không chỉ nhằm xác định nguyên nhân của tình trạng sai khớp cắn mà còn giúp quá trình lên kế hoạch điều trị chỉnh nha. Một phân tích chức năng bao gồm:

1. Đánh giá tư thế nghỉ và tư thế lồng múi tối đa

2. Kiểm tra khớp thái dương hàm

3. Kiểm tra các tình trạng rối loạn chức năng hàm mặt.

ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ NGHỈ

Xác định vị trí tư thế nghỉ: vị trí tư thế nghỉ là vị trí hàm dưới mà tại đó trọng lực kéo hàm dưới xuống cân bằng với độ đàn hồi và độ kháng lại đối với lực kéo của các cơ nâng và mô mềm nâng đỡ hàm dưới. Khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới tại tư thế nghỉ là khoảng tự do hay khoảng cách liên mặt nhai, thường là 3mm tại vùng răng nanh.

Vị trí nghỉ nên dược xác định khi bệnh nhân thư giãn và ngồi thẳng với lưng không dựa vào ghế. Đầu hướng sao cho bệnh nhân nhìn thẳng. Vị trí đầu cũng có thể xác định được.

Các phương pháp ghi lại tư thế nghỉ:

  • Phương pháp phát âm: yêu cầu bệnh nhân phát âm và lặp lại một số phụ âm như “M” hay như từ “Mississipi”. Hàm dưới sẽ trở về tư thế nghỉ 1 – 2 giây sau khi thực hiện.
  • Phương pháp ra lệnh: bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số chức năng như nuốt, sau khi làm hàm dưới sẽ tự động trở về tư thế nghỉ. Phương pháp phát âm cũng là một loại của phương pháp ra lệnh.
  • Phương pháp không ra lệnh: bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân về những chủ đề không liên quan làm bệnh nhân phân tâm và quan sát bệnh nhân khi nói và nuốt. Bệnh nhân không nhận thấy được rằng mình đang được khám – kiểm tra. Khi nói, cơ của bệnh nhân thư giãn và hàm dưới quay trở lại vị trí nghỉ.
  • Phương pháp kết hợp: kết hợp tất cả các phương pháp nói trên là cách thích hợp nhất để phân tích chức năng ở trẻ em. Bệnh nhân được quan sát trong suốt quá trình nuốt và nói chuyện. Thử nghiệm đóng mở hàm cũng có thể thực hiện khi cơ thư giãn. Lúc này, bác sĩ giữ cằm của bệnh nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó mở và đóng hàm dưới thụ động với tần suất tăng liên tục cho đến khi các cơ thư giãn. Điều này có thể được chứng thức lại bằng cách sờ các cơ dưới cằm. Từ đó xác định tư thế nghỉ.

Bất kể thực hiện phương pháp nào, vị trí của hàm dưới cũng được kiểm tra ngoài mặt và bệnh nhân được yêu cầu không thay đổi vị trí hàm, môi hoặc lưỡi. Sau đó banh môi và xác định tương quan giữa hàm trên – hàm dưới và khoảng tự do (khoảng freeway).

Ghi dấu lại tư thế nghỉ

1. Phương pháp trong miệng

  • Phương pháp trực tiếp: dùng thước để đo khoảng tự do tại vùng răng nanh
  • Phương pháp gián tiếp: dùng vật liệu lấy dấu để ghi tại khoảng tự do

2. Phương pháp ngoài miệng

  • Phương pháp trực tiếp: điểm tham chiếu ngoài mặt bao gồm một điểm trên mũi và một điểm ở cằm trên mặt phẳng dọc giữa. Ghi lại khoảng cách giữa hai điểm này tại tư thế nghỉ và vị trí cắn khớp trung tâm. Sự khác biệt giữa hai giá trị này chính là khoảng tự do.
  • Phương pháp gián tiếp:

Dùng phim Cephalometric: chụp hai phim cephalometric tại tư thế nghỉ và vị trí cắn khớp trung tâm để xác định khoảng tự do.

Dùng phim Kinesiographic: đính một hạt nam châm cố định vào răng trước hàm dưới và dùng cảm biến để ghi lại vận động của hàm dưới khi chụp phim Kinesiograph.

Đánh giá đường đóng hàm

Đường đóng hàm là vận động của hàm dưới từ vị trí nghỉ đến khi các răng tiếp xúc tối đa, và được phân tích trên ba mặt phẳng không gian là đứng dọc, đứng ngang và mặt phẳng ngang. Mức độ xoay hoặc trượt khi hàm dưới đóng lại dược ghi lại và phân tích.

Mặt phẳng đứng dọc

Trong trường hợp sai khớp cắn hạng II thì có thể quan sát được 3 loại chuyển động:

  • Xoay hoàn toàn nhưng không trượt – gặp trong trường hợp sai khớp cắn chức năng hạng II thật.
  • Đóng hàm về phía trước – chẳng hạn như chuyển động xoay và trượt về phía trước. Xương hàm dưới trượt về vị trí phía trước hơn, do đó, sai khớp cắn hạng II rõ ràng hơn so với những trường hợp cắn theo thói quen.
  • Đường đóng về phía sau, chẳng hạn như chuyển động xoay và trượt về phía sau. Trong các trường hợp hạng II chi 2, xương hàm dưới trượt lui sau vì tiếp xúc sớm với các răng cửa bị cụp ở hàm trên.

Mặt phẳng đứng ngang

Một điều quan trọng đó là cần phân biệt giữa hai loại cắn phủ.

Cắn sâu thật sự là do các răng cối nằm thấp hơn so với mặt phẳng cắn thông thường và có thể được chẩn đoán dựa vào khoảng tự do lớn. Tiên lượng của phương pháp điều trị chức năng khá thuận lợi. Cắn sâu giả là do các răng cửa mọc quá mức và điểm đặc trưng của trường hợp này là khoảng tự do nhỏ. Tiên lượng điều trị chức năng trường hợp này không thuận lợi.

Mặt phẳng ngang

Trong khi hàm dưới đóng, quan sát đường giữa của xương hàm dưới. Trong trường hợp cắn chéo một bên, phân tích này giúp phân biệt giữa laterognathy và laterocclusion. Laterognathy hay còn gọi là cắn chéo thật sự, trung tâm của hàm dưới không trùng với đường giữa mặt tại tư thế nghỉ lẫn tư thế cắn khít trung tâm. Laterocclusion – trung tâm hàm dưới và đường giữa mặt trùng nhau ở tư thế nghỉ nhưng ở khớp cắn trung tâm thì hàm dưới bị trệch hướng do sự cản trở của răng dẫn đến đường giữa không trùng nhau

KIỂM TRA KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Khám lâm sàng khớp thái dương – hàm (TMJ) bao gồm nghe và sờ khớp, các cơ liên quan đến vận động của hàm dưới cũng như phân tích chức năng chuyển động của hàm dưới. Mục đính chính của việc khám khớp là nhằm tìm xem TMJ có các triệu chứng rối loạn như tiếng kêu răng rắc, lách cách, đau, vận động bất thường, lệch, vị trí thay đổi, giới hạn vận động và các bất thường hình thái khác.

Phim X quang TMJ có thể được chỉ định trong những trường hợp cần chẩn đoán chỉnh nha đặc biệt, chụp Tomograms TMJ cắn khớp thông thường và khi há miệng tối đa có thể giúp phân tích vị trí của lồi cầu trong mối tương quan với hõm khớp, độ rộng của khớp, v.v…

Bệnh nhân thiếu niên sai khớp cắn hạng II chi 1 và chức năng môi bị rối loạn thường bị ảnh hưởng bởi rối loạn khớp TMJ. Do đó, rối loạn chức năng vùng miệng – mặt cần được đánh giá vì nó có thể dẫn đến mất cân bằng tải lực ở khớp dẫn đến làm tổn hại đến TMJ.

ĐÁNH GIÁ NHỮNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG VÙNG MẶT

Bao gồm đánh giá quá trình nuốt, lưỡi, phát âm, môi và hô hấp

Nuốt

Khi sinh lưỡi nhô ra phía trước giữa nướu hai hàm và môi. Do đó trẻ sơ sinh nuốt bằng cách đẩy lưỡi về phía trước như vậy trong vòng một năm rưỡi đến hai năm đầu. Cách nuốt theo kiểu sơ sinh này dần được thay thế bằng cách nuốt của người trưởng thành sau khi các răng sữa mọc hết. Nếu trẻ vẫn tiếp tục nuốt theo kiển cũ cho đến năm thứ tư thì đây là một tình trạng rối loạn chức năng vùng mặt – miệng. Sự khác biệt giữa nuốt ở trẻ sơ sinh và người lớn sẽ được thảo luận ở chương viết về các thói quen xấu ở trẻ.

Lưỡi

Đẩy lưỡi là một trong những rối loạn chức năng phổ biến nhất của lưỡi. Rối loạn chức năng của lưỡi có thể được đánh giá trên lâm sàng bằng kiểm tra điện cơ, phân tích phim Cephalometric, chụp X quang động, kiểm tra chức năng phát âm và khám thần kinh.

Phim Cephalogram có thể giúp đánh giá vị trí và kích thước của lưỡi trong mối tương quan với khoang miệng. Tuy nhiên, trong chẩn đoán chỉnh nha vị trí của lưỡi thường quan trọng hơn kích thước lưỡi. Đánh giá phát âm bằng cách đặt vật liệu lấy dấu đối diện với lưỡi bệnh nhân.

Chẩn đoán các thói quen sẽ được trình bày trong chương viết về các thói quen xấu. Sinh viên có thể tham khảo thêm ở chương này.

Những điều phát hiện thấy trên bệnh nhân cần được ghi chép lại một cách có hệ thống. Kết luận thu được cần so sánh với những kết quả thấy trên phần tích phim Cephaometric. Không được quyết định tuỳ tiện nhằm tránh chẩn đoán không đúng.

Tìm hiểu thêm

Bài đăng lần đầu ngày: 6 Tháng Mười Hai, 2017 @ 9:42 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí