Chỉnh nha ( Phần 2): Khớp cắn

NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN

Người ta đã giới thiệu nhiều khái niệm về khớp cắn. Một số khái niệm quan trọng bao gồm:

  1. Angle 1887
  2. Hellman 1921
  3. Lucia 1962
  4. Stallard và Stuart 1963
  5. Ramford và Ash 1983

Những khái niệm này nhấn mạnh mức độ, tình trạng và đặc điểm chức năng khác nhau của khớp cắn. Không có cái nào có thể ứng dụng hoàn hảo cho bộ răng tự nhiên. Do một vài khái niệm cung cấp tương quan khớp cắn cụ thể với vị trí khớp. Một số khác lại cung cấp cách thức cơ và chức năng thần kinh cơ.

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN

Có nhiều cách phân loại khác nhau được đề nghị, trong đó những cách phân loại quan trọng nhất là:

  1. Dựa trên vị trí hàm dưới
  2. Dựa trên mối tương quan giữa răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn
  3. Dựa trên cách tổ chức khớp cắn
  4. Dựa trên hình thái khớp cắn

CĂN CỨ VÀO VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

Khớp cắn trung tâm

Đó là khớp cắn khi hàm dưới ở tương quan trung tâm.

Tương quan tâm được định nghĩa là mối tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới mà tại đó lồi cầu khớp với vị trí đĩa khớp có mạch máu mỏng nhất. Nằm ở vị trí sau nhất và trên của hõm khớp.

Vị trí này độc lập với vị trí tiếp xúc của răng và có thể nhận định được trên lâm sàng khi định hướng xương hàm dưới lên trên và về phía sau. Nó giới hạn chuyển động quay xung quanh trục ngang.

Vận động lệch tâm

Bao gồm chuyển động của hàm dưới ngoài vị trí khớp cắn trung tâm:

  1. Vận động sang bên: có thể là bên trái hoặc bên phải. Nó được định nghĩa là tiếp xúc giữa các răng đối diện khi hàm dưới chuyển động sang phải hoặc trái so với mặt phẳng đứng dọc giữa.
  2. Vận động ra trước: là khớp cắn của răng khi hàm dưới đưa ra trước.
  3. Vận động lui sau: là khớp cắn của răng khi hàm dưới lùi ra sau.

Tay khoan Morita nổi tiếng Nhật Bản

CĂN CỨ VÀO TƯƠNG QUAN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT

Tuỳ thuộc vào mối tương quan theo chiều trước sau của hàm, Edward H Angle chia khớp cắn thành 3 loại:

a. Loại I

Tương quan răng mà trong đó có tương quan theo chiều trước sau bình thường. Tức có sự ăn khớp đúng giữa răng cối lớn hàm trên và răng cối lớn hàm dưới. (Chen chúc, xoay hoặc răng ăn khớp sai có thể hiện diện ở những vùng khác trên cung răng).

(Chen chúc, xoay hoặc răng ăn khớp sai có thể hiện diện ở những vùng khác trên cung răng)

b. Hạng II

Tương quan răng trong đó cung răng hàm dưới nằm về phía sau so với cung răng hàm trên ở một bên hay cả hai bên, được xác định bằng tương quan răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất.

Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới nằm về phía xa so với răng cối lớn thứ nhất hàm trên.

Loại này được chia làm hai chi nhỏ:

Chi 1: Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới nằm về phía xa so với răng cối lớn thứ nhất hàm trên ở cả hai bên, cung hàm trên hẹp, nhô răng cửa hàm trên và tăng độ cắn chìa.

Chi 2: Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới nằm về phía xa so với răng cối lớn thứ nhất hàm trên ở cả hai bên, cung hàm trên bình thường hoặc có hình vuông, lùi răng cửa giữa hàm trên, răng cửa bên hàm trên lệch về phía ngoài, cắn sâu.

Subdivision: sai khớp cắn một bên, phải hoặc trái.

c. Hạng III

Tương quan răng trong đó cung hàm dưới nằm về phía trước so với cung hàm trên ở một hoặc cả hai bên hàm. Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới nằm về phía gần so với răng cối lớn hàm trên và các răng cửa hàm dưới có thể bị cắn chéo.

DỰA TRÊN CÁCH TỔ CHỨC KHỚP CẮN

a. Hướng dẫn răng nanh: trong chuyển động sang bên, chỉ có phần răng nanh là tiếp xúc với nhau. Điều này dẫn đến nhả khớp toàn bộ răng sau, tức là bên làm việc lẫn bên cân bằng. Điều này là do hàm dưới di chuyển khỏi vị trí khớp cắn trung tâm. Tại đây đỉnh của răng nanh dưới trượt dọc theo mặt trong của răng nanh trên.

b. Khớp cắn bảo vệ lẫn nhau: sắp xếp khớp cắn trong đó răng sau ngăn ngừa sự tiếp xúc quá mức của các răng trước khi chúng lồng múi tối đa. Tương tự vậy, răng trước làm nhả khớp răng sau khi hàm dưới chuyển động.

c. Hướng dẫn chức năng nhóm: nhiều răng giữa hàm trên và hàm dưới tiếp xúc nhau trong vận động sang bên. Khi có sự tiếp xúc đồng thời của vài răng, lực nhai được phân phối cho cả nhóm.

DỰA TRÊN HÌNH THÁI KHỚP CẮN

Có hai loại:

a. Múi vào khoảng tiếp cận hoặc gờ bên

Sự phát triển của khớp cắn có thể dẫn đến múi tiếp khớp vào hố rãnh. Và sự tiếp khớp của một múi khác trên cùng răng đó vào khoảng tiếp cận của hai răng đối diện. Đây là tương quan khớp cắn giữa một răng với hai răng.

b. Múi khớp với trũng mặt nhai

Sự phát triển và tăng trưởng của bộ máy nhai dẫn đến hầu hết hoặc tất cả các múi chịu khớp vào vị trí trũng. Quan hệ múi – trũng thường tạo nên sự ăn khớp giữa các múi của một răng với trũng của chỉ một răng đối diện. Điều này gọi là tương quan răng – một răng.

Sự sắp xếp múi – trũng, răng – răng có một số ưu điểm riêng biệt so với sắp xếp múi – khoảng tiếp cận.

Bảng 6.1. Ưu điểm của sắp xếp múi – trũng so với sắp xếp múi – khoảng tiếp cận

i. Lực được phân bố trực tiếp theo trục dọc của răng

ii. Sự sắp xếp này làm cung răng ổn định hơn, giảm khuynh hướng di chuyển răng

iii. Khả năng mắc thức ăn ở khoảng tiếp cận giảm.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TƯƠNG QUAN TÂM VÀ KHỚP CẮN TRUNG TÂM

Trung tâm là một tính từ được sử dụng để mô tả vị trí khớp cắn hoặc tương quan với những ý nghĩa cụ thể riêng.

Tương quan tâm là mối liên hệ xương – xương của các răng trên và răng dưới khi lồi cầu hàm dưới nằm trong hõm khớp. Một khi tương quan tâm được tái lập, khớp cắn trung tâm có thể được xây dựng trùng với nó.

Có sự nhầm lẫn là do thực tế ở nhiều người. Khớp cắn trung tâm của bộ răng tự nhiên không trùng với tương quan tâm của hai hàm. Điều này có thể được xem là sai khớp cắn nhẹ vốn có thể gây hại cho những cấu trúc nha chu hoặc không. Tuy nhiên, khi tuổi càng lớn, khả năng hồi phục lực của mô trong cơ thể mất đi, nguy cơ tổn thương mô nha chu tăng lên.

Tương quan tâm phải được ghi lại chính xác để đưa khớp cắn trung tâm về trùng với vị trí này.

Sự cản trở răng tự nhiên ở tương quan tâm khởi phát những đáp ứng hướng xương hàm dưới thay đổi vị trí tiếp xúc cắn khớp vào khớp cắn trung tâm. Chuyển động bản năng được tạo thành do việc đưa răng vào khớp cắn trung tâm tạo nên trí nhớ bản thể cho phép xương hàm dưới quay về vị trí này, thường không có cản trở nào ở răng. Do đó, khi răng tự nhiên bị nhổ hoặc mất đi những thụ thể khởi phát những chuyển động bản năng này thì vị trí của xương hàm dưới bị mất đi hoặc bị phá bỏ. Vì vậy, những bệnh nhân mất răng không thể kiểm soát chuyển động của xương hàm dưới hoặc tránh tiếp xúc răng không đúng ở tương quan tâm, theo cách tương tự như ở những bệnh nhân có răng.

Tham khảo thêm bài viết liên quan

Bài đăng lần đầu ngày: 16 Tháng Mười Một, 2017 @ 2:49 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí