07 lời khuyên giúp bạn quản trị nhân sự nha khoa thành công

Đội ngũ nhân sự nói chung hay đội ngũ bác sĩ, y tá, lễ tân nha khoa nói riêng là phần trọng yếu quyết định uy tín thương hiệu của một nha khoa, cũng như quá trình phát triển của nó.

Tuy nhiên, việc quản lý các nhân sự với nhiều độ tuổi khác nhau, tính cách và phong cách làm việc khác nhau là cả một nghệ thuật. 

Đối với các bác sĩ trẻ, mới làm chủ nha khoa của riêng mình, quản trị nhân sự chắc chắn là một thách thức lớn, quyết định đến chiến lược phát triển lâu dài của nha khoa.

Bài viết này đưa ra 07 lời khuyên hữu ích giúp bạn quản trị nhân sự nha khoa thành công.

Xem thêm: Làm gì khi phòng khám có nhân sự mới

quan-tri-nha-su-phong-kham
Quản trị nhân sự phòng khám đang là một thách thức đối với những bác sĩ trẻ

01. Hãy luôn sẵn sàng cho công tác quản trị nhân sự nha khoa

Khi mới mở phòng khám thì việc quản trị là một điều lạ lẫm với bạn. Bởi bạn chưa có kinh nghiệm quản lý trước đó. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự trau dồi kiến thức về kỹ năng quản trị bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Đọc các sách, các bài báo, các chủ đề về lãnh đạo và quản trị nhân sự. Những cuốn sách hay về quản trị nhân sự bạn có thể tìm đọc như: KPI – công cụ quản trị nhân sự hiệu quả – Ryuichiro Nakao, Kỹ năng quản trị nhân sự của người Nhật – Kazuyuki Inoue, Kỹ năng quản trị nhân sự chuyên nghiệp – Whitney Johnson,…
  • Đăng ký các khóa học ngắn hạn, dài hạn về quản lý con người.
  • Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Chắc chắn những bác sĩ nha khoa đã và đang điều hành phòng khám của chính họ sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn.
  • Tham gia các câu lạc bộ của các nhà quản lý, các doanh nhân. Có rất nhiều các hội nhóm nơi các nhà quản lý cùng nhau chia sẻ kiến thức về quản trị.
  • Theo dõi (follow) các KOLs của ngành, học hỏi từ cách các bậc tiền bối thành công trước đó.

02. Thấu hiểu đội ngũ của bạn 

Để dùng người một cách hiệu quả, cách duy nhất là phải hiểu rõ nhân sự của bạn là người như thế nào. 

Hãy dành thời gian cho mỗi nhân sự để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu nghề nghiệp. Từ đó bạn có thể dễ dàng định hướng công việc và phân công công việc cho từng nhân sự một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, việc không ngừng quan sát để hiểu tính cách, hoàn cảnh gia đình của từng nhân sự cũng giúp bạn xây dựng được văn hóa chia sẻ, sự thân thuộc và gắn kết cho đội ngũ nhân sự cho phòng khám. Bởi chỉ có môi trường làm việc thân thiện, cởi mở mới có thể khiến nhân sự nha khoa gắn bó lâu dài.

03. Biết lắng nghe 

Một người lãnh đạo tài tình là người luôn lắng nghe những ý kiến phản hồi, đóng góp của nhân sự. Bạn không thể nắm bắt toàn bộ thông tin về một vấn đề nếu như không có sự đóng góp ý kiến của người khác. Đặc biệt trong nha khoa, đòi hỏi sự chính xác đến tuyệt đối. 

Việc tham khảo ý kiến của các nhân sự giúp họ cảm thấy bản thân họ được tôn trọng, trọng dụng trong công việc. Đây cũng là một điểm mấu chốt quyết định phong cách làm việc chuyên nghiệp, uy tín của phòng khám. Và khi phòng khám có phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp thu hút khách hàng và nhân sự trong tương lai.

04. Đặt niềm tin

Nhân sự sẽ đặt niềm tin vào một người sếp tâm lý và quan tâm đến nhân sự. Và khi nhân sự tin tưởng vào người sếp của mình, họ sẽ gắn bó lâu dài và cống hiến trong công việc.

Mỗi một nhân sự sẽ chỉ có những vấn đề xoay quanh công việc hoặc cuộc sống riêng. Cuộc sống riêng bạn khó có thể can thiệp nhưng công việc thì bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ nhân sự của mình. Bởi khi bạn giúp đỡ nhân sự giải quyết những khó khăn trong công việc cũng chính là làm cho dòng việc của phòng khám trôi chảy hơn. 

quan-tri-nhan-su-nha-khoa
Mỗi một mối quan hệ đều hình thành từ sự tin tưởng

05. Ứng xử phù hợp với nhân sự nhiều tuổi

Việc quản lý những nhân sự nhiều tuổi là một chuyện thường gặp trong suốt quá trình bạn làm chủ phòng khám. Nhân sự nhiều tuổi đôi khi là một vấn đề tế nhị, mà bạn cần cư xử khéo léo. 

06. Bỏ qua những chi tiết

Giờ đây bạn đã là nhà lãnh đạo một phòng khám, điều bạn cần làm là tập trung vào bức tranh toàn cảnh hơn là những chi tiết nhỏ nhặt. Khi để ý những chi tiết nhỏ nhặt, thì bạn sẽ không thể nghĩ đến những điều lớn lao hơn. 

Hãy nhớ rằng, bạn trả tiền để nhân viên làm thay bạn những công việc nhỏ nhặt như chụp X-quang, làm cao răng, nhổ răng sữa,… Mặc dù, những công việc này trước kia bạn đã quá quen thuộc. Nhưng hãy để nhân sự của bạn làm những công việc chi tiết đó.

07. Giải quyết những xích mích

Một nhóm nhân sự làm việc cùng nhau trong một thời gian không thể tránh khỏi xảy ra những xích mích. Và chủ phòng khám đóng vai trò là người giải quyết những vấn đề nội bộ. 

Cách giải quyết tốt nhất và minh bạch nhất cho những xung đột là lắng nghe thông tin từ các phía. Từ đó suy xét, phân định đúng sai và giải quyết dứt khoát những xung đột.

Kết luận

Yếu tố quyết định đến sự thành công và uy tín của phòng khám là những nhân sự nha khoa tài năng. Việc quản trị nhân sự nha khoa như thế nào là một bài toán khó đối với một chủ phòng khám trẻ. Những lời khuyên trên sẽ giúp bạn có những chuẩn bị vững chắc nhất để trở thành một người chủ phòng khám thành công.

Theo Công ty Anh & Em

Bài đăng lần đầu ngày: 20 Tháng Bảy, 2021 @ 4:08 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí