Lập kế hoạch kinh doanh cho phòng khám nha khoa như thế nào?

Việc tạo ra một kế hoạch kinh doanh hiệu quả là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, bao gồm cả phòng khám nha khoa. Kế hoạch kinh doanh cung cấp thông tin chi tiết giúp nha khoa của bạn tạo ra con đường hướng tới sự phát triển và thành công lâu dài. 

Kế hoạch kinh doanh cung cấp các thông tin liên quan đến phân tích thị trường, tiếp thị, dự báo dòng tiền, phân tích cạnh tranh,… Bằng cách xác định những thông tin đó và lập một kế hoạch, các nha khoa có thể tập trung vào các bước hành động cần thiết để biến mục tiêu thành hiện thực và đạt được các mục tiêu ngắn hạn – dài hạn. 

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ chiến lược vô giá mà tất cả các doanh nghiệp nói chung, nha khoa nói riêng nên dành thời gian để xây dựng cẩn thận. Để tìm hiểu cách lập kế hoạch kinh doanh cho nha khoa của bạn, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: 7 mẹo quản lý thời gian tốt nhất dành cho Nha sĩ

Tóm tắt dự án

Bản tóm tắt dự án (executive summary) là một phần thiết yếu của bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào. Đây là một phần ngắn tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn theo cách cho phép người đọc nhanh chóng tiếp cận với những điểm chính và mục đích chính. Thông thường, bản tóm tắt dự án không được vượt quá hai trang.

Phần này đặc biệt quan trọng khi tiếp cận với nhà đầu tư. Nó sẽ thu hút nhà đầu tư tiềm năng và giúp bạn nhận được nguồn tài trợ cần thiết. Do đó, bạn hãy viết bản tóm tắt dự án thật thuyết phục và hấp dẫn. Hãy cho nhà đầu tư biết dự định làm thế nào để cơ sở nha khoa của mình thành công và thể hiện tầm nhìn thực hành của bạn.

Mặc dù phần tóm tắt dự án là phần đầu tiên của kế hoạch kinh doanh nhưng nó lại là phần cuối cùng mà bạn viết. Bởi vì bản tóm tắt là tổng hợp của tất cả các phần trong kế hoạch kinh doanh, bạn phải trình bày rõ những chi tiết đó trước khi viết nó.

ke-hoach-kinh-doanh-1
Bản tóm tắt dự án (executive summary) là một phần thiết yếu của bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào.

Mô tả sản phẩm và dịch vụ

Phần này đưa ra thông tin liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mà cơ sở nha khoa của bạn cung cấp. Ví dụ như các dịch vụ nhổ răng, dịch vụ chỉnh nha, chữa tủy răng bằng công nghệ mới,…

Mô tả các đặc điểm màu sắc, kích cỡ, hình dáng; công dụng, lợi ích; giai đoạn phát triển; sự cạnh tranh… của sản phẩm, dịch vụ. 

Quản lý kế hoạch

Khi lập kế hoạch kinh doanh cho nha khoa của mình, bạn nên trình bày chi tiết cách quản lý kế hoạch đó. Trong phần này, sẽ có thông tin chi tiết về loại cấu trúc doanh nghiệp mà bạn thực hành. 

Phần này cũng nên bao gồm danh sách các nhân viên quản lý và cố vấn chuyên môn chẳng hạn như đối tác tài chính, đại lý bảo hiểm, luật sư và cộng sự kinh doanh. 

Ngoài việc lên danh sách các chuyên gia quản lý chủ chốt, bạn nên cung cấp thêm thông tin về trách nhiệm công việc của họ. Những thông tin như vậy sẽ giúp chứng minh với bên cho vay rằng bạn có kế hoạch về cách thức hoạt động của cơ sở và có hệ thống hỗ trợ cần thiết để thành công.

Phân tích cạnh tranh và chiến lược tiếp thị

Trong phần này, bạn đưa ra dữ liệu về những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm liên quan đến sự hiện diện trực tuyến của họ: nội dung số (digital content), thứ hạng SEO và các dữ liệu có liên quan khác. Sau khi trình bày chi tiết tình trạng tiếp thị của đối thủ cạnh tranh, bạn nên nêu chi tiết kế hoạch tiếp thị của riêng mình.

Trước tiên bạn nên cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường dự định và khách hàng mục tiêu của bạn. Bao gồm thông tin về mức thu nhập, tuổi tác và lối sống của họ. Nếu bạn nhắm mục tiêu khách hàng tương tự như khách hàng của một cơ sở nha khoa cạnh tranh trong khu vực, hãy trình bày rõ ràng cách bạn dự định làm như thế nào để khác với đối thủ cạnh tranh và duy trì cơ sở khách hàng nhất quán.

Thêm vào đó, bạn cũng nên lên một bản chi tiết nội dung và thiết kế trang web của bạn. Nếu cách tiếp cận của bạn thực hiện khác với các đối thủ cạnh tranh khác, hãy ghi lại điều đó trong chiến lược của bạn và cung cấp rõ ràng lý do tại sao.

ke-hoach-kinh-doanh-2
Trong phần này, bạn đưa ra dữ liệu về những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm

Kế hoạch tài chính

Một trong những phần quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh của bạn là kế hoạch tài chính. Phần này sẽ được các nhà đầu tư tiềm năng rất quan tâm vì nó sẽ giúp họ đưa ra quyết định liệu có thể chấp thuận đề xuất cho vay của bạn hay không. Bởi vậy, nó cần được lên kế hoạch cẩn thận và viết rất chi tiết. Tại đây, bạn nên liệt kê nhiều loại thông tin tài chính có liên quan, chẳng hạn như sau:

  • Thu nhập dự kiến ​​từ cơ sở của bạn trong khoảng thời gian từ 12-24 tháng đầu tiên
  • Dự báo dòng tiền
  • Báo cáo tài chính cá nhân
  • Thông tin về cách phân bổ vốn khởi nghiệp
  • Tổng số tiền mà cơ sở của bạn cần trong hai năm tiếp theo
  • Tài sản thế chấp 
  • Phân tích lịch sử tài chính

Hỗ trợ các tài liệu tài chính

Ngoài các thông tin trên, bạn nên cung cấp các tài liệu hỗ trợ cần thiết. Các tài liệu này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư khi họ đưa ra quyết định. Các tài liệu tài chính cần cung cấp trong phần này có thể bao gồm:

  • Bản báo cáo tài chính kinh doanh
  • Bản sao báo cáo tín dụng của bạn gần đây
  • Bản liệt kê aging (Aging Schedule) 
  • Báo cáo tài chính trong ba năm gần đây; tờ khai thuế thu nhập cá nhân; tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Báo cáo tài chính cá nhân hiện tại
  • Các khoản tài chính tiềm năng trong 5 năm như dự báo, dòng tiền và dự án
ke-hoach-kinh-doanh-3
Các tài liệu tài chính là cơ sở để các nhà đầu tư chú ý đến Nha khoa của bạn.

Ảnh hưởng tài chính trong kế hoạch kinh doanh

Trong phần tài chính, bạn hãy đưa ra những yếu tố tác động đến tài chính. Những ảnh hưởng đó có thể bao gồm chu kỳ kinh doanh, cạnh tranh, nền kinh tế, sự thay đổi theo mùa và các sự kiện khác. 

Hoạt động

Phần hoạt động có thể sẽ là phần cuối cùng và dài nhất trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Tại đây, bạn sẽ đi sâu vào chi tiết các hoạt động hằng ngày xảy ra trong quá trình thực hành của bạn. Bạn nên cung cấp một số thông tin sau để bên cho vay có một hình dung rõ ràng về cách hoạt động của bạn:

  • Giờ làm việc
  • Ngày hoạt động
  • Thiết bị và vật tư cần thiết
  • Các nhà cung cấp chính mà bạn dự định cung cấp thiết bị
  • Lịch trình bảo trì thiết bị
  • Lưu lượng bệnh nhân lý tưởng
  • Bảo hiểm nha khoa bạn chấp nhận và không chấp nhận

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lên kế hoạch kinh doanh nha khoa một cách hiệu quả. Đặc biệt là hỗ trợ tối đa cho quá trình phát triển phòng khám nha khoa của bạn. 

Nguồn: Henry Schein

Lược dịch: Công ty Anh & Em

Bài đăng lần đầu ngày: 27 Tháng Năm, 2021 @ 9:23 sáng

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí