Series tự học chỉnh nha: phim sọ nghiêng (phần 1)

Định vị các điểm trên phim sọ nghiêng

Chúng ta sẽ sử dụng một phần mềm để hỗ trợ đo phim: phần mềm DentalCAD. Đây là một phần mềm tương đối đơn giản, cho kết quả “đủ dùng” để chúng ta có thể nhanh chóng thực hiện đo đạc và chẩn đoán trên phim. Mục hướng dẫn chấm điểm phim trên máy tính sẽ được thảo luận kỹ ở buổi thực hành. Tại buổi thực hành các bạn sẽ được cài phần mềm đo phim lên máy tính của mình, và hướng dẫn cách chấm điểm phim và các mẹo để do được nhanh chóng và chính xác. Trước đó các bạn tập làm quen với các khái niệm cơ bản dùng trong đo phim sọ nghiêng, được trình bày dưới đây:

1. Định nghĩa các điểm phim trên phim Cephalometric.

Có một số điểm giải phẫu rất đơn giản để tiếp cận trên phim Cephalometric. Sau khi định vị các điểm này, chúng ta sẽ sử dụng chúng để phân tích hàm và răng.

1.1. Điểm xương:

Nasion (N): Điểm trước nhất của đường khớp trán-mũi trên mặt phẳng đứng dọc. Điểm giao giữa xương trán và xương chính mũi. Ở bệnh nhân trẻ ta có thể thực sự nhìn thấy đường khớp này tại vị trí hai xương giao nhau.

Sella (S): Trung tâm của đường viền hố yên.

Porion (Por): Điểm cao nhất của Ống tai ngoài. Thấu xạ 3-4mm. Tương đương mức chiều cao của đỉnh lồi cầu.

Orbitale (O): Điểm thấp nhất của thành xương ổ mắt. Nhìn vào phim từ xa, tìm “mắt”. Cách xoang hàm 4-6mm.

Anterior Nasal Spine (ANS): Điểm trước nhất của sàn mũi. Đỉnh của tiền hàm trên trên mặt phẳng dọc giữa.

Posterior Nasal Spine (PNS): Điểm sau nhất của khẩu cái cứng. Hố chân bướm hàm thường trùng PNS.

A Point: Điểm sâu nhất của đường cong phía dưới điểm ANS và phía trước chân răng cửa giữa hàm trên. Điểm xương dùng để xác định vị trí trước sau của hàm trên. *Không được vẽ từ điểm mờ thấu xạ chiếu thẳng từ ANS xuống.

B Point: Điểm sâu nhất của đường cong giữa điểm đỉnh xương của răng cửa dưới đến Pogonion. Nằm phía trước chân các răng cửa dưới. Sử dụng để xác định vị trí trước sau của hàm dưới.

Điểm point

Pogonion (Po): Vị trí trước nhất của symphysis hàm dưới.

Gnathion (Gn): Điểm dưới nhất và trước nhất của symphysis hàm dưới. Dùng để xác định hướng tăng trước cho đến thời điểm hiện tại.

Menton (Me): Điểm dưới nhất của symphysis hàm dưới. Dùng để đánh dấu mặt phẳng hàm dưới.

Go – Điểm dưới nhất của cành lên: Điểm thứ hai để xác định mặt phẳng hàm dưới. Nằm ở phía sau lỗ sigma. Khi vẽ phim trên máy tính, điểm này được gọi là Gonion. Định nghĩa thực sự của Gonion là điểm trên đường cong chuyển từ mặt phẳng hàm dưới đến cành lên ở phía sau.

Điểm này mỗi nha sĩ có thể chọn khác nhau, nên chúng ta đặt “gonion”tại điểm dưới nhất của cành lên khi vẽ phim trên máy tính.

1.2. Các điểm phụ trợ trên máy tính:

Vẽ phim bằng phần mềm trên máy tính sẽ mở ra rất nhiều thông số đo khác nhau để sử dụng được hiệu quả hơn. Đặt các điểm mốc và máy tính sẽ vẽ toàn bộ các mặt phẳng và làm tất cả các đo đạc cho bạn. Vì lý do này, có thêm một số rất ít các điểm mốc được sử dụng để đo phim mà bạn phải làm quen tại lần thực tập này.

Các điểm phụ trợ trên máy tính

Articulare: Giao điểm của cành lên phía sau và xương bướm. ✴ Điểm này sẽ được xác định nhờ tìm trên cành lên phía sau nơi nào xương (dấu hiệu cản quang) đi qua theo chiều “ngang”. Điểm này KHÔNG được sử dụng trong mọi đo đạc, nhưng là một trong những điểm dùng để dự đoán tăng trưởng, một đặc trưng được ghi trong phần mềm.

Condylion- lồi cầu: Điểm cao nhất, sau nhất của lồi cầu. Điểm này không dễ tìm, nên phải “đoán” để xác định vị trí của nó trên rất nhiều phim x quang. Hãy cố gắng hết khả năng của bạn. Điểm này cho phép chúng ta đo được chiều dài xương hàm trên (Từ lồi cầu đến điểm A, tính theo mm) và chiều dài xương hàm dưới (Từ lồi cầu đến Gnathion, tính theo mm). Các chiều dài này rất quan trọng trong chẩn đoán hạng III để xác định cấu trúc nào là nhỏ hay lớn.

Subnasale: Điểm mô mềm này là giao điểm giữa bờ dưới mũi và môi trên. Vị trí thực sự của subnasale là tiếp tuyến vẽ qua môi trên và bờ dưới mũi, thường không được làm khi định vị nó. Chỉ đơn thuần là chấm vào điểm mà bạn nghĩ là mũi cắt qua môi trên.

Stomion: Điểm thấp nhất của môi trên.

Lower stomion: Điểm thấp nhất của môi dưới.

Pogonion mô mềm: Điểm trước nhất của phần mềm cằm.

1.3. Các mặt phẳng sử dụng trong phân tích

Các mặt phẳng sử dụng trong phân tích phim sọ nghiêng

Mặt phẳng hàm dưới: Từ Me – Viền dưới của cành lên.

Mặt phẳng cắn: Giao điểm của đỉnh múi của các răng 6 trên và 6 dưới – điểm chia đôi cắn trùm hoặc cắn hở răng cửa.

Mặt phẳng hàm trên: Ans-Pns

Mặt phẳng Frankfurt: Por – Orbitale.

SN: Nền sọ.

Trong vẽ phim bằng máy tính, các mặt phẳng sẽ được vé tự động dưới dạng các “vector” cho bạn. Điều quan trọng là bạn biết các mặt phẳng đó vì giao tiếp trong chỉnh nha sử dụng những thuật ngữ này.

2. Phân tích phim sọ nghiêng – Phân tích xương.

2.1. Góc giữa mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng hàm trên:

Thông số của hướng đứng hai hàm. “Xương mở” là khái niệm chỉ các trường hợp có góc này lớn hơn hoặc bằng 33 độ. “Xương đóng” khi góc này nhỏ hơn hoặc bằng 25 độ.

Góc giữa mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng hàm trên

2.2. Góc mặt phẳng hàm dưới (FMA):

Góc giữa mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng Frankfurt. Cắn hở do xương ở Trẻ con được định nghĩa là những trường hợp có góc này lớn hơn hoặc băng 30 độ. Cắn hở xương ở người lớn là các trường hợp có góc này lớn hơn hoặc bằng 28 độ. Cắn đóng do xương khi góc này đo được nhỏ hơn hoặc bằng 18 độ. Số đo góc này tăng theo tuổi.

Góc mặt phẳng hàm dưới (FMA)Góc mặt phẳng hàm dưới (FMA)

a. Các trường hợp xương đóng là trường hợp điều trị không nhổ răng điển hình. Nếu nhổ răng, thì khoảng nhổ răng sẽ đóng rất chậm (phải kéo dài tới 30 tháng). Rất hay gẫy khí cụ, đường cong spee rất khó san phẳng (Cắn sâu do răng). Bệnh nhân có cơ nhai rất khỏe.

Các trường hợp xương đóng

b. Các trường hợp xương mở sẽ được điều trị chủ yếu là nhổ răng. Khi điều trị không nhổ răng, cắn hở do răng rất hay xảy ra vì cơ yếu không thể giữ răng cắn khít trong suốt quá trình điều trị. Khoảng nhổ răng đóng rất nhanh trong các ca cắn hở xương.

Các trường hợp xương mở

 

c. Đo kép: Đối với những cấu trúc quan trọng, cần phải đo hai lần từ các đường tham chiếu khác nhau để chắc chắn về kết quả, giảm thiểu sai sót. Đôi khi các điểm được chọn không đúng. Nếu hai lần đo của bạn đều thống nhất với nhau, thì bạn có thể tự tin hơn về kết luận của mình. Nếu hai lần đo không thống nhất với nhau thì:

  1. Kiểm tra lại các điểm giải phẫu mà bạn chọn.

  2. Kiểm tra để chắc chắn bạn đang đo đúng góc cần đo.

  3. Kiểm tra để chắc chắn bạn không đọc nhầm con số trên thước đo (đọc 88 thay vì 92, hoặc đọc 110 thay vì 100).

  4. Bạn cần có cái nhìn bao quát để có kết luận đúng nhất. KHÔNG ĐIỀU TRỊ DỰA TRÊN CON SỐ.

Khi đo trên máy tính, sai lầm DUY NHẤT có thể phạm phải đó là xác định điểm mốc không chuẩn. Máy tính chọn ra các mặt phẳng và tự động đo các góc chính xác. Vì lý do này, bạn cần phải trở thành chuyên gia về tìm ra điểm mốc. Tuy nhiên ở một vài trường hợp bạn sẽ phải “đoán” xem điểm mốc đó ở đâu vì chất lượng phim không được tốt, hoặc vì bệnh nhân có một vài điểm giải phẫu đặc biệt. Điều này sẽ khiến cho các chìa khóa của đo đạc “không đáng tin cậy”.

Sau khi “tính toán” bằng phần mềm máy tính, sẽ có những “xung đột” giữa các số đo. Công việc của BẠN là xác định sẽ kết luận như thế nào từ các con số bị đối lập này. Để làm được việc này, hãy xem lại các điểm mốc bạn chọn cho chính xác, và “nhìn toàn cảnh” rồi mới quyết định.

2.3. Trục Y:

Trục tăng trưởng sử dụng cho đến thời điểm hiện tại, nhưng không dự đoán được hướng tăng trưởng trong tương lai. Tăng trưởng hướng đứng, được xem là không thuận lợi trong chỉnh nha, là khi con số này lớn hơn hoặc bằng 62 độ. Tăng trưởng hướng ngang, còn gọi là tăng trưởng thuận chiều (kim đồng hồ), được mô tả là khi con số này nhỏ hơn hoặc bằng 57 độ.

phim sọ nghiêng - Trục Y

 

2.4. Tiếp tuyến qua N tới A:

Mô tả vị trí trước sau của hàm trên so với đường tiếp tuyến của mặt phẳng ngang Frankfurt đi qua Nasion. Nếu điểm A nằm sau đường này(giá trị âm), thì hàm trên được coi là không đủ và bị lùi. Vẽ các đường tham chiếu bằng việc đặt một trong các đường song song trên giấy vẽ phim (bằng tay) trùng mặt phẳng Frankfurt ngang, sao cho rìa ngoài của thước Ormacepha đi qua điểm Nasion. Chú ý là rìa ngoài vuông góc với các đường song song, nên không cần phải đo góc 90 độ nữa. Vẽ đường tham chiếu và xác định xem điểm A nằm trước đường tham chiếu này (giá trị dương) hay sau (giá trị âm).

Tiếp tuyến qua N tới A

 

2.5. SNA:

Cũng mô tả vị trí của hàm trên trong tương quan trước – sau với đường “nền sọ” SN. Số đo này lấy từ phân tích Steiner, là phân tích phim sọ nghiêng đầu tiên trong chỉnh nha từ năm 1948. Vẩu hàm trên khi SNA lớn hơn hoặc bằng 83 độ. Lùi hàm trên nếu con số này nhỏ hơn hoặc bằng 76 độ.

phim sọ nghiêng

 

2.6. Tiếp tuyến qua N tới Po:

Mô tả vị trí trước sau của Hàm dưới so với đường tham chiếu (do McNamara đề xuất) đi qua Nasion và vuông góc với mặt phẳng Frankfurt ngang. Dự đoán tốt tăng trưởng trong tương lai của hàm dưới vì McNamara nghiên cứu trên mẫu không can thiệp điều trị. Cùng bệnh nhân đó tại 9 tuổi có số đo là -7mm thì sẽ là -1mm khi trưởng thành. Rất rõ khi nghiên cứu về khí cụ chức năng tác động đến hàm dưới. Để xác định đường tham chiếu, đặt một trong các đường song song lên giấy vẽ phim trùng với mặt phẳng frankfurt ngang sao cho cạnh ngoài đi qua Nasion. Sau đó vẽ đường tham chiếu và đo khoảng cách xem Po ở trước (giá trị dương) hay sau (giá trị âm) bao nhiêu.

Tiếp tuyến qua N tới Pophim sọ nghiêng - Tiếp tuyến qua N tới Po

2.7. SNB:

Phân tích Steiner về vị trí trước sau của hàm dưới. Vẩu hàm dưới khi SNB lớn hơn hoặc bằng 83 độ. Lùi hàm dưới khi SNB nhỏ hơn hoặc bằng 75 độ.

phim sọ nghiêng - SNB

 

2.8. ANB:

Hiệu số của SNB và SNA (không đo). Con số này mô tả vị trí tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Liên quan trực tiếp đến tiên lượng đưa khớp cắn về hạng I răng (răng trên đỉnh răng). Nếu Hàm trên không tương quan với hàm dưới, thì sự kháng xương vỏ sẽ cản trở thiết lập hạng I, vì thế tiên lượng khó thành công. Ví dụ, hạng II xương và hạng II răng sẽ khó sửa về hạng I răng do kháng xương vỏ. Bản trong xương vỏ sẽ ngăn không cho di chuyển răng cửa trên về vị trí lùi dự định để gặp răng cửa dưới.

– Hạng I xương = +2 đến +4.5

– Hạng II xương ≥ +5

– Hạng III xương ≤0

– Khuynh hướng Hạng III=+0.5 đến +1.5

phim sọ nghiêng - Tiếp tuyến qua N tới Po

 

2.9. Chỉ số Wits:

Mô tả vị trí tương quan của hàm trên so với hàm dưới, và do đó tiên lượng khả năng đạt được hạng I răng. Phải thêm vào phần tích vì ANB rất nhậy cảm với các thay đổi hướng đứng.

– Trong trường hợp cắn hở xương, ANB sẽ có giá trị lớn đại diện hạng II xương, nhưng trong thực tế xương hàm dưới (tham chiếu điểm B) bị quay xuống dưới và ra sau.

Chỉ số Wits không nhạy cảm với các thay đổi hướng đứng, nhưng lại thường khó xác định mặt phẳng cắn chính xác do lỗi xác định răng cối. Đo sự chênh lệch của đoạn tiếp tuyến từ A và B giao với mặt phẳng cắn. Nếu B nằm trước A thì giá trị này âm. Nếu A nằm trước B thì giá trị này dương.

  • Hạng I xương = -1mm đến +2mm (hàm trên nằm trên đỉnh hàm dưới và ngược lại)

  • Hạng II xương ≥ +3

  • Hạng III xương ≤ -2

phim sọ nghiêng - Chỉ số Wits

Chú ý: Không xử dụng đoán khuynh hướng hạng III

Để đo Wits, đặt một trong những đường song song của thước đo phim lên mặt phẳng cắn cho đến khi rìa ngoài của thước đi qua điểm A. Đánh dấu tại mặt phẳng cắn. Di chuyển thước dọc theo mặt phẳng cắn đến khi rìa ngoài của thước chạm điểm B và đánh dấu trên mặt phẳng cắn. Đo khoảng cách giữa các điểm đánh dấu. Nếu B nằm trước A thì chỉ số Wits sẽ “âm”.

 

Bài đăng lần đầu ngày: 16 Tháng Một, 2020 @ 5:09 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí