Bạn đang muốn cải thiện nụ cười và quan tâm đến dịch vụ niềng răng nhưng chưa nắm được các thông tin cần thiết. Vậy hãy tham khảo bài viết sau, Anh & Em sẽ giúp bạn giải đáp về những điều cần biết khi niềng răng.
Niềng răng có tác dụng gì?
Niềng răng là quá trình sử dụng các phương pháp và công cụ để điều chỉnh vị trí của các răng trong hàm để tạo ra một hàm răng cân đối và ổn định hơn. Các vấn đề cần phải sử dụng phương pháp niềng răng như: răng mọc lệch, răng hô, răng móm,…
Các loại dịch vụ niềng răng
- Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là một phương pháp truyền thống với việc sử dụng các mắc cài và dây cung để tạo áp lực lên răng giúp chúng được điều chỉnh về đúng vị trí. Có 2 loại mắc cài kim loại đó là mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự động.
- Niềng răng mắc cài sứ: Cũng tương tự với cách hoạt động của mắc cài kim loại, tuy nhiên mắc cài sẽ có cầu tạo từ các loại sứ cao cấp và gần như không để lộ khi gắn trên răng. Điều này sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho khách hàng khi sử dụng.
- Niềng răng Invisalign (không mắc cài): Đây còn được gọi là phương pháp niềng răng trong suốt với mức chi phí cao nhất. Bởi nó mang lại tính thẩm mỹ cao khi sử dụng hệ thống khay nhựa trong suốt, ôm sát vào phần chân răng. Các khay nhựa này sẽ được thay định kỳ hàng tháng theo chỉ định của nha sĩ.
Chi phí niềng răng
Chi phí niềng răng còn phụ thuộc vào tình trạng răng ban đầu và phương pháp niềng răng khác nhau, có thể giao động từ 20 triệu đến 100 triệu. Bạn có thể thăm khám tại các nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể và lựa chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Thời gian niềng răng là bao lâu?
Thời gian niềng răng của mỗi bệnh nhân bình thường giao động từ 1,5 năm đến 2,5 năm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau cụ thể như:
- Tình trạng răng ban đầu: Nếu các vấn đề răng chỉ là nhẹ nhàng, quá trình niềng răng có thể nhanh chóng hơn so với những trường hợp nghiêm trọng.
- Phương pháp niềng răng: Có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, bao gồm niềng răng bằng kim loại truyền thống, niềng răng bằng sứ, niềng răng bằng khay nhựa trong suốt (Invisalign). Mỗi phương pháp có thể có thời gian điều trị khác nhau.
- Độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng quát có thể ảnh hưởng đến tốc độ điều trị niềng răng.
- Tuân thủ thời gian tái khám: Sự tuân thủ của bệnh nhân đối với chỉ dẫn của chuyên gia chỉnh nha và việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị.
Độ tuổi thích hợp để niềng răng
Niềng răng có thể được thực hiện ở mọi độ tuổi, từ trẻ em cho đến người lớn. Tuy nhiên niềng càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao hơn do các vị trí răng có thể dễ dàng thay đổi và được sắp xếp lại theo quy trình niềng răng.
Với trẻ em, quá trình niềng răng thường được thực hiện sau khi trẻ đã mất hết răng sữa, những răng vĩnh viễn đã phát triển đủ để xác định vị trí và hình dạng của chúng. Thông thường, độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi được coi là thời điểm phổ biến để bắt đầu quá trình niềng răng.
Tuy nhiên, niềng răng cũng có thể được thực hiện ở người lớn (phù hợp nhất là trước 25 tuổi). Tuỳ thuộc vào tình trạng răng miệng và mục tiêu điều trị, quá trình niềng răng ở người lớn có thể kéo dài thêm thời gian so với trẻ em. Chúng ta có thể đến thăm khám tại các nha khoa uy tín để được tư vấn rõ hơn về tình trạng răng của mình.
Niềng răng có bắt buộc phải nhổ răng?
Trong một số trường hợp, việc niềng răng có thể kèm theo việc nhổ răng để tạo không gian và điều kiện cho các răng được sắp xếp đúng vị trí. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều đòi hỏi việc nhổ răng.
Quyết định nhổ răng trong quá trình niềng răng thường được đưa ra bởi các nha sĩ dựa trên đánh giá toàn diện về tình trạng răng miệng của bạn. Các răng được chỉ định nhổ thường là các răng hàm nhỏ số 4 và 5, ít tham gia vào chức năng ăn nhai nên không làm ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Chăm sóc răng miệng sau niềng như thế nào?
Sau khi niềng răng chúng ta cần chú ý với việc chăm sóc răng miệng hiệu quả sạch sẽ sau mỗi bữa ăn để tránh tạo điều kiện cho vị khuẩn tích tụ. Quy trình chăm sóc răng miệng cho người niềng như sau:
- Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa: Sau khi ăn uống xong, bạn nên dùng bàn chải kẽ hoặc chỉ nha khoa để làm sạch các phần thức ăn thừa trong miệng.
- Sử dụng tăm nước: Tăm nước là công cụ rất hữu dụng trong quá trình vệ sinh răng miệng cho người niềng. Bạn có thể làm sạch hết các phần thức ăn thừa ở các vùng kẽ răng khó tiếp cận bằng các đầu phun nước.
- Đánh răng đúng kỹ thuật: Đầu tiên, bạn hãy đặt bàn chải răng góc 45 độ so với mắc cài, sau đó đánh răng theo chiều ngang trên và dưới, trong và ngoài. Thực hiện tương tự với hàm còn lại và đảm bảo sử dụng lực vừa phải để không làm ảnh hưởng tới các mô mềm khác.
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Chọn kem đánh răng có chứa fluoride sẽ giúp bạn bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự hình thành sâu răng hiệu quả.
- Sử dụng Nanoseal để ngăn ngừa mảng bám: Sản phẩm tạo ra lớp phủ nano trên về mặt răng giúp thúc đẩy quá trình tái khoáng hóa, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn xung quanh khu vực mắc cài.
Xem thêm: Cách vệ sinh răng miệng sau khi gắn mắc cài hiệu quả
Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những điều cần biết khi niềng răng để mọi người có thể tham khảo. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn khi lựa chọn dịch vụ niềng răng.