Đau thần kinh ( Phần 1)

Tất cả nguyên nhân những kiểu đau được mô tả trước đây đều có thể được phân loại là đau soma.

Nghĩa là chúng là kết quả của việc kích thích vào cấu trúc thân (cấu trúc soma). Những xung động này được truyền qua cấu trúc trung tâm bình thường và những đặc điểm lâm sàng của chúng liên quan đến việc kích thích vào những cấu trúc thần kinh bình thường.

Đau thần kinh phát sinh từ những bất thường trong bản thân cấu trúc thần kinh. Khám lâm sàng thường cho thấy không có cấu trúc thân nào bị thương tổn và đáp ứng khi kích thích vào mô không cân xứng với kích thích.

Vì lý do này đau thần kinh có thể chẩn đoán nhầm như là một cơn đau đơn giản do tâm lý vì không thấy được nguyên nhân tại chỗ nào. Có nhiều cách để phân loại cơn đau thần kinh ở vùng đầu mặt. Để thuận tiện cho việc thảo luận, chúng tôi chia đau thần kinh thành bốn loại: đau dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh và bệnh lý dây thần kinh. Cần phải thừa nhận rằng danh mục phân loại này là tuỳ ý và không loại trừ những cách phân loại khác.

Đau dây thần kinh

Như được nói đến trước đây, không phải lúc nào dùng thuật ngữ “đau dây thần kinh” cũng nghĩ đến chứng đau dây thần kinh sinh ba điển hình. Đôi khi thuật ngữ “đau dây thần kinh” được dùng để mô tả cảm giác đau dọc theo phân bố dây thần kinh ngoại biên cụ thể nào đó, chẳng hạn như đau dây thần kinh hậu phẫu hoặc đau dây thần kinh chẩm, trái ngược với việc tập trung vào rối loạn đau mà có những đặc điểm tương tự và được nghĩ rằng là cơ bế sinh bệnh học nói chung nằm phía bên dưới. Khi dùng thuật ngữ này để mô tả những cơn đau bên trong thì có thể dẫn đến khả năng nhầm lẫn rất lớn.

Đau dây thần kinh sinh ba đặc trưng bởi cơn đau dữ dội, đau nhói thường ở một bên mặt. Vị trí nhận cảm cùng bên với khu vực nhận kích thích chẳng hạn như ánh sáng.

Vùng xuất phát điểm của đau gọi là vùng kích hoạt, nó có thể nằm trong vùng phân bố đau hoặc ở một vùng khác nhưng luôn cùng bên với vị trí đau. Trong khi hầu hết bệnh nhân có cùng đặc điểm về yếu tố khởi phát nhưng không phải tất cả bệnh nhân đều biểu hiện giống nhau. Một đặc điểm quan trọng về yếu tố khởi phát đó là đáp ứng với kích thích không tỉ lệ với cường độ kích thích.

Điều này nghĩa là khi yếu tố khởi phát là áp lực nhẹ thì kết quả có thể là cơn đau dữ dội.

Ngoài ra, một khi khởi phát thì đau thường giảm xuống sau một vài phút cho đến khi bị kích hoạt trở lại. Điều này ngược lại với đau có nguồn gốc do răng, trong đó cơn đau đến và đi không diễn ra theo kiểu có thể đoán trước được và lặp lại. Cuối cùng, yếu tố khởi phát đau có nguồn gốc do răng không kèm với những rối loạn cảm giác khác (chẳng hạn như dị cảm hoặc mất ngủ).

Các vùng kích thoạt đau dây thần kinh sinh ba có khuynh hướng liên quan đến vùng phân bố dây thần kinh cảm giác dày đặc, chẳng hạn như môi và răng. Vì lý do này, khởi phát đau kiểu này có thể liên quan đến ăn nhai và có thể làm bệnh nhân và bác sĩ nghĩ rằng đây là một cơn đau do răng.

Ngoài ra, do kích hoạt đau liên quan đến các đầu vào của dây thần kinh ngoại biên nên việc gây tê vùng khởi phát có thể làm giảm các triệu chứng. Điều này có thể làm các bác sĩ lâm sàng hiểu nhầm nếu cho rằng gây tê tại chỗ chỉ giảm cơn đau có nguồn gốc do răng.

Vì các triệu chứng có thể khá dữ dội, bệnh nhân có thể đồng ý hoặc thậm chí yêu cầu việc điều trị dù cho các phát hiện trên lâm sàng không hoàn toàn cho thấy đây là một cơn đau có nguyên nhân do răng. Những triệu chứng có thể gây hiểu nhầm cùng với sự sẵn lòng điều trị của bệnh nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm biểu bệnh sử và đánh giá lâm sàng một cách toàn diện.

Thiếu nguyên nhân gây bệnh nha khoa (chẳng hạn như miếng trám lớn, chấn thương răng hoặc điều trị nha khoa gần đây) cùng với sự hiện diện của cơn đau nhói dữ dội thì nên cân nhắc đến việc chẩn đoán phân biệt với đau dây thần kinh sinh ba. Nhìn chung, chúng ta nên kính chuyển bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên điều trị các chứng đau vùng đầu mặt để hoàn thiện quá trình chẩn đoán và điều trị, vì có hàng loạt các trường hợp cho thấy rằng 15% đến 30% bệnh nhân có lý do thứ phát liên quan đến cơn đau của họ như u não và chứng đa xơ cứng.

Đau dây thần kinh sinh ba thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Nguyên nhân được cho là viêm thân hạch thần kinh sinh ba, có thể là do kết quả của áp lực động mạch cảnh. Những người bị đa xơ cứng có nguy cơ đau dây thần kinh sinh ba nhiều hơn những người bình thường.

Vì lý do này, một người nhỏ hơn 40 tuổi bị đau dây thần kinh sinh ba thì cũng nên sàng lọc xem có bị bệnh đa sơ cứng hoặc những bệnh lý nội sọ khác không. Hai lựa chọn điều trị thông thường đối với đau dây thần kinh sinh ba là thuốc và phẫu thuật. Vì những biến chứng có thể xảy ra liên quan đến phẫu thuật nên hình thức điều trị này thường chỉ được cân nhắc sau khi đã thử điều trị bằng thuốc.

Một vài loại thuốc bao gồm carbamazepine, baclofen, gabapentin, và gần đây là pregabalin và oxcarbazepine được dùng để điều trị đau dây thần kinh sinh ba. Những thuốc nhằm làm giảm cảm nhận buồn ngủ như các thuốc kháng viêm không steroid không mang lại hiệu quả điều trị đáng kể ở những bệnh nhân này cũng như là những thuốc giảm đau opioid. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy carbamazepine là thuốc đầu tiên được dùng để điểu trị đau dây thần kinh sinh ba. Ở những bệnh nhân giảm đau nhờ carbamazepine thì hiệu quả điều trị thường nhanh; hầu hết đều báo cáo rằng triệu chứng đau dữ dội sẽ giảm sau một vài ngày đầu tiên.

Một dạng biến thể của đau dây thần kinh sinh ba là tiền đau dây thần kinh sinh ba và cũng có thể bắt chước đau răng.

Tiền đau dây thần kinh sinh ba, đúng như tên gọi của nó, có các triệu chứng khác với đau dây thần kinh sinh ba cổ điển nhưng đáp ứng với điều trị thuốc giống như đau dây thần kinh sinh ba cổ điển, theo thời gian (thường là vài tuần đến 3 năm) cũng biểu hiện những đặc điểm giống đau dây thần kinh sinh ba cổ điển. Những đặc điểm xác định bao gồm biểu hiện cơn đau âm ỉ hoặc đau như đốt cháy, về bản chất ít kịch phát hơn nhưng cũng được kích hoạt bởi ánh sáng, biểu hiện ở vùng đầu mặt, với các khoảng thời gian thuyên giảm khác nhau. Sự khởi phát sau đó của đau dây thần kinh thật sự có thể khá đột ngột hoặc xuất hiện sau một vài năm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi bệnh nhân một thời gian dài để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cuối cùng.

Đau thần kinh

U dây thần kinh

Thuật ngữ “u dây thần kinh” đã được dùng trong nhiều năm nay và thường bị lạm dụng khi mô tả những loại bệnh lý đau thần kinh khác. U dây thần kinh chấn thương, còn được biết đến là u dây thần kinh cắt cụt, là một khối tăng trưởng không có tổ chức của mô thần kinh tại vị trí dây thần kinh bị chấn thương hoặc bị cắt do phẫu thuật.

Do đó một phần chẩn đoán cũng đã nói lên nhân tố gây tổn thương đến dây thần kinh.

Các triệu chứng sẽ không phát triển cho đến khi mô thần kinh ở vị trí cắt cụt có thời gian tăng sinh, thường là 10 ngày sau tổn thương. Gõ vào vùng thần kinh gây ra những cơn đau như điện giật (chẳng hạn như tín hiệu của Tinel) tương tự như đau dây thần kinh sinh ba.

Ngược lại với dây thần kinh sinh ba, cần có một vùng gây tê ngoại biên của vùng u dây thần kinh mà tại đó có thể kiểm tra sự mất cảm giác khi dùng thám trâm châm chích.

Việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật nối dây thần kinh, tiên lượng thay đổi tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa hai đầu mút dây thần kinh bị đứt và khoảng thời gian từ khi chấn thương cho đến khi tiến hành nối dây thần kinh. Vì vậy, nhận biết sớm và kính chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên môn phù hợp sớm là yếu tố quan trọng nhằm tránh việc đầu mút dây thần kinh ở phía xa bị thoái hoá.

Mặc dù u dây thần kinh thường phát triển nhiều nhất ở vùng lỗ cằm, môi dưới và lưỡi, nhưng có một số bằng chứng cho thấy chúng có thể hình thành ở vị trí nhổ răng hoặc sau khi lấy tuỷ.

Trong một mô hình thí nghiệm trên động vật thì u dây thần kinh được phát hiện ở vùng nhổ răng trong vòng 4 đến 6 tháng sau khi nhổ. Mặc dù không phải tất cả các u dây hình thành đều gây ra đau đớn nhưng nó có thể giải thích khả năng kéo dài tại vùng nhổ răng sau lành lương. Một điều đáng thú vị là chúng ta có thể nghĩ về khả năng việc hình thành u dây thần kinh trong các tổn thương như lấy tuỷ và sự liên quan của nó đến tính nhạy cảm của dây chằng nha chu sau khi hoàn tất điều trị tuỷ răng.

Xem thêm Phần 2: TẠI ĐÂY

Nguồn : Bác sĩ Lương Thị Quỳnh Tâm

Tổng hợp: Công ty Anh & Em.

Bài đăng lần đầu ngày: 15 Tháng Mười Một, 2017 @ 5:05 chiều

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo

RELAX. ENJOY.

Nộp CV của bạn

Đăng ký sửa tay khoan miễn phí